Bản chất của phương pháp dẫn thẳng là luôn bảo đảm cho trục dọc TL nghiêng so với đường ngắm TL-MT một góc cố định nào đó.
Hình 1.4. Phương pháp dẫn thẳng khi: a) 0;b) 0;
Hình 1.5. Phương pháp dẫn thẳng khi 0 Phương pháp dẫn thẳng được chia thành 2 phương pháp: Phương pháp dẫn thẳng không đón.
Phương pháp dẫn thẳng không đón là phương pháp mà trong quá trình dẫn, trục dọc của tên lửa luôn hướng về phía mục tiêu. Từ hình 1.5 ta thấy rằng để tên lửa đuổi theo mục tiêu, hướng của lực điều khiển Y phải cùng phía hướng bay của mục tiêu so với đường ngắm TL-MT. Vì vậy, vector vận tốc tên lửa sẽ hướng vào phía sau chuyển động của mục tiêu, do đó trừ trường hợp tên lửa bắn từ phía sau mục tiêu, các trường hợp còn lại cho thấy quỹ đạo của PPD thẳng với góc đón bằng 0 có độ cong tăng khi cự ly tiếp cận giảm. Điều đó đồng nghĩa với việc tăng sai số PPD ở lân cận điểm gặp.
Phương pháp dẫn thẳng với góc đón không đổi.
Để khắc phục nhược điểm của phương pháp dẫn thẳng không đón. Bằng cách chọn lượng đón thích hợp có thể làm cho vector vận tốc tên lửa luôn hướng về phía trước chuyển động của mục tiêu H1.4.
Phương trình phương pháp dẫn:
k
(1.6)
Trong đó: k là chỉ số mong muốn Phương trình quy luật điều khiển:
( p k) p
(1.7)
Phương trình mô tả góc tấn công trong phương pháp dẫn thẳng có dạng như sau [2, tr32] , [6,tr157]: 0 0 0 m m p v D D V T m m D e D (1.8)
Trong đó: 0 - góc tấn công ban đầu; Dm0 – cự li ban đầu giữa TL-MT; Vp – Vận tốc tên lửa; Tv – Hằng số thời gian khí động.
Nhận xét: Góc tấn công tăng vô hạn khi TL tiếp cận MT do Dm giảm. Nhưng do trong thực tế góc tấn công bị giới hạn ( max (14 16)o
), cho nên cự ly tự dẫn nhỏ nhất bị giới hạn (tính tới Dm >> Dmin):
0 0 0 min max m p v D V T m D D e (1.9)
Phương trình QĐĐ cho phương pháp dẫn thẳng có dạng sau [2,tr32], [6,tr158]: 0 0 0 0 0 1 1 m p v D V T m m m D e D D (1.10)
Ưu điểm của phương pháp dẫn thẳng:
Ưu điểm của PPD thẳng nói chung là đơn giản về thuật toán và thực tế hóa bằng thiết bị. PPD thẳng với góc đón không đổi có ưu điểm hơn so với PPD thẳng góc đón bằng 0, thể hiện ở sai số PPD nhỏ hơn ở lân cận điểm gặp do quỹ đạo động được nắn thẳng hơn. Các PPD thẳng áp dụng tốt khi bắn mục tiêu ở cự ly xa và cố định (trên mặt đất hoặc mặt biển).
Nhược điểm của phương pháp dẫn thẳng:
- Quỹ đạo phương pháp dẫn thẳng là dạng xoắn hypebol, có độ cong rất lớn, đặc biệt khi tên lửa tiếp cận gần mục tiêu [2,tr32], [6,tr158].
- Phương pháp dẫn thẳng với góc đón không đổi phụ thuộc vào điều kiện phóng, tức là cần phải đổi dấu góc đón.
Khả năng ứng dụng: Phương pháp dẫn thẳng chỉ sử dụng trong giai đoạn đầu của quá trình tự dẫn hoặc khi bắn các mục tiêu có vận tốc nhỏ.