II. Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho các cá nhân
4. Xây dựng hệ thống thông tin về chi phí đơn giản, thường xuyên và ở mọ
và ở mọi nơi chi phí phát sinh.
Mấu chốt để những giải pháp trên được thưc hiện liên thông nhịp nhàng hiệu quả đó là phải có kênh truyền thông giữa nhà quản lý với nhân viên, nhân viên với nhân viên trong toàn doanh nghiệp.
Những bộ phận được coi là có vấn đề về chi phí sẽ được công bố, kèm theo là thông tin cụ thể, chính xác cùng những khuyến cáo kèm theo. Nhân viên sẽ được cung cấp những thông tin kịp thời, chính xác và đầy đủ nhất và ngược lại họ sẽ làm điều đó với các nhà quản lý.
Để có được một hệ thống thông tin như vậy cần có mối liên hệ giữa các trung tâm quản lý chi phí với nhau và với những nhà quản lý cấp trên. Và các thông tin trước khi được công khai cần được kiểm định để đảm bảo tính chính xác, đầy đủ và được xử lý nhanh để đảm bảo tính kịp thời.
Có sự quan tâm của tất cả nhân viên trong doanh nghiệp tới vấn đề kiểm soát chi phí đã là điều thành công, chúng ta không vội hy vọng chi phí sẽ giảm xuống nhưng chí ít chúng cũng được sử dụng có hiệu quả hơn.
KẾT LUẬN
Qua quá trình phân tích trên ta thấy rằng vấn đề kiểm soát chi phí là thực sự cần thiết đối với bất kỳ doanh nghiệp nào. Đó là một chức năng của quản lý và thực hiện tốt, tức là đã sử dụng hiệu quả các khoản chi phí bỏ ra. Trên thực tế đây là một việc rất khó đối với các doanh nghiệp và đó cũng là hiện thực khó khăn của các doanh nghiệp nước ta, điều đó được biểu hiện qua giá thành sản phẩm rất cao. Vì vậy những nghiên cứu của em về vấn đề này hy vọng sẽ đưa ra được những kiến nghị, giải pháp chung cho các doanh nghiệp. Bài viết mang nhiều tính lý luận, dựa trên nền tảng chuyên đề “kiểm soát chi phí” được chương trình phát triển hợp tác Sông MêKông bảo trợ và triển khai năm 2003.
Tuy nhiên, ý kiến của em chỉ mang tính cá nhân và chủ quan vì vậy mong được sự góp ý hơn nữa của các thầy cô.
Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn Thạc Sĩ Đỗ Thị Hải Hà đã hướng dẫn em hoàn thiện đề án này!
MỤC LỤC
Lời mở đầu... 1
Chương I: Lý luận về kiểm soát chi phí... 3
I. Khái niệm và nội dung chi phí ... 3
1. Khái niệm... 3
2.Phân loại chi phí ... 3
2.1 Theo đối tượng... 4
2.1.1 Chi phí lao động... 4
2.1.2 Chi phí nguyên vật liệu... 6
2.1.3 Chi phí chung ... 7
2.2 Phân loại theo mức độ biến động chi phí ... 7
2.2.1 Chi phí cố định... 7
2.2.2. Chi phí biến đổi... 8
3. Định mức chi phí ... 8
II. Kiểm soát chi phí ... 9
1. Khái niệm... 9
2. Tính tất yếu của kiểm soát chi phí... 10
3. Vai trò của kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp... 10
4. Các nhân tố ảnh hưởng tới kiểm soát chi phí trong doanh nghiệp ... 11
Chương II: Nội dung kiểm soát chi phí ... 13
I. Nguyên tắc chung... 13
1. Luôn giám sát chi phí thuộc khả năng kiểm soát ... 13
2. Cần khai thác hiệu quả tối đa những chi phí mà doanh nghiệp có thể thay đổi... 13
3. Lập báo cáo liên tục cho các khoản chi phí của doanh nghiệp... 14
4. Nguyên tắc khách quan... 14
6. Nguyên tắc kinh tế... 15
II. Xây dựng các định mức hiệu quả chi phí ... 15
1. Xây dựng định mức... 15
1.1 Định mức giá... 15
1.2 Định mức lượng... 16
2. Phân tích biến động chi phí xung quanh định mức hiệu quả... 16
III. Vấn đề kiểm soát chi phí ở các doanh nghiệp ... 19
1. Về nhận thức, lý luận... 19
2. Thực trạng kiểm soát chi phí và hạ giá thành sản phẩm... 19
Chương III. Các giải pháp chung cho kiểm soát chi phí ... 22
I. Doanh nghiệp phải nắm bắt thông tin về kiểm soát chi phí khi ra quyết định... 22
1. Thông tin về chi phí trực tiếp liên quan từng đơn vị sản phẩm... 22
2. Xây dựng hệ thống mã chi phí để theo dõi từng khoản chi phí trong doanh nghiệp ... 23
3. Xây dựng trung tâm quản lý chi phí cho các bộ phận trong doanh nghiệp 24
4. Phân bổ chi phí cho từng công việc cụ thể... 25
II. Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho các cá nhân... 25
1. Xây dựng mối liên hệ giữa nhà quản lý với nhân viên ... 26
2. Kiểm tra, giám sát các hoạt động chi phí ... 26
3. Khuyến khích công nhân viên tham gia quản lý chi phí ... 27
4. Xây dựng hệ thống thông tin về chi phí đơn giản, thường xuyên và ở mọi nơi chi phí phát sinh... 28
TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. LêNin toàn tập, bàn về kiểm kê kiểm soát.
2. Giáo trình quản lý kinh tế Quốc dân, tập 1-2 Khoa khoa học quản lý trường Đại học kinh tế Quốc dân.
3. Giáo trình chính sách trong quản lý kinh tế xã hội, Khoa khoa học quản lý trường Đại học kinh tế Quốc dân
4.Giáo trình kinh tế Chính trị Mác-LêNin, tập1 trường Đại học kinh tế Quốc dân.
5. Tạp chí Công nghiệp Việt Nam số 16 - 24/2002. 6. Chuyên đề kiểm soát chi phí, NXB trẻ 2003