2.2.Tác động đối với phần còn lạicủa thế giớ

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế Thặng dư thương mại trung quốc (Trang 31)

II. Nhận định chung của nhóm về ảnh hưởng của tỷ giá đến thặngdư thương mại Trung Quốc:

2.2.Tác động đối với phần còn lạicủa thế giớ

Chính sách tỷ giá của Trung Quốc chủ yếu được nhìn nhận thông qua lăng kínhcủa sự mất cân đối toàn cầu. Đây là chính sách thương mại của chủ nghĩa trọng thương, chính sách tỷ giá kiểu “ăn xin” và điều này tạo ra hai hậu quả cơ bản sau:

Thứ nhất, tạo ra sự mất cân đối toàn cầu và sự đối lập giữa các quốc gia có thặngdư hay chịu thâm hụt tài khoản vãng lai. Mặc khác, nó che mờ đi nạn nhân thực sự của chính sách này: các nước đang phát triển có lợi thế so sánh tương đồng với Mỹ. Nạn nhân thực sự của chính sách này là các nền kinh tế mới nổi và các nước đang phát triển khác từ chính sách định giá thấp đồng tiền đồng nghĩa với việc Trung Quốc thực hiện chính sách bảo hộ thương mại, vừa áp đặt thuế nhập khẩu, vừa trợ cấp xuất khẩu.Do yếu tố lợi thế so sánh tương đồng mà các nước đang phát triển đang cạnh tranh trực tiếp với Trung Quốc chứ không phải với Mỹ hay EU. Thực tế, các nước đang phát triển phải chịu hai chi phí riêng biệt do chính sách tỷ giá của Trung Quốc. Trong ngắn hạn, khi nguồn vốn đổ vào các nước mới nổi, khả năng phản ứng với những đe dọa từ bong bóng tài sản và tăng trưởng nóng của họ suy giảm. Các thị trường mới nổi như Brazil, Ấn Độ và Hàn Quốc miễn cưỡng phải để đồng bản tệ lên giá để hạn chế tăng trưởng nóng trong khi đối thủ thương mại chính vẫn neo đồng bản tệ với đôla.

Nhưng chi phí dài hạn và cũng nghiêm trọng hơn là các khu vực nghèo hơn của thế giới phải thu hẹp thị trường cũng như giảm bớt tăng trưởng. Tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương tại Trung Quốc dẫn đến giảm sản lượng loại hàng hóa này tại các nước đang phát triển khác, tạo ra một thứ chi phí tăng trưởng cho các quốc gia này. Đương nhiên một phần chi phí cũng được nhu cầu hàng hóa đi kèm với tốc độ tăng trưởng cao của Trung Quốc bù đắp. Nhưng thặng dư tài khoản vãng lai khổng lồ của Trung Quốc cho thấy sự bù đắp này chẳng đáng là bao. Đặc biệt chính sách này có sức phá hoại rất lớn vào thời

điểm mà hầu hết các nền kinh tế trên thế giới đang ở trong khủng hoảng. Bình thường, Trung Quốc mua trái phiếu chính phủ Mỹ, trong khi bóp méo thương mại, ít nhất còn cung cấp cho chúng ta nguồn tín dụng rẻ - và bạn có thể nói rằng không phải lỗi của Trung Quốc khi chúng ta dùng số tiền đó để thổi phồng bong bóng bất động sản. Nhưng hiện tại chúng ta đang ngập trong tín dụng rẻ, điều đang thiếu là lượng cầu đối với hàng hóa và dịch vụ đủ để chúng ta tạo thêm việc làm. Và TQ, với một sự thặng dư thương mại giả tạo, lại đang làm trầm trọng thêm tình hình. Những nạn nhân “mới nổi” của chính sách tỷ giá Trung Quốc vẫn im lặng vì đơn giản với họ Trung Quốc quá to lớn, quá hùng mạnh. Thứ ba, nó khiến giải pháp chính trị trở nên khó khăn hơn. Gánh nặng tìm giải pháp thay đổi chính sách đồng NDT yếu đương nhiên lại đè lên vai Hoa Kỳ vì Mỹ chịu sử tác động mạnh nhất từ chính sách đồng NDT của Trung Quốc. Nhưng Mỹ không thể thành công vì Trung Quốc không đời nào lại nhượng bộ trước sức ép từ đối thủ duy nhất của họ cho vị thế siêu cường. Chỉ một liên minh rộng hơn, bao gồm tất cả các quốc gia chịu ảnh hưởng bởi chính sách tỷ giá của Trung Quốc mới có thể cùng đứng lên cảnh báo Trung Quốc về những hậu quả mà chính sách của nước này đã gây ra và nhắc nhở họ về trách nhiệm quốc tế của mình với tư cách một đối tác thương mại trọng yếu.

Đã đến lúc thay đổi quan điểm về sự mất cân đối toàn cầu và nhìn nhận chính sách tỷ giá của Trung Quốc theo đúng bản chất của nó: chính sách thương mại của chủ nghĩa trọng thương, với tổn thất đè lên vai các quốc gia đang cạnh tranh với TrungQuốc, tức là chính các nền kinh tế mới nổi và đang phát triển chứ không phải các nước giàu. Liên minh các nước đứng lên chống lại Trung Quốc cần phải được mở rộng để gây sức ép lên chính sách tỷ giá kiểu ăn xin này. Tiến trình ấy cần phải có tiếng nói của những nạn nhân vốn lâu nay câm lặng.

