CÁC NGUYÊN NHÂN DẪN TỚI TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 39)

TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM.

Qua phần trình bày trên có thể thấy rằng các tranh chấp xảy ra là vô cùng đa dạng và phức tạp. Nó kéo tất cả các bên tham gia vào cuộc, không loại trừ một thành viên nào. Vậy nguyên nhân nào đã dẫn tới những tranh chấp và làm giảm hiệu quả quá trình giao dịch thanh toán?

Như đã biết, trong phương thức TDCT, Ngân hàng là một đầu mối quan trọng, là trung gian đứng ra đảm bảo thanh toán. Vậy một trong những nguyên nhân để phát sinh tranh chấp phải kể đến Ngân hàng

Vì mới chính thức tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế từ năm 1993 nên đối với BIDV, nghiệp vụ này còn tương đối mới mẻ, đặc biệt là với các nhân viên ở chi nhánh. Hàng năm, BIDV trung ương đều tiếp nhận một số lượng lớn các nhân viên chi nhánh lên học tập và tìm hiểu thực tế về nghiệp vụ thanh toán quốc tế để sau đó về trực tiếp về thực hiện tại các chi nhánh. Tuy nhiên, một khoá học và thực hành thường chỉ kéo dài từ 2 - 3 tháng. Thời gian đó quá ngắn để có thể đảm nhận một cách thuần thục nghiệp vụ phức tạp này. Chính vì thời gian tích luỹ kinh nghiệm chưa nhiều, nhân viên được đào tạo chưa sâu nên trong quá trình thực hiện nhiệm vụ của mình không thể không có những sai sót. Phần lớn những sai sót về mặt kỹ thuật trong nghiệp vụ Ngân hàng là những sơ suất trong việc kiểm tra chứng từ. Điều đó không chỉ xuất phát từ trình độ non yếu của cán bộ Ngân hàng mà còn do sự thiếu tập trung trong công việc gây nên. Không ít các trường hợp Ngân hàng đã không phát hiện ra những sai lệch giữa các chứng từ trong bộ chứng từ đòi tiền do khách hàng xuất trình mà thực hiện chiết khấu. Hậu quả tất yếu xảy ra khi Ngân hàng mở L/C từ chối thanh toán. Hay khi chứng từ có sai sót dù là rất nhỏ nhưng Ngân hàng bỏ qua và vẫn chấp nhận chiết khấu hoặc thanh toán thì Ngân hàng vẫn phải chịu trách nhiệm vì việc thanh toán các chứng từ bất hợp lệ không chỉ phụ thuộc vào Ngân hàng phát hành mà chủ yếu phụ thuộc vào quyết định của người mua.

Trong giao dịch thanh toán bằng L/C, Ngân hàng luôn phải chuẩn mực và chính xác trong việc kiểm tra chứng từ. Khách hàng dựa vào tư vấn của Ngân hàng trong phương thức giao dịch này bởi hơn ai hết, Ngân hàng là một bên của L/C và chịu áp lực nhiều phía trong giao dịch nhiều bên. Làm dịch vụ và thu phí nhưng Ngân hàng không thể hiện vai trò của mình trong việc kiểm tra chứng từ đã gây ra những hậu quả xấu cho cả khách hàng lẫn Ngân hàng.

Ngoài ra, Ngân hàng cũng là nguyên nhân của một số vụ tranh chấp do vượt quá quy định về thời gian kiểm tra là 7 ngày làm việc của Ngân hàng tiếp theo ngày nhận chứng từ hay khi Ngân hàng không tuân thủ đúng quy trình thực hiện thanh toán. Ví dụ như trường hợp BIDV mở một L/C nhập khẩu xe máy đã qua sử dụng nhãn hiệu Honda C70 cho công ty Khaship, Việt Nam. Bên bán là công ty Bunoin, Malaysia. L/C có quy định giao hàng từng phần. Sau hai lần giao hàng đầu tiên, BIDV nhận được chứng từ và kiểm tra đều thấy có những sai sót như nhau. BIDV từ chối thanh toán nhưng do cần chứng từ để nhận hàng ngay nên công ty

