Lựa chọn cơ chế quản lý tỷ giá và thúc đẩy sự phát triển của thị trường ngo ại hối:

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 59)

làm méo mó thị trường và gây khó khăn cho các doanh nghiệp ở nước ta trong thời gian qua là rất lớn, làm tăng áp lực giảm giá lên tiền đồng, làm tăng chi phí cho các mặt hàng nhập khẩu, ảnh hưởng đến giá cả và gây áp lực lên lạm phát.

Việc khuyến khích các doanh nghiệp đưa các ngoại tệ khác như đồng EURO, Yên Nhật, Bảng Anh,… tham gia mạnh hơn vào thị trường ngoại hối của Việt Nam là cần thiết để giảm bớt những áp lực, rủi ro tiềm ẩn từ hiện tượng đôla hóa gây ra ở nước ta như hiện nay.

4.1.5. Xây dng mt h thng giám sát tài chính hiu qu:

Thường xuyên giám sát các hoạt động trên thị trường tiền tệ để kịp thời ngăn chặn các hành vi lũng đoạn thị trường, đầu cơ… và cảnh báo nguy cơ xảy ra khủng hoảng tiền tệ để kịp thời ứng phó. Phải xây dựng một cơ chế quản lý tỷ giá để hoạt

động trong điều kiện bình thường và một cơ chếđược sử dụng khi có các cú sốc từ bên ngoài hay khi khủng hoảng tiền tệ xảy ra.

4.2. Xây dng cơ chế qun lý t giá phù hp vi giai đon hi nhp:

4.2.1. La chn cơ chế qun lý t giá và thúc đẩy s phát trin ca th trường ngoi hi: ngoi hi:

Tỷ giá hối đoái luôn là một yếu tố vô cùng nhạy cảm đối với một nền kinh tế

của đất nước, chỉ cần một sai lầm nhỏ sẽ dẫn đến những hậu quả rất lớn. Vì vậy, việc lựa chọn cơ chế tỷ giá để đưa vào thực tiễn là điều hết sức quan trọng của mỗi quốc gia. Lựa chọn cơ chế tỷ giá phải gắn liền với điều kiện cụ thể của từng quốc gia tương

ứng với từng giai đoạn. Có ba kiểu điều hành tỷ giá là: cốđịnh, thả nổi hoàn toàn, thả

nổi có kiểm soát.

Cơ chế t giá cốđịnh đòi hỏi NHTW phải có dự trữ ngoại hối đủ mạnh để can thiệp vào thị trường khi có sự biến động về tỷ giá, tỷ giá cố định không phản ảnh được thông tin thị trường, cơ chế này không khuyến khích các doanh nghiệp tự bảo vệ mình trước những rủi ro có độ nhạy cảm với tỷ giá do không có bất ổn tỷ giá, từ đó làm trì trệ sự phát triển và hoàn thiện của thị trường các sản phẩm phòng ngừa rủi ro biến

động giá trị tiền tệ, với cơ chế này nguy cơ lây nhiễm lạm phát và thất nghiệp từ quốc gia này sang quốc gia khác là rất lớn.

Cơ chế t giá th ni hay còn gọi là cơ chế tỷ giá linh hoạt là một cơ chế trong

đó tỷ giá do các lực thị trường quyết định mà không có sự can thiệp của chính phủ. Theo cơ chế này các doanh nghiệp phải dành thời gian và tiềm lực để quản lý rủi ro do giao động tỷ giá.

Trong cơ chế tỷ giá thả nổi giá, tỷ giá tự do thay đổi theo cung cầu ngoại tệ, chính phủ không can thiệp vào thị trường ngoại hối. Trong cơ chế này, khi tỷ giá hối

đoái tăng thì đồng nội tệ giảm giá và ngược lại. Đồng tiền của quốc gia có lạm phát thấp sẽ tăng giá và ngược lại, đồng tiền của nước có lạm phát cao hơn sẽ giảm giá.

Điều này đã làm cho cán cân thương mại giữa hai quốc gia cân bằng trở lại và đảm bảo có ngang giá sức mua giữa các quốc gia có tham gia thương mại quốc tế.

Cơ chế t giá th ni có điu tiết là một cơ chế tỷ giá hối đoái hỗn hợp giữa thả nổi và cố định. Trong thực tế rất ít quốc gia thả nổi hoàn toàn đồng tiền của mình do quá bất ổn. Trong cơ chế thả nổi có quản lý, ngân hàng trung ương (NHTW) sẽ

công bố một mức tỷ giá nào đó và thường xuyên điều chỉnh theo những thay đổi trong cán cân thanh toán, dự trữ ngoại hối quốc gia, sự phát triển của thị trường ngoại hối không chính thức. Ngoài ra, tỷ giá cũng sẽđược điều chỉnh theo quan điểm của NHTW nhằm phục vụ cho các mục tiêu đã được định trước, ví dụ như mục tiêu hỗ trợ xuất khẩu hay mục tiêu ổn định giá cả và lạm phát…

Trong cơ chế tỷ giá hối đoái thả nổi có kiểm soát, tỷ giá được điều tiết theo quan hệ cung cầu ngoại tệ nhưng nếu tăng vượt mức giới hạn cho phép, có khả năng ảnh hưởng xấu đến các hoạt động kinh tế, chính phủ sẽ dùng dự trữ ngoại hối và các chính sách kinh tế khác để can thiệp.

Như vậy, để lựa chọn một chính sách nào là phù hợp thì chúng ta cần phải xem xét thực tế tình hình kinh tế của Việt Nam:

Hiện tại, thị trường ngoại hối của Việt Nam còn rất thô sơ, thiếu các hoạt động trao đổi, mua bán, giao dịch liên quan đến tiền tệ chính thức và chuyên nghiệp. Cung cầu ngoại tệ luôn không gặp nhau, chênh lệch tỷ giá giữa thị trường chính thức và không chính thức luôn lệch pha, hiện tượng khan hiếm ngoại tệ trong thanh toán quốc tế, khả năng thích nghi của các doanh nghiệp trong nước trước biến động tỷ giá là rất kém, thị trường phái sinh còn quá thô sơ, những biến động thất thường về tỷ giá trong thời gian qua làm mất đi lòng tin của người nắm giữ tiền đồng và có xu hướng nắm giữ

ngoại tệ là rất lớn dẫn đến tình trạng bong bóng tỷ giá, đầu cơ, tâm lý bầy đàn làm méo mó thị trường.

Trong điều kiện thực tế thì Việt Nam không đủđiều kiện đểđáp ứng nhu cầu về

một cơ chế thả nổi hoàn toàn vì còn rất nhiều bất cập nhưđã nêu trên nên việc lựa chọn cơ chế tỷ giá thả nổi có kiểm soát là hoàn toàn phù hợp với điều kiện nước ta như hiện nay. Trước tiên là phải định hướng thả nổi theo cơ chế thị trường đểđi đúng với những quy luật khách quan của thị trường cũng như tiến gần hơn một cơ chế hội nhập quốc tế. Kiểm soát cơ chế là nhằm kiểm soát và đối phó với những bất cập, những rủi ro, yếu kém khi vận hành một cơ chếđể tránh những tác động xấu ở bên trong lẫn bên ngoài quốc gia. Kiểm soát không chỉ đơn thuần là hạn chế hay bó buột các quy luật của thị

trường mà là kiểm soát theo định hướng ổn định và phát triển nhằm đạt được các mục tiêu cân bằng vĩ mô dài hạn.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU VÀ ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA TỶ GIÁ LÊN CÁN CÂN THƯƠNG MẠI TẠI VIỆT NAM (Trang 59)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(69 trang)