đây 5 7 triệu năm).
- Từ vượn người cổ đại Homo habilis (người khéo léo) Homo erectus (người đứng thẳng) Homo sapiens (người hiện đại).
- Loài người hiện nay đang xẩy ra sự tiến hoá văn hoá.
- Trong chi Homo có nhiều loài người nhưng các loài khác đã bị tuyệt chủng, ngày nay chỉ còn loài người Homo
sapiens.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
1.Những điểm giống nhau giữa người và vượn người chứng tỏ người và vượn người A. có quan hệ thân thuộc rất gần gũi.
B. tiến hoá theo cùng một hướng. C. tiến hoá theo hai hướng khác nhau. D. vượn người là tổ tiên của loài người. 2.Dạng vượn người hoá thạch cổ nhất là
A. Parapitec. B. Prôpliôpitec. C. Đryôpitec. D. Ôxtralôpitec.
3.Đặc điểm cơ bản phân biệt người với động vật là
A. biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. B. đi bằng hai chân, hai tay tự do, dáng đứng thẳng.
C. sọ não lớn hơn sọ mặt, não to, có nhiều khúc cuộn và nếp nhăn. D. biết giữ lửa và dùng lửa để nấu chín thức ăn.
4.Trong quá trình phát sinh loài người, các nhân tố xã hội đóng vai trò chủ đạo từ giai đoạn A. người tối cổ trở đi.
B. vượn người hoá thạch trở đi. C. người cổ trở đi.
D. người hiện đại trở đi.
5.Loài người sẽ không biến đổi thành một loài nào khác, vì loài người
A. có khả năng thích nghi với mọi điều kiện sinh thái đa dạng, không phụ thuộc vào điều kiện tự nhiên và cách li địa lí.
B. đã biết chế tạo và sử dụng công cụ lao động theo những mục đích nhất định. C. có hệ thần kinh rất phát triển.
D. có hoạt động tư duy trừu tượng.
Phần 7: Sinh thái học (8 câu)
Bài 35: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái (1 câu + 1 câu) KIẾN THỨC TRỌNG TÂM
1. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
- Môi trường là tất cả những gì bao quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp đến sinh vật. Có 4 loại môi trường (môi trường đất, môi trường nước, môi trường trên cạn, môi trường sinh vật).
- Tất cả các nhân tố môi trường có ảnh hưởng trực tiếp hoặc gián tiếp đến đời sống sinh vật thì được gọi là nhân tố sinh thái (nhân tố vô sinh và nhân tố hữu sinh).
- Nhân tố vô sinh (nước, ánh sáng, nhiệt độ, tia phóng xạ,...); Nhân tố hữu sinh (quan hệ giữa các sinh vật với nhau).
- Nhân tố sinh thái tác động lên sinh vật, đồng thời sinh vật củng ảnh hưởng đến nhân tố sinh thái, làm thay đổi tính chất của nó.
2. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
a. Giới hạn sinh thái (là giới hạn chịu đựng của sinh vật về mỗi nhân tố sinh thái)
- Là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
- Khoảng thuận lợi: Sinh vật sống tốt nhất.
- Khoảng chống chịu: Gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
- Sinh vật có giới hạn sinh thái càng rộng thì khả năng phân bố càng rộng (thích nghi hơn các sinh vật khác). - Giới hạn sinh thái của sinh vật rộng hơn biên độ giao động của môi trường thì sinh vật mới tồn tại và phát triển được.
b. Ổ sinh thái
- Ổ sinh thái là không gian sinh thái đảm bảo cho loài tồn tại và phát triển. Ổ sinh thái biểu hiện cách sinh sống của loài; còn nơi ở là nơi cư trú của loài.
- Các loài sống chung trong một môi trường thì thường có ổ sinh thái trùng nhau; Ổ sinh thái trùng nhau là nguyên nhân dẫn tới sự cạnh tranh khác loài.
3. Sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
a. Thích nghi với ánh sáng
- Cây ưa sáng mọc ở nơi quang đảng, có lá dày và màu sáng, lá xếp nghiêng, mô dậu phát triển. - Cây ưa bóng mọc ở nơi có ít ánh sáng, phiến là mỏng, màu đậm, mô dậu kém phát triển.
* Ánh sáng là nhân tố định hướng cho các loài chim di cư, là nhân tố sinh thái có ảnh hưởng đến các nhân tố khác. b. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
- Động vật hằng nhiệt (đẳng nhiệt) có nhiệt độ cơ thể luôn ổn định, không phụ thuộc vào nhiệt độ của môi trường. - Động vật hằng nhiệt sống ở vùng ôn đới thì có kích thước lớn hơn, lớp mỡ dày hơn, đuôi, tai và chi nhỏ hơn động vật ở vùng nhiệt đới.
CÂU HỎI VẬN DỤNG
1.Môi trường sống là nơi sinh sống của sinh vật bao gồm tất cả các nhân tố sinh thái A. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
B. vô sinh và hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. C. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của sinh vật.
D. hữu sinh ảnh hưởng trực tiếp, hoặc gián tiếp đến đời sống của sinh vật. 2.Có các loại môi trường sống chủ yếu của sinh vật là môi trường
A. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước. B. vô sinh, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước.
