THỰC HIỆN GPP TẠI QUẦY THUỐC

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP QUẦY THUỐC GIA HUY (Trang 26)

1. Nội dung nhà thuốc đã thực hiện được so với bảng kiểm GPP của Bộ Y Tế.

2. Các loại sổ sách, S.O.P có tại nhà thuốc và việc triển khai thực hiện trong thực tế.

1.1. Các loại sổ sách tại nhà thuốc

- Sổ theo dõi nhiệt độ& độ ẩm

- Sổ theo dõi tác dụng phụ của thuốc do khách hàng phản ánh

- Sổ kiểm soát chất lượng thuốc định kỳ

- Sổ mua thuốc

- Sổ theo dõi thuốc bán theo đơn

1.2. SOP có tại nhà thuốc

IV.TÌNH HÌNH NHẬP- BÁN THUỐC

1. Tình hình nhập thuốc

- Nguồn thuốc nhập vào nhà thuốc phải là thuốc ở các cơ sở kinh doanh thuốc

hợp pháp. Có hồ sơ theo dõi, lựa chọn các nhà cung cấp có uy tín, đảm bảo chất lượng thuốc trong quá trình kinh doanh.

- Chỉ mua các thuốc được phép lưu hành (thuốc có số đăng ký hoặc thuốc

chưa có số đăng ký được phép nhập khẩu theo nhu cầu điều trị). Thuốc mua còn nguyên vẹn và có đầy đủ bao gói của nhà sản xuất, nhãn đúng quy định theo quy chế hiện hành. Có đủ hoá đơn, chứng từ hợp lệ của thuốc mua về.

- Khi nhập thuốc, người bán lẻ kiểm tra hạn dùng, kiểm tra các thông tin trên

nhãn thuốc theo quy chế ghi nhãn, kiểm tra chất lượng (bằng cảm quang, nhất là với các thuốc dễ có biến đổi chất lượng) và có kiểm soát trong suốt quá trình bảo quản.

- Nhà thuốc phải có đủ thuốc thuộc Danh mục thuốc thiết yếu dùng cho tuyến

C trong Danh mục thuốc thiết yếu Việt Nam do Sở Y tế địa phương quy định

2. Tình hình bán thuốc

2.1. Thuốc bán không theo đơn

Người bệnh khai triệu chứng bệnh

Người bán lẻ hỏi người mua những câu hỏi liên quan đến bệnh, đến thuốc mà người mua yêu cầu.

Người bán lẻ tư vấn cho người mua về lựa chọn thuốc, cách dùng thuốc, hướng dẫn cách sử dụng thuốc bằng lời nói. Trường hợp không có đơn thuốc kèm theo, Người bán lẻ phải hướng dẫn sử dụng thuốc thêm bằng cách viết tay hoặc đánh máy, in gắn lên đồ bao gói.

Người bán lẻ cung cấp các thuốc phù hợp, kiểm tra, đối chiếu thuốc bán ra về nhãn thuốc, cảm quan về chất lượng, số lượng, chủng loại thuốc.

2.2. Thuốc bán theo đơn

Bán đúng thuốc, đúng giá, đủ số lượng toa yêu cầu

Khi được yêu cầu thì dược sĩ phụ trách có nhiệm vụ thông tin thuốc sau đó tư vấn về cách sử dụng từng loại thuốc trong toa. Khi bán các thuốc theo đơn phải có sự tham gia trực tiếp người bán lẻ có trình độ chuyên môn phù hợp và tuân thủ theo các quy định, quy chế hiện hành của Bộ Y tế về bán thuốc theo đơn.

Người bán lẻ phải bán theo đúng đơn thuốc. Trường hợp phát hiện đơn thuốc không rõ ràng về tên thuốc, nồng độ, hàm lượng, số lượng, hoặc có sai phạm về pháp lý,

chuyên môn hoặc ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh, Người bán lẻ phải thông báo lại cho người kê đơn biết.

