D. Quần thể tăng trưởng trong điều kiện môi trường bị giới hạn có đồ thị hình chữ S
Chương 2: Quần xã sinh vật (2 câu + 1 câu) Bài 40: Quần xã sinh vật
KIẾN THỨC TRỌNG TÂM1. Khái niệm 1. Khái niệm
- Quần xã là một tập hợp các quần thể của các loài khác nhau, cùng sống trong một không gian nhất định. - Các sinh vật sống trong quần xã có mối quan hệ gắn bó với nhau như một chỉnh thể thống nhất.
2. Một số đặc trưng cơ bản của quần xã
- Một quần xã ổn định thường có nhiều quần thể (nhiều loài) và mỗi quần thể có nhiều cá thể.
- Loài có nhiều cá thể, hoạt động mạnh (có vai trò quan trọng trong quần xã) được gọi là loài ưu thế. Loài chỉ có ở một quần xã (hoặc có vai trò quan trọng hơn các loài khác) được gọi là loài đặc trưng.
- Sự phân tầng trong quần xã làm giảm sự cạnh tranh và tăng khả năng sử dụng nguồn sống của môi trường.
3. Quan hệ giữa các loài trong quần xã
- Cộng sinh: Cả 2 loài cùng có lợi và gắn bó chặt chẽ với nhau. (hải quỳ và cua; rhizôbium với cây họ đậu, nấm với tảo thành địa y)
- Hợp tác: Cả 2 loài cùng có lợi nhưng không gắn bó chặt chẻ với nhau (chim sáo và trâu rừng; chim mỏ đỏ và linh dương)
- Cạnh tranh: Cả 2 loài đều có hại. Xẩy ra khi 2 loài có ổ sinh thái trùng nhau. Cạnh tranh khác loài sẽ làm thu hẹp ổ sinh thái
- Kí sinh: Một loài có lợi, một loài có hại.
- Ức chế cảm nhiễm: Một loài trung tính, một loài có hại (ví dụ tảo tiết ra độc tố đã vô tình giết chết cá).
- Sinh vật này ăn sinh vật khác: Một loài có hại, một một loài có lợi. (động vật ăn thực vật, động vật ăn thịt, thực vật ăn côn trùng).
* Khống chế sinh học là hiện tượng số lượng cá thể của một loài bị khống chế ở một mức độ nhất định.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
1.Quần xã là
A. một tập hợp các sinh vật cùng loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định.
B. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, gắn bó với nhau như một thể thống nhất.
C. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khu vực, vào một thời điểm nhất định.
D. một tập hợp các quần thể khác loài, cùng sống trong một khoảng không gian xác định, vào một thời điểm nhất định.
2.Các đặc trưng cơ bản của quần xã là
A. thành phần loài, tỉ lệ nhóm tuổi, mật độ.
B. độ phong phú, sự phân bố các sá thể trong quần xã. C. thành phần loài, sức sinh sản và sự tử vong.
D. thành phần loài, sự phân bố các cá thể trong quần xã, quan hệ dinh dưỡng của các nhóm loài. 3.Loài ưu thế là loài có vai trò quan trọng trong quần xã do
A. số lượng cá thể nhiều.
B. sức sống mạnh, sinh khối lớn, hoạt động mạnh. C. có khả năng tiêu diệt các loài khác.
D. số lượng cá thể nhiều, sinh khối lớn, hoạt động mạnh.
4.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ cạnh tranh là
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. 5.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật ăn thịt- con mồi là
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. 6.Trong quan hệ giữa hai loài, đặc trưng của mối quan hệ vật chủ- vật ký sinh là
A. một loài sống bình thường, nhưng gây hại cho loài khác sống chung với nó. B. hai loài đều kìm hãm sự phát triển của nhau.
C. một loài bị hại thường có kích thước nhỏ, số lượng đông, một loài có lợi. D. một loài bị hại thường có kích thước lớn, số lượng ít, một loài có lợi. 7.Phong lan và những cây gỗ làm vật bám là mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. 8.Chim nhỏ kiếm mồi trên thân các loài thú móng guốc sống ở đồng cỏ là mối quan hệ
A. hợp tác . B. cộng sinh. C. hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. 9.Mối và động vật nguyên sinh thuộc mối quan hệ
A. hợp tác đơn giản. B. cộng sinh. C. hội sinh. D.ức chế cảm nhiễm. 10. Cây “bóp cổ ” mọc từ hốc cây gỗ lớn , sau một thời gian phát triển chúng sẽ tiêu diệt cây chủ để vươn lên Mối quan hệ đó là
A.Cạnh tranh . B.Cộng sinh C. Hội sinh D. Kí sinh 11.Trường hợp nào sau đây thuộc kiểu quan hệ cạnh tranh giữa các loài sinh vật
A.Mối và trùng roi sống trong ruột mối B.Cây trồng và cỏ dại trong vườn B.Nấm và tảo trong địa y D. Giun móc sống trong ruột người