C. trong đất, môi trường trên cạn, môi trường nước ngọt, nước mặn.
D. Môi trường đất, môi trường trên cạn, môi trường dưới nước, môi trường sinh vật. 3.Nhân tố sinh thái vô sinh bao gồm
A. tất cả các nhân tố vật lý hoá học của môi trường xung quanh sinh vật.
B. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các nhân tố vật lý bao quanh sinh vật.
C. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng , các chất hoá học của môi trường xung quanh sinh vật. D. đất, nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng, nhiệt độ của môi trường xung quanh sinh vật.
4.Nhân tố sinh thái hữu sinh bao gồm A. thực vật, động vật và con người.
B. B.vi sinh vật, thực vật, động vật và con người.
C. vi sinh vật, nấm, tảo, thực vật, động vật và con người. D. là những mối quan hệ giữa các sinh vật với nhau.
5.Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng không phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
A. yếu tố hữu sinh. B. yếu tố vô sinh.
C. các bệnh truyền nhiễm. D. nước, không khí, độ ẩm, ánh sáng.
6.Những yếu tố khi tác động đến sinh vật, ảnh hưởng của chúng thường phụ thuộc vào mật độ của quần thể bị tác động là
7.Giới hạn sinh thái là
A. khoảng xác định của nhân tố sinh thái, ở đó loài có thể sống tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian. B. khoảng xác định ở đó loài sống thuận lợi nhất, hoặc sống bình thường nhưng năng lượng bị hao tổn tối thiểu. C. khoảng chống chịu ở đó đời sống của loài ít bất lợi.
D. khoảng cực thuận, ở đó loài sống thuận lợi nhất. 8.Khoảng thuận lợi là khoảng các nhân tố sinh thái
A. ở đó sinh vật sinh sản tốt nhất.
B. ở mức phù hợp nhất để sinh vật thực hiện chức năng sống tốt nhất. C. giúp sinh vật chống chịu tốt nhất với môi trường.
D. ở đó sinh vật sinh trưởng, phát triển tốt nhất.
9.cá rôph ở Việt Nam có giới hạn dưới và dưới hạn trên về nhiệt độ lần lượt là 5,6oC và 42o C. Khoảng giá trị nhiệt độ từ 5,6oC đến 42o
A. khoảng chống chịu B.khoảng thuận lợi C.ổ sinh thái D.giới hạn sinh thái 10.Những loài có giới hạn sinh thái rộng đối với nhiều yếu tố sinh thái chúng có vùng phân bố
A. hạn chế. B. rộng. C. vừa phải. D. hẹp. 11.Ổ sinh thái là
A. khu vực sinh sống của sinh vật. B. nơi thường gặp của loài.
C. một khoảng không gian sinh thái mà ở đó tất cả các nhân tố sinh thái qui định sự tồn tại và phát triển của loài.
D. nơi có đầy đủ các yếu tố thuận lợi cho sự tồn tại của sinh vật 12.Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống thực vật, làm
A. thay đổi đặc điểm hình thái, cấu tạo giải phẫu, sinh lí của thực vật, hình thành các nhóm cây ưa sáng, ưa bóng.
B. tăng hoặc giảm sự quang hợp của cây.
C. thay đổi đặc điểm hình thái, sinh lí của thực vật. D. ảnh hưởng tới cấu tạo giải phẫu, sinh sản của cây. 13.Đặc điểm nào sau đây không đúng với cây ưa sáng A. Lá cây xếp nghiêng so với mặt đất
B. Mọc nơi quang đãng hoặc ở tầng trên của tán rừng C.Phiến lá mỏng , ít hoặc không có mô dậu
D.Phiến lá dày , mô dậu phát triển , chịu được ánh sáng mạnh 14.Ánh sáng ảnh hưởng tới đời sống động vật
A. hoạt động kiếm ăn, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, định hướng di chuyển trong không gian. B. đã ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
C. hoạt động kiếm ăn, khả năng sinh trưởng, sinh sản.
A. ảnh hưởng tới hoạt động, khả năng sinh trưởng, sinh sản, tạo điều kiện cho động vật nhận biết các vật, 15.Nhiệt độ ảnh hưởng tới động vật qua các đặc điểm
A. sinh thái, hình thái, quá trình sinh lí, các hoạt động sống. B. hoạt động kiếm ăn, hình thái, quá trình sinh lí.
B. sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí.
C. sinh thái, sinh sản, hình thái, quá trình sinh lí. 16.Sinh vật biến nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B.tương đối ổn định.
C.luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 17.Sinh vật đẳng nhiệt nhiệt là sinh vật có nhiệt độ cơ thể
A. phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. B.tương đối ổn định.
B. luôn thay đổi. D. ổn định và không phụ thuộc vào nhiệt độ môi trường. 18. Nhóm sinh vật nào sau đây thuộc động vật đẳng nhiệt
A.bò sát B. Chim C.lưỡng cư D.cá sụn
Chương 1: Quần thể sinh vật (1 câu + 0 câu) Bài 36: Quần thể sinh vật
1. Quần thể sinh vật và mối quan hệ giữa các cá thể trong quần thể
- Là một tập hợp cá thể trong cùng một loài, cùng sống trong một môi trường, tại một thời điểm, có khả năng sinh sản.