3.Trung Quốc điều chỉnh tăng giá trị đồng nhân dân tệ ảnh hưởng đếnViệt Nam

Khuynh hướng này sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam như thế nào? Đây là vấn đề quan trọng cần nghiên cứu sâu. Trước mắt nhóm có vài suy nghĩ sơ bộ như sau: Thứ nhất, trong ngắn và trung hạn, nhiều mặt hàng công nghiệp của Trung Quốc sẽ giảm khả năng cạnh tranh, xuất khẩu sẽ chững lại. Thêm vào đó, tiền lương ở Trung Quốc đang tăng và có thể sẽ tăng nhanh trong thời gian tới nên những ngành có hàm lượng lao động cao sẽ gặp khó khăn. Mặt khác, sức mua trong thị trường nội địa và nhập khẩu của Trung Quốc sẽ tăng. Đây là cơ hội để Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu, giảm áp lực nhập khẩu và cải thiện cán cân thương mại với Trung Quốc. Tuy nhiên, cơ hội này có được phát huy hay không còn tùy thuộc năng lực sản xuất và khả năng cải tiến năng suất của Việt Nam. Các doanh nghiệp Trung Quốc, kể cả các doanh nghiệp có vốn nước ngoài, sẽ đối phó với khuynh hướng tiền lương tăng và đồng RMB tăng giá bằng nỗ lực tăng năng suất. Do đó, Việt Nam cũng phải có nỗ lực tương đương mới tận dụng được cơ hội mới. Hiện nay, tình trạng thiếu điện, thiếu lao động quản lý trung gian, thiếu chuyên viên kỹ thuật và sự yếu kém về hạ tầng giao thông đang là trở ngại làm giảm khả năng sản xuất hàng công nghiệp tại Việt Nam. Nếu tình hình này không được cải thiện ngay thì những thay đổi ở thị trường Trung Quốc ít có tác động tích cực đến Việt Nam. Thứ hai, do sức mua của RMB tăng, đầu tư nước ngoài của Trung Quốc sẽ tăng. Trung Quốc sẽ đầu tư nhiều hơn sang Việt Nam. Cần phân tích sâu hơn hiện tượng này. Nếu đầu tư từ Trung Quốc nhiều hơn trong các lãnh vực công nghệ thấp, hoặc tập trung trong lĩnh vực khai thác tài nguyên và trong những ngành ảnh hưởng đến môi trường thì đó không phải là hiện tượng đáng hoan nghênh. Việt Nam cần quan tâm hơn đến dòng đầu tư mới từ Trung Quốc để ngăn chặn những dự án như vậy. Thứ ba, những doanh nghiệp có vốn nước ngoài tại Trung Quốc, đặc biệt doanh nghiệp của Nhật và Đài Loan có thể sẽ chuyển dịch nhiều nhà máy sang các nước khác để đối phó với khuynh hướng mới về tỷ giá và tiền lương ở Trung Quốc. Tuy nhiên, trong rất nhiều ngành công nghiệp, đặc biệt trong các ngành liên quan đếncác loại máy móc như xe hơi, máy móc phục vụ dịch vụ văn phòng (máy in, máy tính...), do họ đã hình thành mạng lưới cung cấp tại các cụm công nghiệp ở vùng Hoa Nam, việc di dời

nhà máy sang Việt Nam hay các nước khác không phải là sự chọn lựa dễ dàng. Bắt đầu từ tháng 3 năm 2010 (lúc đó tiền lương ở Trung Quốc bắt đầu tăng nhanh), một số doanh nghiệp có vốn của Nhật cho rằng dù tiền lương tăng họ vẫn bám trụ tại Trung Quốc bằng cách thay đổi công nghệ, tăng năng suất lao động. Do đó, rất có khả năng chỉ có những ngành dùng nhiều lao động giản đơn như may mặc, giày dép, dụng cụ lữ hành, hoặc những công đoạn có giá trị gia tăng thấp trong chuỗi cung ứng (supply chain) của các ngành máy móc mới được chuyển sang Việt Nam và các nước lân cận phía nam Trung Quốc. Đây cũng không phải là khuynh hướng tốt đối với Việt Nam. Thứ tư, sức mua của RMB tăng nên khách du lịch từ Trung Quốc sang Việt Nam sẽ tăng hơn nữa. Dĩ nhiên hiện tượng này sẽ giúp các ngành dịch vụ du lịch phát triển. Tuy nhiên, đã có nhiều trường hợp khách du lịch Trung Quốc chuyển thành lao động bất hợp pháp tại Việt Nam nên trong thời gian tới số người này sẽ nhiều hơn và việc quản lý sẽ gặp khó khăn. Việt Nam cần lường trước khả năng này để có biện pháp quản lý thích hợp và hiệu quả. Tóm lại, RMB tăng giá sẽ ảnh hưởng đến Việt Nam. Tùy theo chính sách, nỗ lực của Việt Nam mà ảnh hưởng ấy sẽ diễn tiến theo hướng thuận lợi hay bất lợi.

Một phần của tài liệu Tiểu luận tài chính quốc tế Thặng dư thương mại trung quốc (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOCX)

(40 trang)
w