A. loài ưu thế B. Loài đặc trưng D. loài phân bố rộng D. tất cả đều sai 13. Cho các mối quan hệ sau .
1. Hội sinh 2.Hợp tác 3. Cộng sinh 4. Kí sinh Nhưng mối quan hệ nào taọ cho cả hai loài cùng có lợi
A.1,2,3,4 B.1,2,3 C. 2,3 D.1,3 14.Các cây tràm ở rừng U minh là loài
A. ưu thế. B.đặc trưng. C.đặc biệt. D.có số lượng nhiều. 15.Nguyên nhân dẫn tới sự phân tầng trong quần xã
A. để tăng khả năng sử dụng nguồn sống, do các loài có nhu cầu ánh sáng khác nhau. B. để tiết kiệm diện tích, do các loài có nhu cầu nhiệt độ khác nhau.
C. để giảm sự cạnh tranh nguồn sống, tiết kiệm diện tích.
D. do sự phân bố các nhân tố sinh thái không giống nhau, đồng thời mỗi loài thích nghi với các điều kiện sống khác nhau.
16.Trong cùng một thuỷ vực, ngưòi ta thường nuôi ghép các loài cá mè trắng, mè hoa, trắm cỏ, trắm đen, rô phi, cá chép để
A. thu được nhiều sản phẩm có giá trị khác nhau. B. tận dụng tối đa nguồn thức ăn có trong ao.
C. thoả mãn nhu cầu thị hiếu khác nhau của người tiêu thụ. D. tăng tính đa dạng sinh học trong ao.
17.Sự phân bố của một loài trong quần xã thường phụ thuộc chủ yếu vào yếu tố
A. diện tích của quần xã. B. thay đổi do hoạt động của con người. C. thay đổi do các quá trình tự nhiên. D. nhu cầu về nguồn sống.
18.Hiện tượng số lượng cá thể của quần thể này bị số lượng cá thể của quần thể khác kìm hãm là hiện tượng A. cạnh tranh giữa các loài. B.cạnh tranh cùng loài.
C.khống chế sinh học. D.đấu tranh sinh tồn.
19.Tảo giáp nở hoa gây độc cho cá , tôm ở cùng một môi trường sống là ví dụ về mối quan hệ A.Cạnh tranh B. kí sinh C. ức chế cảm – nhiểm D. hội sinh 20. Quan hệ một bên giữa một bên là loài có lợi và bên kia là loại có hại. Đó là quan hệ
A. hỗ trợ. B. hội sinh C. đối kháng D. hợp tác 21.Đặc trưng về thành phần loài trong quần xã được thể hiện qua
1. Số lượng các loại trong quần xã 2. số lượng cá thể của mỗi loài 3. Loài ưu thế , loài đặc trưng 4. Sự phân tầng
Phương án đúng
A.1,2,3 B.1.2,4 C. 2,3,4 D.1,3,4 22. Cá ép sống bám trên cá lớn là mối quan hệ gì
A. Cạnh tranh B. kí sinh C. ức chế cảm – nhiểm D. hội sinh
Bài 41: Diễn thế sinh thái
1. Khái niệm: Diễn thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn tương ứng với sự biến
đổi của môi trường.
2. Có 2 loại là diễn thế nguyên sinh và diễn thế thứ sinh.
- Diễn thế nguyên sinh: khởi đầu từ một môi trường chứ có sinh vật, kết thúc sẽ hình thành một quần xã đỉnh cực. - Diễn thế thứ sinh: Xẩy ra ở môi trường đã có quần xã sinh vật, kết quả sẽ hình thành một quần xã ổn định hoặc bị suy thoái.
3. Nguyên nhân diễn thế: Do tác động của ngoại cảnh (bên ngoài) hoặc do sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong
quần xã (bên trong).
