tính của thẩm định đáp ứng được các yêu cầu và mục đích của ngân hàng, đảm bảo tính an toàn và khả năng sinh lời của ngân hàng”.
Có lẽ khái niệm trên vẫn còn tương đối trừu tượng, để có thể hiểu rõ hơn về chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại không thể không xem xét các chỉ tiêu phản ánh nó.
1.2.2. Các chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tình hình tài chínhdoanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng thương mại
Có nhiều chỉ tiêu phản ánh chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp, song khi đứng trên giác độ ngân hàng một số chỉ tiêu sau là quan trọng nhất:
Thứ nhất, mức độ chính xác của kết quả thẩm định: Chất lượng thẩm định tình
hình tài chính doanh nghiệp trước hết thể hiện ở mức độ chính xác của kết quả thẩm định. Mức độ chính xác của kết quả thẩm định thể hiện ở việc ngân hàng có đánh giá chính xác, toàn diện tình hình tài chính của doanh nghiệp hay không. Các đánh giá đó có vai trò như thế nào trong việc ngân hàng quyết định cho doanh nghiệp vay. Tính chính xác của kết quả thẩm định thể hiện trong việc ngân hàng lựa chọn được những doanh nghiệp tốt để cho vay, đó là những doanh nghiệp có thể hoàn trả đủ gốc và lãi cho ngân hàng đúng hạn.
Thứ hai, thời gian và chi phí thẩm định: Kết quả thẩm định chính dù chính xác
kiện món vay cụ thể) thì cũng không thể coi là chất lượng thẩm định tốt. Nếu thời gian thẩm định kéo dài và chi phí thẩm định lớn thì sẽ gây tốn kém cho ngân hàng, làm giảm lợi nhuận của ngân hàng. Mặt khác, trong điều kiện kinh tế thị trường ngày nay, thời gian là yếu tố vô cùng quan trọng, nếu chậm trễ sẽ mất cơ hội cho vay, làm giảm sút uy tín của ngân hàng.
Thứ ba, nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn: Thẩm định tình hình tài chính doanh
nghiệp đánh giá khả năng trả nợ của doanh nghiệp, nên trường hợp ngân hàng có mức nợ quá hạn lớn và tỷ lệ nợ quá hạn cao một phần nói lên rằng chất lượng thẩm định tình hình tài chính của doanh nghiệp thấp. Ngược lại, trong trường hợp mức nợ quá hạn và tỷ lệ nợ quá hạn thấp, điều này phần nào thể hiện, chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp tương đối tốt.
Ngoài các chỉ tiêu nêu trên, các chỉ tiêu về dư nợ cuối kỳ; doanh số cho vay trong kỳ; khả năng sinh lời cũng phản ánh chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp của ngân hàng. Nếu dư nợ cuối kỳ tăng, doanh số cho vay lớn, tỷ nợ quá hạn thấp, lợi nhuận từ hoạt động tín dụng của ngân hàng cao cho thấy chất lượng thẩm định tình hình tài chính của ngân hàng tốt. Ngược lại, nếu dư nợ cuối kỳ không tăng hoặc tăng chậm, tỷ lệ nợ quá hạn cao, lợi nhuận hoạt động tín dụng thấp cho thấy công tác thẩm định còn nhiều hạn chế.
Như vậy, đứng trên giác độ ngân hàng, chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp trong hoạt động tín dụng của ngân hàng được phản ánh qua nhiều chi tiêu. Khi đánh giá chất lượng thẩm định đòi hỏi sử dụng kết hợp các chỉ tiêu đó. Thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được coi là chất lượng tốt khi các nhận xét, đánh giá của cán bộ tín dụng đưa ra là chính xác, khách quan, với thời gian và chi phí thấp; kết quả thẩm định giúp ngân hàng sẽ đưa ra quyết định đúng đắn nhất trong hoạt động tín dụng nhằm giúp đảm bảo tính an toàn và tăng thu nhập cho mình. Ngược lại, chất lượng thẩm định tình hình tài chính doanh nghiệp được coi là thấp nếu kết quả thẩm định không chính xác, thời gian và chi
phí thẩm định lớn; kết quả thẩm định không được sử dụng hoặc không phải là căn cứ để ngân hàng quyết định tài trợ cho doanh nghiệp.