Người bán lẻ giải thích rõ cho người mua và có quyền từ chối bán thuốc theo đơn trong các trường hợp đơn thuốc không hợp lệ, đơn thuốc có sai sót hoặc nghi vấn, đơn thuốc kê không nhằm cụ đích chữa bệnh.

Người bán lẻ là dược sỹ đại học có quyền thay thế thuốc bằng một thuốc khác có cùng hoạt chất, dạng bào chế, cùng liều lượng khi có sự đồng ý của người mua. Người bán lẻ hướng dẫn người mua về cách sử dụng thuốc, nhắc nhở người mua thực hiện đúng đơn thuốc

2.3. Đơn thuốc

 Họ và tên: Nguyễn Thị Hòa 34 tuổi

Chuẩn đoán: VIÊM DẠ DÀY

1/ Omeprazol 20mg 12 viên

Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên trước bữa ăn 2/ Spasmaverin 40mg 12 viên

Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Stocel P 12 gói

Ngày 3 lần, mỗi lần 1 gói

 Họ và tên: Nguyễn Thy 18 tuổi

Chuẩn đoán: VIÊM AMYDATE CẤP

1/ Cefuroxim 500mg 10 viên Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên 2/ α –chymotrypsin 20 viên Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Paracetamol 500mg 15 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 4/ Loratadin 10mg 5 viên Ngày 1 lần, vào buổi tối 5/ Vitamin C 500mg 5 viên Ngày 1 lần, vào buổi sáng

 Họ và tên: Lê Anh Trung 30 tuổi

Chuẩn đoán: VẾT THƯƠNG DO TAI NẠN GIAO THÔNG

1/ Cephalexin 500mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 2/ Serra 10mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Paracetamol 500mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên

 Họ và tên: Trung Kiên 30 tuổi

Chuẩn đoán: ĐAU DÂY THẦN KINH LIÊN SƯỜN

1/ Meloxicam 7.5mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 2/ Hapacol 500mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Vitamin PP 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 4/ Omeprazol 20mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên

 Họ và tên: Nguyễn Thị Sen 35 tuổi

Chuẩn đoán: VIÊM ÂM ĐẠO

1/ Cephalexin 500mg 15 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 2/ Serratiopeptidaselong 15 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Gynofar 250mg

 Họ và tên: Hoàng Anh tuổi: 34 tháng

1/ Amoxicillin 250 mg 10 gói Ngày uống 2 lần mỗi lần 1 gói 2/ Chlopheramin 4 mg 5 viên Ngày uống 1 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Paracetamol 250mg 10gói Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói 4/ Natri 20mg 10gói

Ngày uống 2 lần, mỗi lần 1 gói

 Họ và tên: Lê Văn Minh tuổi: 40 tuổi

Chuẩn đoán: ĐAU CƠ

1/ Meloxicam 7,5 mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 2/ Mephenesin 500 mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Trivitamin B 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 4/ Omeprazol 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên

 Họ và tên: Nguyễn thị Trúc Nhi 12 tuổi

Chuẩn đoán: GÃY XƯƠNG ĐÒN

1/ Alpha 42 (α- chymotripsin 42) 15 viên Ngày uống 03 lần, mỗi lần 1 viên

2/ Hapacol 325mg 15 viên

Ngày uống 03 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Tavazid 10 viên

V. THÔNG TIN GIỚI THIỆU THUỐC VÀ HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG THUỐC DỤNG THUỐC

1. Thông tin giới thiệu thuốc

- Khi phối hợp thuốc bán cho người bệnh người dược sĩ nên thông tin về

thuốc cho người bệnh về thuốc cách uống và liều dùng hợp lý.

- Không dùng các bao bì ra lẻ thuốc có chứa nội dung quảng cáo các thuốc

khác để làm túi đựng thuốc.

