trường tăng thêm
- Chi phí dành đơn đặt hàng thấp cho các thị trường tăng thêm thị trường tăng thêm
- Chi phí phân phối thấp cho các thị trường tăng thêm trường tăng thêm
- Sản phẩm đòi hỏi phải thích nghi với các thị trường khác nhau thị trường khác nhau
- Các thị trường lớn, các đoạn thị trường có số lượng lớn có số lượng lớn
- Các thị trường ổn định
- Số các thị trường tương tự có hạn- Thị trường đã ở giai đoạn tăng trưởng - Thị trường đã ở giai đoạn tăng trưởng - Các thị trường lớn không cạnh tranh gay
gắt
- Các thị trường then chốt được phân chia giữa các đối thủ cạnh tranh. giữa các đối thủ cạnh tranh.
- Mức độ chung thủy cao
- Các chi phí giao tiếp cao cho các thị trường tăng thêm trường tăng thêm
- Chi phí dành đơn đặt hàng cao cho các thị trường tăng thêm thị trường tăng thêm
- Chi phí phân phối cao cho các thị trường tăng thêm tăng thêm
• Nhân tố sản phẩm:
Bản chất của sản phẩm (dung lượng, tính thường xuyên và tính đa dạng), mức độ chuyên môn hoá cao, tiêu chuẩn hoá sản phẩm, nội dung hàng hoá, tính mua đi bán lại và vòng đời của sản phẩm là những nhân tố ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường. Các đặc tính dung lượng cao, tần số xuất hiện thấp, không mua đi bán lại nhiều lần đặc trưng cho chiến lược phân tán để tăng đủ phần tiềm năng thị trường. Tính đặc thù của sản phẩm được biểu thị qua trình độ công nghệ, các đặc điểm của thị trường và dịch vụ.
Nội dung hàng hoá của sản phẩm, chẳng hạn như các dịch vụ sản phẩm có ý nghĩa quan trọng trong lựa chọn chiến lược mở rộng thị trường. Nếu sản phẩm có
yêu cầu cao về tư vấn tiêu dùng dịch vụ bảo hành, bố trí giao hàng thì doanh nghiệp phải tập trung các nguồn lực và nỗ lực thị trường để khuyến khích khách hàng duy trì thoái quen mua hàng thường xuyên. điều này đặc biệt có ý nghĩa đối với các sản phẩm công nghiệp, nơi mà các quan hệ giữa người bán và khách hàng cần được thiết lập thường xuyên và chặt chẽ.
Vị trí mà sản phẩm đang trong chu kỳ sống của nó tại mỗi thị trường cũng có ý nghĩa lớn trong việc lựa chọn chiến lược mở rộng. Nếu vị trí đó khác nhau nhiều tại các thị trường khác nhau thì chiến lược tập trung sẽ có hiệu quả hơn do doanh nghiệp có thể thâm nhập từng bước thị trường này sang thị trường khác. Mặt khác nếu sự khác biệt về vị trí của sản phẩm trong chu kỳ sống là không đáng kể thì nếu sản phẩm đang cùng ở giai đoạn đầu hay cuối của chu kỳ sống tại các thị trường, doanh nghiệp nên theo đuổi chiến lược phân tán để duy trì đáng kể dung lượng thị trường. Ngược lại việc tập trung thị trường sẽ thích hợp khi sản phẩm đang ở giai đoạn tăng trưởng và chín muồi, lúc mà sự cạnh tranh về giá cả đang trở nên mạnh mẽ .
• Nhân tố thị trường:
Đặc tính của thị trường (như phạm vi, sự biến động tính không đồng nhất , mức độ cạnh tranh, sự tín nhiệm của khách hàng của doanh nghiệp) có ảnh hưởng đến việc lựa chọn chiến lược thị trường. Nếu thị trường có tiềm năng lớn và ổn định thì thích hợp hơn với chiến lược tập trung còn nếu thị trường nhỏ và không ổn định thì lại thích hợp hơn với chiến lược phân tán. Mặt khác nếu công ty đang có ưu thế cạnh tranhvà khi các thị trường chủ yếu không bị các đối thủ mạnh lấn át thì chiến lược tập trung lại có thể hợp lý hơn.
Tốc độ tăng trưởng của thị trường cũng có ý nghĩa quan trọng. Nếu thị trường có tốc độ tăng trưởng thấp thì doanh nghiệp có thể đạt được dung lượng thị trường lớn nhờ đa dạng hóa thị trường. Lúc này chiến lược phân tán sẽ có lợi cho các doanh nghiệp có nguồn lực hạn chế.
Trong trường hợp không có sự khác biệt cơ bản trong điều kiện thị trường thì chiến lược phân tán lại hấp dẫn hơn. Điều đó cũng xảy ra khi có nhiều cản trở
trong việc thâm nhập thị trường (như hàng rào thuế quan cao) và nếu sự tín nhiệm của khách hàngở thị trường đó với doanh nghiệp không cao.
• Nhân tố chi phí Marketing:
Chi phí Marketing và bản chất của những chi phí đó có thể là những nhân tố quan trọng nhất cho việc lựa chọn chiến lược thị trường. Chi phí Marketing và bản chất của những chi phí đó có thể là những nhân tố quan trọng nhấtcho việc lựa chọn chiến lược thị trường. Chi phí Maketing là kết quả của bản chất sản phẩm và tính chất thị trường nói chung phụ thuộc vào hình thức hoạt động của thị trường nước ngoài và đòi hỏi ở thị trường. Các chi phí marketing được đo lường trong các mối quan hệ với lượng bán và được biểu diễn qua hàm số lượng bán theo những chi phí cho thị trường. Việc mô tả được một cách chính xác hàm số này là cơ sở để chọn được một chiến lược thị trường thích hợp nhất.