II. Nhận định chung của nhóm về ảnh hưởng của tỷ giá đến thặngdư thương mại Trung Quốc:
2.1.Tác động đối với TrungQuốc
2.1.1. Tác động tích cực
Việc định giá thấp đồng tiền làm cho giá hàng hóa Trung Quốc rẻ hơn so với phần còn lại của thế giới, tạo điều kiện thuận lợi cho hàng hóa Trung Quốc xuất khẩu ra thị trường thế giới và làm cho hàng nước ngoài trở nên mắc hơn so với hàng TrungQuốc trên thị trường Trung Quốc. Do đó chính sách đồng nhân dân tệ yếu trước hết chính là chính sách bảo hộ thương mại, vừa áp đặt thuế nhập khẩu, vừa trợ cấp xuất khẩu, đảm bảo hoạt động của các nước xuất khẩu. Với chính sách tỷ giá hối đối này, NHTW Trung Quốc đang giữ trên 2.000 tỷ ngoại tệ bao gồm USD, Euro và rất nhiều đồng tiền khác. Điều này càng chứng minh rõ qua việc Trung Quốc phải mua khoảng 1 tỷ USD ngoại tệ một ngày để giữ cho giá đồng NDT không tăng. Theo ước tính của ông Dani Rodrik từ ĐH Havard thì chính sách duy trì đồng nhân dân tệ yếu của Trung Quốc tăng tốc độ tăng trưởng dài hạn của nước này thêm 2% nhờ tăng sản lượng hàng hóa ngoại thương, động lực của tăng trưởng kinh tế và cũng là lối thoát khỏi tình trạng kém phát triển của những bài học thành công thời hậu chiến như Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan. Do đó, với những thuận lợi trên thì trước sức ép của Mỹ và thế giới nhưng Trung Quốc vẫn giữ cơ chế tỷ giá hối đối thả nổi có quản lý nhưng quản lý ở đây lấn áp thả nổi và không để cho tỷ giá hối đoái tăng nhiều. Tốc độ tăng của tỷ giá hối đoái phải phù hợp với khả năng thích ứng của các doanh nghiệp xuất khẩu.
2.1.2. Tác động tiêu cực
Thứ nhất, việc duy trì tỷ giá hối đoái cố định bằng phương pháp ổn định hóa như phân tích trên sẽ tạo phân cấp tín dụng trong hệ thống ngân hàng thương mại Trung Quốc. Ngân hàng thương mại giữ càng nhiều trái phiếu chính phủ từ chính sách ổn định hóa ảnh hưởng đến tính thanh khoản của NHTM và làm phân cấp tín dụng. Thứ hai, để thực hiện chính sách vô hiệu hóa giữ tỷ giá hối đoái không thay đổi, NHTW Trung Quốc nắm giữ một lượng lớn ngoại tệ là USD, do đó, trong điều kiện nền kinh tế Mỹ đang gặp khó khăn, đồng USD mất giá sẽ ảnh hưởng đến sự mất giá tiền tệ. Thứ ba, Trung Quốc gặp khó khăn trong vấn đề tìm ra giải pháp chính trị với các nước đặc biệt là với Mỹ. Trung Quốc luôn bị chỉ trích bởi các nước trên thế giới với chính sách đồng tiền mà mình đang theo đuổi. Đặc biệt là Mỹ, luôn tìm cách chỉ trích và trừng phạt Trung Quốc thông qua chính sách ngoại thương. Mới đây, ngày 24/9/2010, các Nghị sĩ thuộc ủy ban quốc hội Mỹ đã bỏ phiếu thông qua dự luật: áp thuế cao đối với một số mặt hàng nhập khẩu từ Trung Quốc: Đây là dự luật trừng phạt Trung Quốc duy trì đồng nhân dân tệ ở mức thấp giả tạo. Đặc biệt trong các buổi hội đàm, hội nghị, Trung Quốc luôn bị Mỹ thúc giục nhanh chóng tiến hành các bước để giải quyết bất đồng về đồng NDT và sẽ bảo vệ lợi ích kinh tế của mình và kiện Trung Quốc lên tổ chức thương mại thế giới WTO. Ví dụ như theo yêu cầu của Mỹ: tăng giá đồng NDT lên mức 20%-40% so với tỷ giá hiện hành, nhưng nếu Trung Quốc thực hiện theo đề nghị này sẽ có hàng loạt công ty của Trung Quốc bị phá sản, khiến hàng ngàn công nhân bị mất việc làm, gây ảnh hưởng đến kinh tế Trung Quốc. Theo Thủ tướng Ôn Gia Bảo, lợi ích chung của hai nước còn lớn hơn nhiều so với những bất đồng. Thứ tư, gây bất lợi đối với các công ty nhập khẩu thuần túy.
Việc duy trì đồng nhân dân tệ yếu không có nghĩa là TQ được lợi hoàn toàn từchính sách tiền tệ của mình. Đồng NDT dưới giá trị chỉ tốt đối với các công tyxuất khẩu. Nhưng đối với các công ty thích tích trữ tiền hơn là chia sẻ lợi nhuậnvới công nhân, do đó đã tạo nên những làn sóng đình công hiện nay. Trong
khi đó,đồng NDT yếu làm tăng áp lực lạm phát và chuyển một phần lớn thu nhập quốcgia của TQ vào việc mua ngoại tệ với lãi suất rất thấp.