II. Xây dựng ý thức tiết kiệm chi phí cho các cá nhân
3. Khuyến khích công nhân viên tham gia quản lý chi phí
Mặc dù các công nhân viên không phải là nguyên nhân gây ra chi phí nhưng họ làm chủ hành động phát sinh chi phí. Do vậy bản thân họ quan tâm, tham gia quản lý chi phí là cần thiết. Một nguyên tắc trong quản lý đó là “ Tham gia là bị giàng buộc” vì vậy khuyến khích nhân viên tham gia nghĩa là tạo ra sự giàng buộc giữa các nhân viên với kiểm soát chi phí của doanh nghiệp.
Trước hết là khuyến khích họ tham gia và trao đổi thông tin về chi phí. Những thông tin này trước hết là ở bản thân họ, bộ phận các nhân viên làm việc, hoặc những thông tin ở bộ phận khác như vậy tạo ra sự tự giám sát và giám sát lẫn nhau.
Cũng cần khuyến khích họ đưa ra các đề xuất, sáng kiến giảm chi phí. Các nhà quản lý không chỉ kiểm tra giám sát nhân viên làm việc mà còn khuyến khích sự sáng tạo và tôn trọng những đề xuất của nhân viên. Cần có chế độ khen thưởng thoả đáng với những đề xuất hiệu quả, và ngay cả những đề xuất thiếu tính hiệu quả nhà quản lý cũng cần có thông tin phản hồi để nhân viên thấy rằng ý kiến của họ được quan tâm, tôn trọng.
Các thông tin về chi phí, những biến động về chi phí sẽ được công khai hoá trên toàn doanh nghiệp. Đảm bảo tính minh bạch của thông tin và nguyên tắc khách quan trong kiểm soát chi phí. Như vậy các thông tin được công bố sẽ đáng tin cậy, mặt khác các nhân viên cũng có thể dựa vào những thông tin này để kiểm soát cấp trên của minh, kiểm soát các bộ phận khác. Để có được một hệ thống thông tin hiệu quả có thể khuyến khích được nhân viên tham gia vào quản lý chi phí chúng ta sẽ chuyển sang phần tiếp theo.