Khaship đã yêu cầu Ngân hàng chấp nhận. BIDV chuyển tiền hoàn trả cho Ngân hàng thông báo là Kuala Lumpur Bank và không thông báo gì thêm. Lần giao hàng cuối cùng, BIDV kiểm tra chứng từ và vẫn nhận ra lỗi của chứng từ như hai lần trước liền điện báo cho người mua là công ty Khaship. Lần này người mua gửi thư từ chối bất hợp lệ với lý do có vấn đề chất lượng hàng. BIDV điện thông báo lỗi cho Kuala Lumpur Bank để báo cho người hưởng. Ngay lập tức công ty Bunoin đã kiện BIDV vì chứng từ ba lần đều giống nhau, tại sao hai lần trước được thanh toán còn lần thứ ba thì không và do BIDV đã làm sai quy định trong điều 14d (i) UCP 500 về việc thông báo chứng từ: "Ngân hàng phát hành phải thông báo ngay bằng phương tiện nhanh nhất cho Ngân hàng chuyển chứng từ tất cả các bất hợp lệ của chứng từ và nói rõ họ đang giữ chứng từ chờ định đoạt của phía xuất trình". Trong tình huống này, BIDV đã bỏ qua việc thông báo bất hợp lệ cho Ngân hàng thông báo làm cho công ty Bunoin mất cơ hội sửa chữa sai sót chứng từ và quyền lợi bị ảnh hưởng.

Như vậy, vì một sự bất cẩn của Ngân hàng mà những phát sinh tưởng đơn giản lại dẫn đến sự tranh chấp của các bên. Uy tín của Ngân hàng bị giảm sút khiến cho nhiều L/C do BIDV mở bị nước ngoài yêu cầu phải được một Ngân hàng có uy tín hơn xác nhận. Ngân hàng không chỉ gây khó khăn cho khách hàng mà còn làm phức tạp cho quá trình thanh toán của mình. Nhưng không phải chỉ Ngân hàng là nguyên nhân dẫn tới tranh chấp mà còn phải đề cập tới trách nhiệm của các thành viên khác.

4.2. Những nguyên nhân từ phía khách hàng.

Sự yếu kém về nghiệp vụ thanh toán của các khách hàng là các doanh nghiệp xuất nhập khẩu là nguyên nhân chính gây ra các vụ tranh chấp trong hoạt động thanh toán quốc tế theo phương thức TDCT tại BIDV.

Trong thời kỳ đầu mở cửa, các nhà doanh nghiệp Việt Nam khi làm ăn với các thương gia nước ngoài có kinh nghiệm tích luỹ hàng trăm năm, không thể không tránh khỏi những bỡ ngỡ, hẫng hụt, dẫn đến phải chịu thua thiệt, thậm chí bị lừa đảo, thua lỗ.

Mặc dù TDCT là phương thức thanh toán có nhiều ưu điểm nhưng không có nghĩa là nó loại trừ mọi rủi ro, bất trắc cho cả hai bên mua hàng và bán hàng. Mặt trái của sự bán hàng chính là những khó khăn đem đến cho các nhà xuất nhập

khẩu khi không hiểu rõ và vận dụng tốt phương thức này. Chính điều đó đã khiến cho các doanh nghiệp xuất nhập khẩu Việt Nam trực tiếp hoặc gián tiếp mắc sai lầm khi tham gia vào phương thức thanh toán TDCT.

4.2.1. Nguyên nhân từ phía các nhà xuất khẩu Việt Nam.

Trong phương thức thanh toán bằng thư tín dụng, Ngân hàng mở L/C đứng ra đảm bảo thanh toán cho người bán khi họ trình lên bộ chứng từ phù hợp với L/C. Điều đó có nghĩa là Ngân hàng chỉ làm việc với các chứng từ. Do vậy, để đảm bảo việc giao hàng đúng hợp đồng thương mại, L/C thường bao gồm những điều khoản rất chi tiết và khắt khe. Phương thức này đòi hỏi phải có sự khớp đúng tuyệt đối giữa chứng từ thanh toán và L/C. Một sự sai khác nhỏ cũng có thể là điều kiện để bị từ chối thanh toán. Đây là một trở ngại lớn đối với người bán, đặc biệt là các nhà Ngân hàng Việt Nam. Sự yếu kém trong trình độ nghiệp vụ thanh toán của các đơn vị xuất khẩu được thể hiện qua rất nhiều sai sót trong việc lập chứng từ.

