Kết quả thí nghiệm

Một phần của tài liệu CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ QUÁ TRÌNH NHIỆT PHÂN CHẤT THẢI (Trang 44)

Kết quả thí nghiệm được thể hiện trong Hình 4.1 và Hình 4.2.

Hình 4.2 Độ giảm khối lượng theo nhiệt độ nhiệt phân của chất thải photoresist

Nhận xét:

Dựa vào đồ thị Hình 4.1 và Hình 4.2 ta thấy trong khoảng nhiệt độ 2000C, tốc độ nhiệt phân xảy ra chậm, lượng chất thải hữu cơ trơ bị phân hủy chỉ được khoảng 4,6% khối lượng và 2,3% khối lượng đối với chất thải photoresist. Ở khoảng nhiệt độ từ 250 - 4000C, chất thải bị nhiệt phân mạnh nhất, khi nhiệt độ lên 4500C thì lượng chất thải bị phân hủy lên tới 40% khối lượng. Và khi nhiệt độ lên đến 6500C, chất thải hữu cơ trơ đã bị phân hủy được 52% và chất thải photoresist là 76% khối lượng. Chất thải tiếp tục được phân hủy theo thời gian và nhiệt độ tiếp tục tăng đến hơn 10000C thì chất thải bị phân hủy hoàn toàn.

Từ kết quả nghiên cứu, ta nhận thấy chất thải bị phân huỷ mạnh nhất trong khoảng nhiệt độ từ 250 - 5500C. Do đó, khi tiến hành xử lý đốt chất thải ta chọn nhiệt độ làm việc của buồng nhiệt phân bằng nhiệt độ nhiệt phân thực +1000C , vì khi nạp rác ban đầu vào buồng đốt có sự thu nhiệt và sấy khô khối rác. Như vậy, ta nên chọn nhiệt độ nhiệt phân tối thiểu là 3500C.

4.3 NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH ĐIỀU KIỆN NHIỆT PHÂN CHẤT THẢI 4.3.1 Mục đích nghiên cứu

Tiến hành thí nghiệm để xác định được điều kiện nhiệt phân thích hợp mà tại đó ta có thể thu được thành phần “khí gas” sinh ra có chất lượng cao nhất (hàm lượng chất cháy “CH4” lớn nhất ) để cấp cho buồng đốt chất thải.

Điều này cũng đồng nghĩa với việc ta đã thu hồi và tận dụng được nhiệt lượng hữu ích tối đa từ quá trình nhiệt phân chất thải.

Một phần của tài liệu CHẤT THẢI NGUY HẠI TỪ QUÁ TRÌNH NHIỆT PHÂN CHẤT THẢI (Trang 44)