ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG HUYỀN THOẠI VÀ LỊCH SỬ

Một phần của tài liệu Hướng dẫn đọc dịch báo chí văn hóa xã hội tiếng anh (Trang 31 - 33)

VÀ LỊCH SỬ

Huyền thoại về Phù Nam

Vương quốc Funan, nền văn minh lâu đời nhất chiếm cứ vùng Đểng bằng sông Cửu Long (ĐBSCL), đã nắm quyền thống trị thông qua việc hòa trộn được nền văn hóa ở địa phương với ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ. Theo truyền thuyết, cách đây rất lâu ở một miền đất ngập nước, có một nàng công chúa sinh sống, nàng là con gái của vua Naga. Một hôm có một chàng thanh niên Bà-la-môn tên là Kaundinya xuất hiện ở bờ biển. Công chúa ra đón người khách lạ, và khi nàng đến gần, chàng trẻ tuổi này dùng một cây cung thần bấn một mũi tên vào thuyển của nàng. Sợ hãi, nàng đầu hàng. Họ lấy nhau và Kaundinya trở thành người chủ của vương quốc ngập nước này. Để làm của hôi môn cho công chúa, vị vua cha đã uống cạn nước bao phủ vùng này ¿ể người con rễ mới của ông có đất canh tác.

Cuộc chiến đấu lịch sử vì sự sống còn của đất nước Vẻ thôn dã yên tĩnh của vùng châu thổ này khiến cho ta có một ấn tượng sai lầm về một quá khứ đã từng có thời rất dữ dội. Từ thời các Chúa Nguyễn, đó là vùng đất được chỉnh phục và định cư, sau đó là thời kỳ tái định cư khi mật độ dân số biến đổi theo những biến động của từng giai đoạn lịch sử đây sóng gió của Việt Nam.

Một tướng của quân đội Mỹ đã mô tả, "trong tất cả các miền, vùng châu thổ này là miền mờ mịt nhất... Thật nhiều bất

trắc khi hành quân ở đó". Với một văn phong hoa mỹ hơn, một bài báo đăng trên tạp chí Nøơfiongl Geographic xuất bản vào năm 1968 đã bình luận: "Chiến tranh, ở bất cứ trận địa nào cũng đều là một cơn ác mộng. Vùng ĐBSCL là một cơn ác mộng khủng khiếp hơn nhiều. Đánh nhau ở đó có nghĩa là phải đi lại vất vả quanh co qua những đầm lầy đầy rắn, nơi mà bùn hút chặt lấy chân như chất bê tông ướt. Đối phương có thể chỉ ở cách chúng ta độ 5 bộ, nhưng vẫn không bị phát hiện tronz khu rừng rậm dày đặc này",

Ngày nay, tại vùng châu thổ phì nhiêu đang trù phú trở lại này, khó có thể tin được rằng một cuộc chiến tranh hiện đại đã từng biến vùng quê bình lặng này trở thành một nơi trải qua

những cơn ác mộng. .

Châu Đốc vẫn còn là nơi ở của phần đông người Khơme, cũng như là nơi định cư lớn nhất của người Chàm ở vùng đồng bằng này. Phụ nữ ở đây vẫn còn bị ảnh hưởng của nền văn hóa Campuchia, họ đội khăn thay vì đội nón lá và màu đa của người dân xậm hơn, chứng tổ họ mang dòng máu Khơme. Quận Châu Đốc (có lần được tách ra thành tỉnh trong một thời gian) là cứ địa của đạo Hòa Hảo, đạo này có khoảng 1-1,5 triệu tín để và được thành lập ở làng Hòa Hảo vào năm 1939.

ở Rạch Giá, Chùa Nguyễn Trung Trực là nơi thờ phụng nhà lãnh đạo kháng chiến của Việt Nam thế kỷ 19 có cùng tên. Nguyễn Trung Trực hoạt động tích cực ở Nam Kỳ vào những thập niên 1860 và đã lãnh đạo cuộc tập kích đốt chiến thuyển Bsperance của Pháp. Khi người Pháp xiết chặt vòng vây, ông đã rút lui về đảo Phú Quốc. Người Pháp chỉ có thể buộc ông ra khỏi đảo này sau khi đe dọa giết mẹ ông. Ngày 27 tháng

10 năm 1868, ông đã ra đầu thú và bị xử tử ở Bãi chợ trong thị xã Rạch Giá.

Chính từ một lịch sử có Hên quan đến sự tiến hóa về chính trị xã hội mà Việt Nam dẩn dân phát triển tính chất quốc gia phức tạp của mình, một phần được xây: đấp bởi ảnh hưởng của văn hóa từ ngoài vào, một phần khác được hun đúc bởi tỉnh thần quốc gia mạnh mẽ và sức chiến đấu được xuất phát từ quá trình đấu tranh cho sự sống còn của quốc gia.

Một phần của tài liệu Hướng dẫn đọc dịch báo chí văn hóa xã hội tiếng anh (Trang 31 - 33)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(37 trang)