Mã màu và dán nhãn

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế cho các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh (Trang 60)

Luật BVMT và quy định quản lý CTNH còn không có điều khoản nào quy định về mã màu. Trong khi đó, quy chế quản lý CTYT lại có một riêng điều 7 quy định về mã màu sắc với 4 màu xanh, vàng, đen, trắng. Có sự không rõ ràng khi quy

52

định về màu xanh mà không cụ thể là màu xanh lá cây hay xanh nước biển hay xanh da trời v.v.. Luật BVMT cũng không có điều khoản nào quy định về dán nhãn. Nghị định về CTR, quy định quản lý CTNH, quy chế quản lý CTYT, quy chế bệnh viện đều có quy định về dán nhãn trên bao bì, thùng chứa chất thải nguy hại. Tuy nhiên, có sự không tương thích trong quy định dán nhãn giữa các văn bản pháp quy này (xem Bảng 3.15).

Bảng 3.15 Các quy định về mã màu và dán nhãn

Văn bản Quy định về mã màu Quy định về dán nhãn

Nghị định về chất thải rắn

CTR thông thường phải được lưu giữ trong các túi hoặc thùng được phân biệt bằng màu sắc theo quy định (Điều 19);

CTR nguy hại phải được dán nhãn, ghi các thông tin cần thiết theo quy định (Điều 23)

Quy định quản lý CTNH

Không có quy định Bao bì phải được dán nhãn rõ ràng, dễ đọc, không bị mờ và phai màu. Nhãn gồm thông tin sau: Tên và mã CTNH, tên và địa chỉ nơi phát sinh CTNH, ngày bắt đầu được đóng gói; dấu hiệu cảnh báo, phòng ngừa theo TCVN 6707:2009 với kích thước ít nhất 5 cm (Phụ lục 7)

Quy chế quản lý CTYT

Hệ thống mã màu sắc với 4 màu: Màu vàng đựng chất thải lây nhiễm; Màu đen đựng chất thải hoá học nguy hại và chất thải phóng xạ; Màu xanh đựng chất thải thông thường và các bình áp suất nhỏ; Mầu trắng đựng chất thải tái chế (Điều 7).

Các quy định về dán nhãn, biểu tượng chỉ loại chất thải như sau: Biểu tượng nguy hại sinh học trên túi, thùng màu vàng; Dòng chữ “CHỈ ĐỰNG CHẤT THẢI SẮC NHỌN” trên hộp đựng CTSN; Dòng chữ “CHẤT GÂY ĐỘC TẾ

53

BÀO” và biểu tượng chất gây độc tế bào cho túi, thùng đựng chất thải gây độc tế bào; Dòng chữ “CHẤT THẢI PHÓNG XẠ” và biểu tượng chất phóng xạ cho túi, thùng đựng chất thải phóng xạ; Dòng chữ “CHẤT THẢI GIẢI PHẪU” cho thùng đựng chất thải giải phẫu; Biểu tượng tái chế cho túi, thùng màu trắng (Điều 9,11, 17). Bên ngoài túi phải có nhãn hoặc ghi nơi phát sinh chất thải (Điều 14)

Quy chế bệnh viện

Chất thải rắn được đựng trong túi nilon hoặc hộp cứng theo 3 màu quy định: màu xanh đựng chất thải không độc, màu vàng đựng chất thải nhiễm khuẩn, màu đen đựng chất thải hóa học, phóng xạ, thuốc gây độc.

Hộ lý có trách nhiệm dán nhãn ghi rõ tên khoa, buồng bệnh

Một phần của tài liệu luận văn nghiên cứu, xây dựng kế hoạch quản lý chất thải rắn y tế cho các bệnh viện tuyến trung ương và tuyến tỉnh (Trang 60)