4. Ý nghĩa của việc nghiên cứu diễn thế: Biết được quy luật phát triển của quần xã. Giúp khai thác hợp lí tài
nguyên thiên nhiên và khắc phục những biến đổi bất lợi của môi trường CÂU HỎI VẬN DỤNG
1.Quá trình diễn thế dẫn đến quần xã bị suy thoái tại rừng lim Hữu Lũng , tĩnh Lạng Sơn là loại diễn thế A. nguyên sinh B. Thứ sinh C.nguyên thủy D. phân hủy 2. Kết luận nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế nguyên sinh
A.Khởi đầu từ một môi trường chưa có hoặc rất ít sinh vật
C. Kết quả hình thành quần xã tương đối ổn định
D. Có thể hình thành quần xã sinh vật tương đối ổn định hoặc suy thoái 3. Nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là
1. Sự thay đổi của các điều kiện tự nhiên , khí hậu 2. Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã 3. Hoạt động khai thác tài nguyên của con người Phương án đúng là
A. 1,2 B.1,2,3 C.2,3 D.3 4.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái 4.Phát biểu nào sau đây không đúng khi nói về diễn thế sinh thái
A.Diễn thế sinh thái kết quả luôn dẫn đến quần xã ổn định B.Diễn thế nguyên sinh khởi đầu từ môi trường trống trơn
C. Trong diễn thế sinh thái có sự thay thế tuần tự của các quần xã tương ứng với ngoại cảnh
D. Một trong những nguyên nhân dẫn đến diễn thế sinh thái là sự tác động mạnh mẽ của ngoại cảnh lên quần xã
Bài 42, 43, 44, 45: Hệ sinh thái (1 câu + 1 câu) KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Khái niệm hệ sinh thái (HST)
- Hệ sinh thái là một hệ thống hoàn chỉnh và tương đối ổn định, bao gồm quần xã sinh vật và môi trường sống của quần xã.
- Trong hệ sinh thái không ngừng diễn ra trao đổi chất và năng lượng (đồng hoá và dị hoá). - Kích thước của một hệ sinh thái rất đa dạng (nhỏ như một giọt nước hoặc lớn như đại dương). - Sinh vật trong HST được chia thành 3 nhóm (Sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ, sinh vật phân giải). - HST tự nhiên ít chịu sự chi phối của con người (ví dụ một rừng rậm, một đảo lớn).
- HST nhân tạo được con người bổ sung thêm vật chất và năng lượng nên có hiệu suất cao hơn nhưng kém ổn định hơn HST tự nhiên.
2. Trao đổi vật chất trong hệ sinh thái
a. Chuỗi thức ăn (gồm các loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau)
- Có 2 loại chuỗi thức ăn (chuỗi bắt đầu bằng thực vật; chuỗi bắt đầu bằng sinh vật phân giải mùn bả hữu cơ). - Ví dụ: Cây ngô ----> Sâu ăn lá ngô ----> Nhái ----> Rắn hổ mang ----> Diều hâu.
b. Lưới thức ăn (gồm các chuỗi thức ăn có các mắt xích chung)
- Mỗi quần xã có một lưới thức ăn duy nhất. Quần xã càng đa dạng thì lưới thức ăn càng phức tạp.
- Trong lưới thức ăn, tất cả các loài có cùng mức dinh dưỡng hợp thành một bậc dinh dưỡng (bậc 1, bậc 2, bậc 3,...).
c. Tháp sinh thái.
- Có 3 loại là tháp số lượng, tháp sinh khối, tháp năng lượng (trong đó tháp năng lượng hoàn thiện nhất). - Dựa vào tháp sinh thái sẽ biết được năng suất chuyển hoá năng lượng của mỗi bậc dinh dưỡng.
3. Chu trình sinh địa hoá và sinh quyển
- Chất dinh dưỡng trong môi trường được đi vào sinh vật sản xuất (thực vật hấp thụ), vào sinh vật tiêu thụ, đến sinh vật phân giải và trở lại môi trường được gọi là chu trình sinh địa hoá.
- Chu trình sinh địa hoá duy trì sự cân bằng vật chất trong sinh quyển.
- Một chu trình sinh địa hoá gồm 3 phần (tổng hợp các chất; tuần hoàn vật chất trong tự nhiên; phân giải và lắng đọng một phần).
- Sinh quyển gồm toàn bộ sinh vật sống trong các lớp đất, nước, không khí của trái đất.
4. Dòng năng lượng trong hệ sinh thái
- Mặt trời cung cấp năng lượng chủ yếu cho sự sống trên trái đất.
