Diễn biến năm 2011:

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - NAY (Trang 25)

Năm 2011 được xem là năm đánh dấu thành công bước đầu của NHNN trong việc ổn định thị trường ngoại hối. Tỷ giá hối đoái ở Việt Nam trong năm 2011 có thể được chia làm 4 giai đoạn:

Giai đoạn 1- Tháng 1/2011: Tỷ giá tự do ổn định quanh mốc 21.000, trong khi NHNN cố gắng kiềm giữ tỷ giá chính thức ở mức 18.932.

Giai đoạn 2- Giai đoan 2 (sát tết nguyên đán đến đầu tháng 3/2011): Tỷ giá tự do tăng mạnh lên trên 22.300 sau khi NHNN phá giá.

Giai đoạn 3- giữa tháng 3 đến đầu tháng 8 /2011: Tỷ giá tự do giảm mạnh, xuống sát với tỷ giá của NHTM sau khi NHNN thi hành nhiều biện pháp điều hành chính sách tỷ giá.

Giai đoạn 4- Tỷ giá tự do bắt đầu tăng mạnh vượt trên giá trần quy định của NHNN và tiếp tục dao động quanh mức 21.300-21.400 cho đến cuối năm 2011.

3.3.2 Nguyên nhân:

- Một nguyên nhân khiến tỷ giá dao động mạnh trong năm 2011 là sư chênh lệch giữa giá vàng trong nước và giá vàng thế giới. Vàng cũng là một trong số ít kênh đầu tư của người dân. Việc nhập khẩu vàng cũng đặt một sức ép rất lớn lên dự trữ ngoại hối của Nhà Nước.

- Thời điểm 2011, lượng ngoại hối dự trữ của nhà nước khá mỏng do tình trạng thâm hụt trong cán cân vãng lai.

- Tâm lí đầu cơ, làm giá của các đại lý thu đổi ngoại tệ có xu hướng găm giữ vàng và ngoại hối trông đợi NHNN sẽ tiến hành phá giá sau tết nguyên đán khiến giá của các mặt hàng này càng tăng cao

- Bên cạnh đó là quan ngại về lạm phát và sự mất giá của VND cũng là một trong những nguyên nhân khiến cho tình hình tỷ giá trên thị trường càng khó kiểm soát hơn.

3.3.3 Diễn biến năm 2012

Nguồn: NHNN, VCB va số liệu người viết tự tính.

Nhìn chung, diễn biến tỷ giá USD/VND trong năm 2012 có thể chia thành hai giai đoạn sau:

Giai đoạn 1: Từ tháng 1- 6/2012, tỷ giá tăng nhẹ. Trong 6 tháng đầu năm diễn biến tỷ giá VND/USD diễn ra ổn định với chiều hướng tăng nhẹ khoảng 0,55%. Tỷ giá bình quân liên ngân hàng (BQLNH) tiếp tục được duy trì ở mức 20.828 VND/1 USD. Tỷ giá giao dịch của ngân hàng thương mại (NHTM) ở mức 20.860 - 20.920 VND/USD vào thời điểm cuối tháng 6/2012.

Riêng những ngày đầu tháng 6/2012, các NHTM đồng loạt nâng giá bán ra USD kịch trần và duy trì trạng thái này gần một tuần, sau đó đã được các ngân hàng điều chỉnh giảm trở lại. Diễn biến tỷ giá trên thị trường tự do bám sát diễn biến tỷ giá giao dịch của NHTM, chênh lệch giữa hai thị trường này chỉ còn ở mức từ 20 - 70 VND/1USD – một sự chênh lệch không đáng kể nếu so với thời điểm năm 2011 trung bình mức chênh lệch là 1.000 - 2.000 VND/1 USD.

Một điểm khác biệt so với các năm trước là trong quý I/2012, từ ngày 13/2/2012 tỷ giá mua vào của Sở Giao dịch NHNN được điều chỉnh cao hơn tỷ giá mua vào của các NHTM. Điều này nhằm khuyến khích các NHTM bán lại cho NHNN ngoại tệ mua được từ các doanh nghiệp và dân cư, tạo điều kiện cho NHNN thực hiện mục tiêu tăng dự trữ ngoại hối quốc gia.

trường tự do có tăng nhẹ và kéo dài khoảng cách chênh lệch với tỷ giá giao dịch của các NHTM ở mức gần 70 VND/1USD, nhưng sang tháng 9 bắt đầu xu hướng giảm dần đều cho tới cuối năm 2012 khi xoay quanh mức 20.850 – 20.870/VND/1USD. Tỷ giá BQLNH vẫn được duy trì một đường kẻ thẳng kể từ ngày 24/11/2011 cho đến nay.

3.3.4 Nguyên nhân:

- Ngay từ đầu năm Thống đốc đã ấn định tỷ giá bình quân liên ngân hàng là 1USD= 20.828 VND trong suốt 2012 và cam kết điều chỉnh tỷ giá ổn định không vượt quá 2-3% trong năm 2012.

- Việc NHNN điều chỉnh lãi suất chiết khấu 6 lần từ 13% xuống còn 7% đã giảm chi phí vay vốn cho các doanh nghiệp và hộ gia đình qua đó giúp giảm gánh nặng lãi cho doanh nghiệp.

3.3.5 Biện pháp của NHNN tác động vào tỷ giá

- Phá giá VND và đồng thời thu hẹp biên độ dao động. Chuyển qua cơ cấu niêm yết tỷ giá theo này chứ không neo tỷ giá như trước kia nữa

- Tuyên bố kiểm soát chặt chẽ hoạt động thu đổi ngoại tệ với sự kết hợp của công an và quản lí thị trường

- Xóa bỏ hoạt động kinh doanh vàng miếng trên thị trường, không cho huy động và cho vay bằng vàng (25/11/2012) qua đó tránh tình trạnh đầu cơ, tích trữ vàng trong dân chúng nhằm giảm sức ép phải liên tục nhập khẩu vàng miếng giảm áp lực lên dự trữ ngoại hối quốc gia.

- Quyết định 750 về tăng tỷ lệ dự trữ bắt buộc đối với tiền gửi ngoại tệ từ 4% lên 6% và sau đó là 7%. Ban hành thông tư 07/212/TT-NHNN ngày 20/03/2012 điều chỉnh trạng thái ngoại tệ của các TCTD, chi nhánh ngân hàng nước ngoài từ +-30% xuống còn +-20% vốn tự có. Ban hành các thông tư qui định trần lãi suất huy động USD (thông tư 13, 14)

- Hạn chế huy động và cho vay bằng ngoại tệ đồng thời mở rộng đối tượng kết hối, định ra giới hạn mua bán ngoại tệ tiền mặt giữa cá nhân và ngân hàng.

3.4 Giai đoạn 2013 - 2014

Một phần của tài liệu BÀI TẬP NHÓM MÔN TÀI CHÍNH QUỐC TẾ ĐIỀU HÀNH TỶ GIÁ VIỆT NAM GIAI ĐOẠN 2007 - NAY (Trang 25)