Ở BIDV hiện nay, hầu hết các chứng từ gửi đến thanh toán hàng xuất đều mắc những sai sót, từ những lỗi đơn giản như sai chính tả, tên địa chỉ, số lượng đến những sai sót lớn như thiếu loại chứng từ, chứng từ sai khác với L/C và không thống nhất với nhau hay hối phiếu sai người ký phát. Những sai sót này đã kéo dài thời gian thanh toán do chứng từ phải sửa đi sửa lại nhiều lần, những lỗi không sửa được phải chờ sự đồng ý của bên mua. Ngoài ra họ còn bị phạt vì sai sót chứng từ theo quy định của L/C. Và những sai sót dù nhỏ đó cũng có thể là cơ sở để người mua đòi giảm giá hoặc từ chối thanh toán. Ví dụ như trường hợp công ty Quảng Bình Ceramic Co, Việt Nam tiến hành xuất khẩu hàng hoá cho công ty Nangkuang, Đài Loan, khi xuất trình bộ chứng từ có điểm bất hợp lệ là C/O xuất trình cho 609 kg thay vì 1049 kg theo P/L. Ngân hàng phát hành là First Commercial Bank đã hoãn việc thanh toán để chờ ý kiến của người xuất khẩu là công ty Nangkuang. Mặc dù sau đó bộ chứng từ được người mua chấp nhận nhưng công ty Quảng Bình vẫn bị thiệt hại vì đọng vốn, ảnh hưởng đến chu kỳ tái sản xuất của công ty. Cũng do trình độ hạn chế và thiếu kinh nghiệm trong giao dịch buôn bán ngoại thương nên các nhà xuất khẩu Việt Nam thường gặp phải những hợp đồng thương mại khó thực hiện hoặc những L/C có điều kiện bất lợi. Ví dụ trường hợp xí nghiệp dệt kim xuất khăn bông sang Nhật trị giá USD 256700 tháng 1/1998. Do sơ xuất nên L/C quy định chứng từ phải xuất trình tại Ngân hàng nước nhập khẩu trước ngày 1/4 mà ngày giao hàng là 15/3. Đơn vị xuất trình tại BIDV là

ngày 20/3 nhưng khi chứng từ được gửi tới Nhật là ngày 3/4 và do đó bị Ngân hàng Nhật từ chối thanh toán vì chứng từ đến muộn. Hay như trường hợp Vietart, Việt Nam ký hợp đồng bán cho Trude Co, Thụy Sỹ 100 M/T tơ phế liệu. Trudel mở L/C số 20002 từ Swiss Credit qua BIDV đến tay Vietart. Trong L/C có quy định các điều kiện:

- L/C này được thanh toán bằng nguồn tiền của L/C xuất khẩu số 10001 người hưởng là Trudel (chính là người mở L/C số 20002).

- L/C số 10001 phải được thanh toán trước khi xuất trình chứng từ L/C số 20002.

Sau khi giao hàng, Vietart xuất trình chứng từ qua BIDV đến Swiss Credit xin được thanh toán. Swiss Credit từ chối thanh toán do những điều kiện trong L/C số 20002 liên quan đến việc thanh toán L/C số 10001. Vietart phát đơn kiện Swiss Credit.

Trong những trường hợp này không chỉ người bán bị thiệt hại mà uy tín Ngân hàng với tư cách là người cố vấn bảo vệ quyền lợi của khách hàng cũng bị giảm sút.

4.2.2. Nguyên nhân từ phía các nhà nhập khẩu Việt Nam.

Tranh chấp xảy ra tại BIDV mà nguyên nhân từ phía các nhà nhập khẩu Việt Nam chủ yếu là do họ không thực hiện đúng cam kết với Ngân hàng nhất là các doanh nghiệp vay thanh toán và mở L/C trả chậm.

Người nhập khẩu mở L/C qua Ngân hàng để thực hiện phương thức thanh toán TDCT và coi đó là cách đảm bảo an toàn tuyệt đối cho mình. Tuy nhiên chính vì sự hiểu biết không rõ ràng về nghiệp vụ thanh toán cũng như còn hạn chế trong việc áp dụng các thông lệ quốc tế nên các nhà nhập khẩu Việt Nam lại là nguyên nhân dẫn đến các mâu thuẫn và gây khó khăn cho các Ngân hàng phục vụ. Vì khi kiểm tra chứng từ trên bề mặt của chúng nên hoàn toàn không chịu trách nhiệm về quá trình thực hiện hợp đồng mua bán ngoại thương giữa hai bên xuất nhập khẩu. Nhưng khi hàng hoá có vấn đề thì các nhà nhập khẩu lại đổ lỗi cho các Ngân hàng phục vụ. Hoặc họ từ chối nghĩa vụ thanh toán của mình khi nhận thấy có những dấu hiệu bất lợi về giá cả, thị trường số lượng, chất lượng hàng hoá mặc dù bên bán đã xuất trình bộ chứng từ hoàn toàn phù hợp. Cũng có những trường hợp sau khi đã ký kết hợp đồng, người nhập khẩu mới nhận thấy những điều kiện thua thiệt

nhưng lại không thể huỷ bỏ hợp đồng vì sẽ phải chịu phạt, họ liền đưa ra những lý do để không chấp nhận bộ chứng từ và không phải thanh toán. Sự bội ước của nhà nhập khẩu với Ngân hàng phát hành có thể vì những nguyên nhân khách quan ngoài ý muốn khiến doanh nghiệp kinh doanh bị lỗ và không có khả năng thanh toán. Cũng có thể doanh nghiệp nhập hàng uỷ thác nhưng bên uỷ thác đã không thực hiện đúng cam kết tài chính với doanh nghiệp thì việc thanh toán cho Ngân hàng cũng bị trì hoãn.