- Qua mỗi bậc dinh dưỡng, năng lượng bị thất thoát (do sinh vật hô hấp, thực hiện các hoạt động sống), chỉ khoảng 10% năng lượng được truyền lên bậc dinh dưỡng cao hơn.
- Hiệu suất sinh thái là tỉ lệ phần trăm chuyển hoá năng lượng giữa các bậc dinh dưỡng. CÂU HỎI VẬN DỤNG
1. Hệ sinh thái nào sau đây có độ đa dạng sinh học cao nhất
2.Lưới thức ăn là
A. nhiều chuỗi thức ăn.
B. gồm nhiều loài sinh vật có quan hệ dinh dưỡng với nhau. C. gồm nhiều chuỗi thức ăn có nhiều mắt xích chung.
D. gồm nhiều loài sinh vật trong đó có sinh vật sản xuất, sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải. 3.Chuỗi và lưới thức ăn biểu thị mối quan hệ
A. giữa thực vật với động vật. B. dinh dưỡng.
C. động vật ăn thịt và con mồi.
D. giữa sinh vật sản xuất với sinh vật tiêu thụ và sinh vật phân giải.
4.Trong hệ sinh thái rừng mưa nhiệt đới , những cây gỗ vượt lên từng trên của tán rừng thuộc nhóm thực vật A. ưa sáng B. chịu bóng C. ưa bóng D.ưa bóng và chịu rét 5. Sơ đồ nào sau đây mô tả đúng về một chuổi thức ăn
A. cỏ chuột rắn đại bàng. B. cỏ chuột đại bàng rắn. C. cỏ đại bàng chuột rắn. D. cỏ rắn đại bàng chuột 6.Hệ sinh thái tồn tại và hoạt động được nhờ
A.vòng tuần hoàn vật chất B. Hiện tượng khống chế sinh học C. các yếu tố của môi trường D.các quần thể trong quần xã
7.Giải thích nào dưới đây không hợp lý về sự thất thoát năng lượng rất lớn qua mỗi bậc dinh dưỡng A.Phần lớn năng lượng được tích vào sinh khối
B. Phần lớn năng lượng bị tiêu hao qua hô hấp , tạo nhiệt cho cơ thể C.Một phần năng lượng mất qua các chất thải ( phân, nước tiểu … ) D.Một phần năng lượng mất qua các phần rơi rụng ( lá rụng , lột xác…) 8. Tập hợp tất cả các hệ sinh thái trên Trái Đất được gọi là
A. thạch quyển B. thủy quyển C. sinh quyển D. tầng đối lưu 9. Trường hợp nào sau đây được xếp vào hệ sinh thái nhân tạo
A.Đồng ngô , rừng rậm nhiệt đới B.Hồ nuôi cá , đồng ngô , rừng trồng phủ xanh đồi trọc C.Rừng Cúc Phương , đồng rêu đới lạnh C.Sa mạc vườn quốc gia Vũ Quang , vùng biển khơi 10.Phát biểu nào sau đây là đúng về hệ sinh thái
A.Hệ sinh thái là hệ kín, không có sự trao đổi vật chất và năng lượng với môi trường . B.Hệ sinh thái là một hệ cấu trúc không hoàn chỉnh và không ổn định
C.Hệ sinh thái không biểu hiện chức năng của một tổ chức sống. D.Hệ sinh thái bao gồm quần xã sinh vật và sinh cảnh của quần xã 11. Tháp số lượng được xây dựng trên cơ sở
A. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích B. Số lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng
C. Số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích D. khối lượng cá thể ở mỗi bậc dinh dưỡng 12.Phát biểu nào không đúng với hệ sinh thái
A.Trong hệ sinh thái sự thất thoát năng lượng qua mỗi bậc sinh thái ra rất lớn B.Trong hệ sinh thái sự biến đổi năng lượng có tính tuần hoàn
C.Trong hệ sinh thái càng lên bậc dinh dưỡng càng cao năng lượng càng giảm dần. D.Trong hệ sinh thái sự biến đổi vật chất diễn ra theo chu trình
13. Loại tháp sinh thái nào dưới đây có đáy lớn, đỉnh nhỏ
A.Tháp số lượng B. Tháp năng lượng C.Tháp sinh khối D. Tháp số lượng và tháp sinh khối 14. Cho sơ đồ sau : tảo giáp xác cá trích cá thu cá mập. Thì một loại động vật bất kỳ được coi là.