- Không được tiến hành các hoạt động thông tin, quảng cáo thuốc tại nơi

bán thuốc trái với quy định về thông tin quảng cáo thuốc; khuyến khích người mua coi thuốc là hàng hoá thông thường và khuyến khích người mua mua thuốc nhiều hơn cần thiết

- Thuốc được quảng cáo nhờ hình thức trưng bày trên các tủ kính theo từng

nhóm dược lý.

- Thực phẩm chức năng, mỹ phẩm được quảng cáo dưới dạng tờ rơi, tấm áp

phích, mô hình.

- Người mua thuốc cần nhận được sự tư vấn đúng đắn, đảm bảo hiệu quả

điều trị và phù hợp với nhu cầu, nguyện vọng.

- Người bán lẻ phải xác định rõ trường hợp nào cần có tư vấn của người có

chuyên môn phù hợp với loại thuốc cung cấp để tư vấn cho người mua thông tin về thuốc, giá cả và lựa chọn các thuốc không cần kê đơn.

- Đối với người bệnh đòi hỏi phải có chẩn đoán của thầy thuốc mới có thể

dùng thuốc.

- Người bán lẻ cần tư vấn để bệnh nhân tới khám thầy thuốc chuyên khoa

thích hợp hoặc bác sĩ điều trị.

- Đối với những người mua thuốc chưa cần thiết phải dùng thuốc, nhân viên

bán thuốc cần giải thích rõ cho họ hiểu và tự chăm sóc, tự theo dõi triệu chứng bệnh.

- Đối với bệnh nhân nghèo, không đủ khả năng chi trả thì Người bán lẻ cần

tư vấn lựa chọn loại thuốc có giá cả hợp lý, đảm bảo điều trị bệnh và giảm tới mức thấp nhất khả năng chi phí.

2. Tư vấn sử dụng thuốc

2.1. Họ và tên: Nguyễn thị Trúc Nhi 12 tuổi

Chuẩn đoán: GÃY XƯƠNG ĐÒN

1/ Alpha 42 (α- chymotripsin 42) 15 viên Ngày uống 03 lần, mỗi lần 1 viên

2/ Hapacol 325mg 15 viên

Ngày uống 03 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Tavazid 10 viên

Ngày uống 02 lần, mỗi lần 1 viên

Bình toa thuốc

1/ Alphachymotrypsin: Kháng viêm dạng men

- Hoạt chất : Alphatrymotrypsin 4,2 mg

- Dạng bào chế : Viên nén uống hoặc ngậm dưới lưỡi

- Liều dùng : Uống: 2 viên / lần, 3-4 lần / ngày.

Ngậm dưới lưỡi: 4 - 6 viên mỗi ngày, chia làm nhiều lần

- Chỉ định : Chống phù nề và kháng viêm dạng men tác động trên mô mềm.

Điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và ở những bệnh nhân đau do rối loạn đường hô hấp trên.

- Chống chỉ định: Mẫn cảm

2/ Hapacol 325 : Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt kháng viêm

- Hoạt chất: Paracetamol 325 mg

- Dạng bào chế : Viên nén dài.

- Chỉ định: Điều trị các triệu chứng đau trong các trường hợp: đau đầu,

đau nửa đầu, đau răng, đau nhức do cảm cúm, đau họng, đau nhức cơ

xương, đau do viêm khớp, đau sau khi tiêm ngừa hay nhổ răng. Hạ sốt ở bệnh nhân bị cảm hay những bệnh có liên quan đến sốt.

- Chống chỉ định: Quá mẫn với Paracetamol. Người bệnh thiếu máu, có

bệnh tim, phổi, thận. Các trường hợp: thiếu hụt glucose - 6 - phosphat dehydrogenase; suy chức năng gan.

- Tác dụng phụ: Dị ứng. Hại tử tế bào

- Liều dùng & cách dùng : Cách mỗi 6 giờ uống một lần.

• Trẻ em từ 6 đến 8 tuổi: uống 1 viên/ lần.Trẻ em từ 9 - 10 tuổi:

uống 1 ¼ viên/ lần.

• Trẻ em từ 11 - 12 tuổi : uống 1 ½ viên/ lần.