Một thực tế ở các công ty nhập khẩu Việt Nam hiện nay là rất thiếu các chuyên gia giỏi trong lĩnh vực này. Vì thế khi tham gia ký kết các hợp đồng ngoại thương với bên nước ngoài chúng ta thường mở các L/C không chặt chẽ, tạo các kẽ hở khiến cho các đối tác nước ngoài có thể lợi dụng để bắt bẻ.

Ngoài những nguyên nhân trên, không ít trường hợp các nhà nhập khẩu Việt Nam cố tình kéo Ngân hàng vào những vụ tranh chấp bằng sự lừa đảo của mình để chiếm dụng vốn bạn hàng. Nhận được hàng hoá nhưng không chịu thanh toán hoặc cố kéo dài thời gian thanh toán để sử dụng tiền vào mục đích khác, sau đó thua lỗ nên đã không còn khả năng trả nợ. Nhiều doanh nghiệp cũng đã được Ngân hàng bảo lãnh nhận hàng nhưng sau đó lại từ chối không nhận chứng từ giao hàng. Những trường hợp vi phạm như vậy đã gây bất lợi và làm giảm uy tín của BIDV với Ngân hàng nước ngoài.

4.3. Nguyên nhân từ phía đối tác nước ngoài.

Đối tác nước ngoài thường là những doanh nghiệp, những Ngân hàng có nhiều kinh nghiệm và trình độ trong nghiệp vụ ngoại thương. Tuy thế nhưng vẫn có những trường hợp mà lỗi sai sót chứng từ lại xuất phát từ chính họ. Nhưng phần lớn các tranh chấp từ phía đối tác nước ngoài là do sự thiếu thiện chí. Họ thường lợi dụng sự yếu kém của phía Việt Nam để đưa ra những cách hiểu thiên lệch về quyền lợi của mình.

Mặc dù trong phương thức TDCT, quyền lợi và nghĩa vụ của mỗi bên tham gia được quy định rõ ràng song không phải lúc nào những nguyên tắc đó cũng được tôn trọng. Người xuất khẩu có nghĩa vụ giao hàng đúng theo hợp đồng và L/C nhưng anh ta có thể thực hiện giao hàng khác với chứng từ hàng hoá được lập ra. Người mua hàng có nghĩa vụ trả tiền cho Ngân hàng mở L/C nhưng vì không có thiện chí nên anh ta có thể từ chối chứng từ và trả tiền chỉ vì những sai sót nhỏ.

Ngày nay khi quan hệ thương mại và thanh toán quốc tế được mở rộng thì vấn đề đạo đức trở thành mối quan tâm lớn không chỉ của các Ngân hàng mà còn của cả các doanh nghiệp nhằm bảo toàn nguồn vốn và an toàn trong kinh doanh. Bởi vì rủi ro, tổn thất trong L/C trước hết là doanh nghiệp, người mua, người bán. Mặc dù trong phương thức thanh toán này đã có sự cam kết của Ngân hàng mở L/C nhưng sự tin tưởng và thiện chí giữa người mua và người bán cũng như giữa các Ngân hàng phục vụ vẫn được coi là yếu tố quan trọng đảm bảo cho sự an toàn và tránh xảy ra tranh chấp. Khi người mua có thiện chí thì việc thanh toán sẽ diễn ra nhanh chóng cho dù bộ chứng từ có sai sót cũng dễ được chấp nhận. Còn về phía người bán, sự trung thực chính là yếu tố đảm bảo cho quá trình mua bán cũng như quyền lợi của mình và Ngân hàng phục vụ.

Nhưng thiện chí không chỉ cần từ phía người mua và người bán mà còn cả Ngân hàng trong quá trình giao dịch. Các Ngân hàng nước ngoài đôi khi cố tình vận dụng những thông lệ quốc tế một cách chủ quan, lệch lạc, gây khó dễ cho phía Việt Nam. Ví dụ như trường hợp Ngân hàng Industrial Bank of Korea, Hàn Quốc phát hành một L/C không huỷ ngang, thương lượng hạn chế cho công ty Cleantex, Hàn Quốc. Người hưởng là công ty May Bắc Giang, được thông báo qua BIDV. Trên L/C có yêu cầu:

- Bản chính hoá đơn thương mại được ký và hai bản sao. - Bản chính danh sách đóng gói hàng được ký và hai bản sao.

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG TRANH CHẤP TRONG THANH TOÁN QUỐC TẾ THEO PHƯƠNG THỨC TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NGÂN HÀNG ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN VIỆT NAM (Trang 30 - 39)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(39 trang)
w