Thêm giá trị gia tăng cho hàng hóa xuất khẩu:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 64)

Theo kết quả phân tích mối quan hệ giữa tỷ giá và cán cân thương mại cũng như

vay trò của tỷ giá trong việc gia tăng sức cạnh tranh cho hàng hóa xuất khẩu của Việt Nam là có hạn, các doanh nghiệp xuất khẩu trong nước không thể trông chờ hoàn toàn vào chính sách tỷ giá của Chính phủ mà bản thân doanh nghiệp cũng phải biết tự tạo lợi thế cạnh tranh cho bản thân hàng hóa của mình.

Hầu hết các mặt hàng xuất khẩu của Việt Nam là các mặt hàng thô sơ, nông sản, thủy hải sản, nguyên nhiên liệu chưa qua chế biến,… có hàm lượng giá trị gia tăng rất ít nên ít có khả năng cạnh tranh với các mặt hàng khác trên thế giới. Mức độ đầu tư về

mặt kỹ thuật công nghệđể tạo ra một sản phẩm có giá trị cạnh tranh còn kém nên mặc dù sản lượng xuất khẩu nhiều nhưng xét về mặt giá trị thì vẫn còn thấp.

Mức độ đầu tư kỹ thuật công nghệ của các doanh nghiệp trong nước còn yếu và chúng ta sẽ dễ dàng thấy một sản phẩm công nghệ giống nhau giữa Việt Nam và các nước cạnh tranh khác thường thì ta bị thu thiệt ở hai khoảng; chất lượng kém hơn đối thủ

hoặc chi phí giá thành để một sản phẩm ra đời thường cao hơn đối thủ từđó làm yếu đi tính cạnh tranh của hàng hóa, có thể nói xét về cạnh tranh thậm chí ta còn thua ngay trên sân nhà chứđừng nói đến trên sân khách.

Nói chung, Chính phủ có mục tiêu vĩ mô của Chính phủ, tỷ giá là một yếu tố vĩ

mô quan trọng, việc cân nhắc chính sách tỷ giá đễ hỗ trợ cho hàng hóa xuất khẩu chỉ là một phần trong chính sách tổng thể, phần còn lại bản thân doanh nghiệp phải biết nổ

lực trong điều hành hoạt động kinh doanh, biết tự tìm phương án để gia tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm của mình.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 64)