3/ Tavazid : Nhóm thuốc Vitamin & khoáng chất

- Hoạt chất : Vitamin E 20 UI, Vitamin B 5mg, Vitamin B2 5mg, Vitamin

B6 5mg, Vitamin PP 5mg, Calci glycerophosphat 5mg, Acid glycerophosphoric 5mg

- Dạng bào chế : Viên nén

- Chỉ định : Cung cấp đầy đủ các vitamin, chất khoáng và lysine. Phát

triển chiều cao. Phát triển trí não, tăng chỉ số IQ. Kích thích ăn uống, tăng chuyển hóa và giúp ăn ngon miệng

- Liều lượng và cách dùng: 2 viên mỗi ngày

- Chống chỉ định:Bệnh nhân dị ứng với các thành phần của thuốc. Không

dùng kéo dài với các thuốc khác có chứa calci. Vitamin PP: bệnh gan nặng, loét dạ dày tá tràng tiến triển, xuất huyết động mạch, hạ huyết áp nặng

2.2. Họ và tên: Nguyễn Thy 18 tuổi

Chuẩn đoán: VIÊM AMYDATE CẤP

1/ Cefuroxim 500mg 10 viên Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên 2/ α –chymotrypsin 20 viên Ngày 2 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Paracetamol 500mg 15 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 4/ Loratadin 10mg 5 viên Ngày 1 lần, vào buổi tối 5/ Vitamin C 500mg 5 viên

Ngày 1 lần, vào buổi sáng

Bình toa thuốc

1/ Cefuroxim 500mg: kháng sinh nhóm cefa

- Hoạt chất: Cefuroxim 500mg

- Dạng bào chế : Viên nén bao phim

- Chỉ định:Điều trị các nhiễm khuẩn do các vi khuẩn còn nhạy cảm gây

ra bao gồm:

• Nhiễm khuẩn đường hô hấp dưới bao gồm viêm phế quản

và viêm phổi, nhiễm khuẩn đường hô hấp trên như viêm xoang, viêm họng và viêm amiđan, viêm tai giữa.

• Nhiễm khuẩn da và mô mềm.

• Nhiễm khuẩn niệu–sinh dục như viêm bể thận, viêm bàng

quang, viêm niệu đạo, viêm niệu đạo không biến chứng do lậu cầu, viêm cổ tử cung.

- Liều dùng & cách dùng:

• Viêm phế quản và viêm phổi, nhiễm khuẩn da và mô mềm:

uống liều 250 mg hoặc 500 mg/ lần, 2 lần mỗi ngày.

• Viêm xoang, viêm họng, viêm amiđan, viêm tai giữa, nhiễm

khuẩn đường tiết niệu không biến chứng: uống liều 250 mg/ lần, 2 lần mỗi ngày.

• Viêm niệu đạo không biến chứng do lậu cầu, viêm cổ tử

cung: uống 1 g liều duy nhất.

• Liệu trình điều trị thông thường là 7 ngày.

• Nên uống thuốc ngay sau bữa ăn và cách ít nhất 2 giờ sau khi

uống các thuốc kháng acid hoặc các thuốc đối kháng thụ thể histamin H2.

- Chống chỉ định : Bệnh nhân có tiền sử quá mẫn với các kháng sinh thuộc

nhóm cephalosporin và penicilin.

- Tác dụng phụ : Rối loạn tiêu hóa. Tăng bạch cầu ưa Acid. Buồn nôn

2/ Alphachymotrypsin: Kháng viêm dạng men

- Hoạt chất : Alphatrymotrypsin 4,2 mg

- Dạng bào chế: Viên nén uống hoặc ngậm dưới lưỡi

- Liều dùng : Uống: 2 viên / lần, 3-4 lần / ngày.

Ngậm dưới lưỡi: 4 - 6 viên mỗi ngày, chia làm nhiều lần

- Chỉ định : Chống phù nề và kháng viêm dạng men tác động trên mô mềm.

