- Khảo sát đặc điểm vi thể của một số UTbM BT:
Chương 4 BÀN LUẬN
4.5.2. Về liên quan giữa típ MBH với kích thướ cu
Kích thước được xem là một yếu tố để dự đoán tính chất ác tính của u BT nói chung và UTbM nói riêng. UTbM nguyên thủy và UQ KTT thường có kích thước lớn hơn so với các UTbM khác.
Ở UTbM nguyên thủy và UQ KTT, hơn 85% u có kích thước ≥10 cm, thường gặp nhất là kích thước u ≥15 cm với 56,5% ở UTbM nguyên thủy và 53,3% ở UQ KTT; kích thước trung bình chung của hai típ u này là 16,6 ± 4,9 (6- 30cm).
UQ thành thục phần lớn có kích thước <10cm (90,1%), kích thước trung bình là 6,3 ± 4 (1,5 - 41,5cm). UQ đơn bì và các u tớp xụma kết hợp UQ nang thành thục: nhóm lành tính có kích thước 9,5 ± 6,9 (3 - 25cm), ác tính 8,6 ± 6,3 (4 - 18 cm), tỷ lệ u có kích thước < 10 là đa số chiếm 71,4% đến 75%.
Nhiều tác giả khác trong và ngoài nước cho kết quả tương tự:
Trong nước: Nghiên cứu của Lý Thị Bạch Như, 76,3% UQ thành thục có kích thước 5 - 10 cm, nhóm kích thước 21 - 30 cm chỉ chiếm 3,1%. Ngược lại với UTbM ác tính, 92,3% u có kích thước > 10 [17]. Nghiên cứu của Tạ Văn Tờ, Đỗ Thị Phương cũng cho thấy, UTbM ác tính có kích thước trong bình là 16,4 cm (6 - 30cm), 42,5% BN có kích thước u > 15 cm [6], theo Võ Thanh Nhân kích thước này là 17,9 (8 - 30cm) [18].
Các nghiên cứu của tác giả ngoài nước: Với UQ nang thành thục theo Ayhan A kích thước trung bình là 7,0 ± 4,5 (0,5 - 40cm), 6,4 ± 3,5 theo Comerci JTJ và cộng sự; Kích thước UTbM ác tính cũng có sự khác biệt tương tự, Lim [63], Gershenson báo cáo kích thước này lần lượt là 15,69 cm và 16cm (7-40 cm) [6].
mầm ác tính với kích thước của các UBT ác tính khác ở lứa tuổi trẻ sự khác biệt này là có ý nghĩa (P = 0,000), đây cũng là một đặc điểm quan trọng để định hướng tính chất ác tính và bản chất mô bệnh học của UBT nói chung và UTbM BT nói riêng.