- Quần thể là đơn vị tồn tại, đơn vị sin sản. Đơn vị tiến hoá của loài.
- Quan hệ hổ trợ: Đảm bảo cho quần thể tồn tại ổn định, khai thác tối ưu nguồn sống, làm tăng khả năng sống sót và sinh sản của các cá thể.
- Quan hệ cạnh tranh (xuất hiện khi môi trường cạn kiệt nguồn sống) là động lực thúc đẩy sự tiến hoá của mỗi loài. Gồm có ăn lẫn nhau ở động vật, tự tỉa thưa ở thực vật. Cạnh tranh làm cho số lượng cá thể duy trì ở mức độ phù hợp.
2. Các đặc trưng cơ bản của quần thể
a. Tỉ lệ giới tính: Thay đổi tuỳ theo môi trường, tuỳ loài, tuỳ mùa và tập tính của sinh vật. b. Nhóm tuổi (tuổi trước sinh sản, tuổi sinh sản, tuổi sau sinh sản)
- Thành phần nhóm tuổi của quần thể thay đổi tuỳ thuộc vào từng loài và điều kiện sống của môi trường.
- Dựa vào tháp tuổi biết được quần thể đang phát triển hay đang suy vong. (tháp tuổi có đáy hẹp, đỉnh rộng thì quần thể đang suy vong)
- Tuổi sinh lí là thời gian sống theo lí thuyết, tuổi sinh thái là thời gian sống thực tế, tuổi quần thể là tuổi thọ bình quân của các cá thể.
c. Sự phân bố cá thể của quần thể (phân bố đồng đều, ngẫu nhiên, theo nhóm).
- Phân bố đồng đều: Xẩy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể có sự cạnh tranh gay gắt (hoặc các cá thể có tính lãnh thổ cao)
- Phân bố ngẫu nhiên: Xẩy ra khi môi trường sống đồng nhất và các cá thể không có sự cạnh tranh gay gắt
- Phân bố theo nhóm (là kiểu phân bố phổ biến nhất): Xẩy ra khi môi trường sống phân bố không đều, các cá thể tụ họp với nhau.
d. Mật độ cá thể của quần thể (là số lượng cá thể trên một đơn vị diện tích hoặc thể tích)
- Mật độ là đặc trưng cơ bản nhất vì nó ảnh hưởng tới mứcđộ sử dụng nguồn sống, tỉ lệ sinh sản và tử vong.
- Mật độ cá thể không ổn định mà thay đổi theo mùa, theo điều kiện môi trường. Mật độ quá cao thì sự cạnh tranh cùng loài xẩy ra gay gắt.
e. Kích thước quần thể (là số lượng cá thể của quần thể)
- Kích thước tối thiểu là số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển. Kích thước tối đa là giới hạn lớn nhất.
- Kích thước của quần thể luôn thay đổi và phụ thuộc vào mức độ sinh sản, tử vong, nhập cư, xuất cư.
- Cá thể có kích thước càng lớn thì kích thước quần thể càng bé (ví dụ quần thể voi có kích thước bé hơn quần thể kiến)
g. Tăng trưởng của quần thể (tăng số lượng cá thể của quần thể)
- Khi môi trường có một nguồn sống vô tận thì quần thể tăng trưởng theo tiềm năng sinh học. Trong thực tế, sự tăng trưởng của quần thể thường có giới hạn và quần thể chỉ đạt đến một kích thước tối đa thì ngừng tăng trưởng. - Dân số thế giới tăng trưởng liên tục là nguyên nhân chủ yếu làm giảm chất lượng dân số.
3. Biến động số lượng cá thể của quần thể
- Sự tăng hay giảm số lượng cá thể được gọi là biến động. Gồm có biến động không theo chu kì (điều kiện môi trường thay đổi bất thường) và biến động theo chu kì (xẩy ra do những thay đổi có tính chu kì của môi trường). - Quần thể bị biến động số lượng là do thay đổi của các nhân tố vô sinh (khí hậu) và các nhân tố hữu sinh.
- Quần thể có khả năng điều chỉnh số lượng cá thể (cơ chế điều chỉnh thông qua sự điều chỉnh tỉ lệ sinh sản và tử vong).
- Quần thể luôn có xu hướng tự điều chỉnh số lượng cá thể về trạng thái cân bằng để phù hợp với khả năng cung cấp nguồn sống của môi trường.
CÂU HỎI VẬN DỤNG1. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể 1. Tập hợp sinh vật nào sau đây không phải là quần thể
A. Tập hợp cá trắm cỏ trong một cái ao B. Tập hợp các loại cá trong hồ tây
C.Tập hợp ốc biêu vàng trong một ruộng lúa D.Tập hợp những cây thông trong rừng thông đà lạt 2.số lượng cá thể ít nhất mà quần thể cần có để duy trì và phát triển được gọi là
A. kích thước tối đa của quần thể B. kích thước tối thiểu của quần thể