Điều trị các trường hợp phù nề sau chấn thương hoặc sau phẫu thuật và ở những bệnh nhân đau do rối loạn đường hô hấp trên.

- Chống chỉ định: Mẫn cảm

3/Paracetamol 500mg: Nhóm thuốc giảm đau hạ sốt kháng viêm

- Hoạt chất: Paracetamol 500mg

- Dạng bào chế: Viên nén

- Chỉ định : Thuốc có tác dụng hạ nhiệt, giảm đau dùng cho đau cơ, đau

khớp,đau dây thần kinh, đau đầu, đau nhức do cảm cúm, đau tai, đau răng; sốt sau khi tiêm chủng, đau do hành kinh.

- Chống chỉ định : Dị ứng với Paracetamol. Rối loạn trầm trọng chức

năng gan và thận.

- Tác dụng phụ : Phản ứng, dị ứng, ngứa.

- Liều dùng : Người lớn : 1 - 2 viên x 3 - 4 lần/ngày. Không dùng thuốc quá 8 viên/ngày.

5/ Vitamin C 500mg: vitamin tan trong nước

- Hoạt chất : Acid Ascorbic 500 mg

Dạng bào chế: Viên nén

- Chỉ định: Phòng và điều trị bệnh do thiếu Vitamin C.

- Chống chỉ định: Người bị thiếu hụt G6PD. Người có tiền sử sỏi thận,

tăng oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat niệu và loạn chuyển hoá oxalat.

- Tác dụng phụ: Tăng oxalat - niệu, buồn nôn, nôn, ợ nóng, co cứng cơ

bụng, mệt mỏi, đỏ bừng, nhức đầu, mất ngủ, và tình trạng buồn ngủ đã xảy ra.

Liều dùng & cách dùng: Người lớn: 500 - 1000 mg/ngày. Trẻ em 6 - 15 tuổi uống bằng nửa liều người lớn. Uống với nhiều nước

2.3. Họ và tên: Lê Văn Minh tuổi: 40 tuổi

Chuẩn đoán: ĐAU CƠ

1/ Meloxicam 7,5 mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 2/ Mephenesin 500 mg 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 3/ Trivitamin B 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên 4/ Omeprazol 9 viên Ngày 3 lần, mỗi lần 1 viên

Bình toa thuốc

1/ Meloxicam 7.5: Nhóm thuốc giảm đau, hạ sốt, kháng viêm không steroid

- Hoạt chất : Meloxicam

- Dạng bào chế: viên nén

- Chỉ định: điều trị triệu chứng dài hạn các cơn viêm, đau mãn tính: viêm đau

xương khớp, viêm khớp dạng thấp, viêm cột sống dính khớp.

- Chống chỉ định : Không dùng cho bệnh nhân có tình trạng quá mẫn hoặc dị ứng

với thành phần của thuốc.

•Nhạy cảm chéo với Aspirin và các NSAID khác.

•Không dùng cho bệnh nhân có dấu hiệu hen suyễn, polyp mũi, phù

mạch hay nổi mề đay do Aspirin và các NSAID khác. •Loét dạ dày tá tràng tiến triển.

•Suy gan nặng.

•Suy thận nặng mà không chạy thận nhân tạo.

•Không dùng cho trẻ em dưới 15 tuổi.

•Phụ nữ có thai và cho con bú.

- Tác dụng phụ :Khó tiêu, buồn nôn, nôn, táo bón, đầy hơi.Rối loạn bạch cầu,

giảm tiểu cầu.

- Liều dùng: Viêm khớp dạng thấp và viêm cột sống dính khớp: 2 viên/ngày tùy

theo đáp ứng, có thể giảm liều còn 1 viên/ngày. Viêm đau xương khớp: 1 viên/ngày. Nếu cần, liều có thể tăng lên 2 viên/ngày.

Một phần của tài liệu BÁO CÁO THỰC TẬP TỐT NGHIỆP QUẦY THUỐC GIA HUY (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(43 trang)
w