Hình 4 Trụ cột Thương mại

Một phần của tài liệu Báo cáo Phát triển năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một Đô thị Cảng tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 34)

dù những ảnh hưởng tiêu cực của biến động kinh tế tác động đến toàn bộ đời sống kinh tế của các chủ thể từ doanh nghiệp lớn đến các hộ gia đình kinh doanh, song người dân và doanh nghiệp Bà Rịa – Vũng Tàu vẫn dành những đánh giá tích cực về địa phương mình, đặc biệt là về kết quả thương mại. Các tiêu chí được sử dụng trong mô hình PEII 2012 bao gồm:

35

Thương mại và Xuất nhập khẩu

Trong giai đoạn 2007- 2012 (điểm mốc 2007), xuất khẩu của Bà Rịa – Vũng Tàu giảm trong khi nhập khẩu vẫn tăng. Khoảng cách này lớn nhất vào năm 2010 và xuất phát từ lượng dầu thô xuất khẩu giảm (trong khi lượng xuất khẩu của các mặt hàng khác tăng). Đặc biệt, xuất khẩu năm 2011 tăng cao chủ yếu do dầu thô thế giới tăng giá (41.69%), cao su (50.29%), dầu điều (73%), hạt điều (48.3%) và một số các mặt hàng khác như thép, vải giả da, da thuộc, túi xách.

Hình 5: Tỷ lệ thay đổi kim ngạch xuất nhập khẩu giai đoạn 2007 - 2012

Nhập khẩu liên tiếp trên đà tăng, chủ yếu đến từ nhập khẩu nguyên vật liệu thuỷ sản trong khi nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm. Điều đó chứng tỏ: (1) Sự ảnh hưởng đến thương mại tiêu dùng của suy thoái kinh tế vẫn còn tiếp tục, khiến cho người tiêu dùng thắt chặt chi tiêu và (2) Sự yếu kém của nền sản xuất địa phương và các ngành công nghiệp phụ trợ, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông thuỷ hải sản.

 Nhập khẩu của Bà Rịa- Vũng Tàu chủ yếu là:

- Nhập nguyên liệu thép và thép: để sản xuất thép xây dựng, thép công nghiệp và cơ khí;

36 - Nhập vải, giày da: để gia công xuất khẩu;

- Nhập nguyên liệu hải sản: để chế biến xuất khẩu.

 Nhập khẩu hàng tiêu dùng của Bà Rịa- Vũng Tàu chủ yếu để phục vụ: - Khách du lịch trong nước và quốc tế (hơn 10 triệu lượt khách/năm); - Phục vụ dịch vụ dầu khí và tàu biển.

Nhập khẩu hàng tiêu dùng giảm, nguyên nhân chủ yếu do chất lượng hàng sản xuất trong nước đã được nâng lên và người tiêu dùng địa phương đã tin tưởng sử dụng hàng sản xuất trong nước vì giá rẻ hơn.

Tp Hồ Chí Minh, Hải Phòng, Đồng Nai, Bình Dương, Tây Ninh cùng chững lại trong giai đoạn này, còn Bà Rịa – Vũng Tàu, Long An, Tiền Giang và Bình Phước vẫn có tỷ lệ tăng trưởng nhập khẩu bình quân tăng trong khi tỷ lệ tăng trưởng xuất khẩu bình quân giảm.

Hình 6 Tỷ lệ tăng trưởng xuất nhập khẩu bình quân giai đoạn 2007 - 2011

37

Một phần của tài liệu Báo cáo Phát triển năng lực hội nhập kinh tế quốc tế Xây dựng Bà Rịa – Vũng Tàu trở thành một Đô thị Cảng tầm nhìn đến năm 2050 (Trang 34)