Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây
* Thực trạng dư nợ cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ
Sau hơn 02 năm chuyển đổi lên thành cấp I (tháng 10/2006), đặc biệt là một năm trở lại đây, BIDV CN Sơn Tây với số hỗ trợ của trung ương cộng với số vốn huy động từ các tổ chức, cá nhân dưới nhiều hình thức khác nhau đã dùng một phần lớn số lượng vốn đã huy động được vào hoạt động kinh doanh tín dụng của mình làm cho tốc độ tăng trưởng tín dụng ngày càng gia tăng cả về số tuyệt đối lẫn tương đối.
Bảng 01: Tình hình cho vay đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây
Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu Chênh lệch 2007/2006 Chênh lệch 2008/2007 Số tiền % Số tiền % Tổng dư nợ Cho vay 124 401 534 277 233.4 133 33.2
A. Dư nợ Ngoài QD 102 337 459 235 231.3 122 36.3
- %trong tổng dư nợ 82 84 86 B. Theo thời hạn CV
- Ngắn hạn 73.2 280.7 376.5 208 284 96 34
- Trung và dài hạn 50.8 120.3 157.5 69 136.6 37 31
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 –6/2008)
Qua biểu 01 cho thấy việc đầu tư tín dụng của lại tập trung chủ yếu vào doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ cho vay đối với thành phần kinh tế này chiếm phần lớn trong tổng dư nợ cho vay, cụ thể: Năm 2006 chiếm 82%, năm 2007 chiếm 84% và năm 6 tháng đầu năm 2008 chiếm 86% trong tổng dư nợ. Bên cạnh đó công tác đầu tư vốn cho thành phần kinh tế này trong ba năm luôn có mức tăng trưởng cao, cụ thể:
- Năm 2007, dư nợ đạt 337 tỷ đồng, so với năm 2006 tăng 235 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 231.3%).
- Nửa đầu năm 2008, dư nợ đạt 459 tỷ đồng, so với năm 2007 tăng 133 tỷ đồng (tỷ lệ tăng 36.3%).
* Nguyên nhân dư nợ cho vay đối với khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhanh là do
- Trong thời gian qua, BIDV CN Sơn Tây mở rộng địa bàn cho vay, mở rộng các hình thức cho vay như chiết khấu, tài trợ, tiêu dùng đặc biệt cho vay đối với CBCNV, tập trung đầu tư vốn cho các doanh nghiệp có tình hình tài chính lành mạnh, sản phẩm có chất lượng cao, có khả năng cạnh tranh trên thị trường.
- Sau một thời gian tổ chức sắp xếp lại sản xuất cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước, nhiều doanh nghiệp đã khắc phục được khó khăn trong sản xuất kinh doanh bắt đầu làm ăn có lãi, mở rộng sản xuất kinh doanh, tạo điều kiện các đơn vị tham gia đấu thầu các dự án trong toàn quốc v.v... Do đó đã đạt được mức tăng dư nợ đáng kể so với năm trước .
- BIDV CN Sơn Tây không chỉ chú trọng đầu tư cho các doanh nghiệp đóng trên địa bàn Thành phố mà đã mạnh dạn đầu tư cho tất cả các doanh nghiệp có đủ điều kiện vay vốn trên địa bàn toàn Tỉnh.
Phân theo thời hạn cho vay:
- Năm 2006, dư nợ ngắn hạn 73.2 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 59%), dư nợ trung và dài hạn 50.8 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 41%).
- Năm 2007, dư nợ ngắn hạn 280.7 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 70%), dư nợ trung và dài hạn 120.3 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 30%).
- Nửa đầu năm 2008, dư nợ ngắn hạn 376.5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 70.5 ), dư nợ trung và dài hạn 157.5 tỷ đồng (chiếm tỷ trọng 29.5%).
Đối với doanh nghiệp vừa và nhỏ BIDV CN Sơn Tây đã quan tâm đến đầu tư chiều sâu và mở rộng sản xuất của doanh nghiệp thuộc thành phần kinh tế này. Tuy nhiên, cần tăng cường đầu tư vốn trung và dài hạn nhiều hơn nữa để các doanh nghiệp mua máy móc thiết bị, cải tiến, đổi mới công nghệ để nâng cao năng suất lao động.
* Thực trạng về nợ quá hạn doanh nghiệp vừa và nhỏ tại BIDV CN Sơn Tây
Nợ quá hạn là vấn đề bức xúc của công tác tín dụng, là nỗi lo của tất cả các NHTM nói riêng và của nền kinh tế nói chung. Nợ quá hạn luôn là rủi ro mà các NHTM luôn tìm cách để hạn chế và giữ ở tỷ lệ thấp nhất nếu có thể. Nợ quá hạn không chỉ phát sinh từ nguyên nhân chủ quan từ các NH mà còn là do nguyên nhân khách quan từ phía khách hàng, từ sự thay đổi trong cơ chế, chính sách Nhà nước, từ tình hình chính trị-kinh tế trên thế giới.
Hoạt động tín dụng của BIDV CN Sơn Tây trong gần 3 năm qua, từ năm 2006 đến nửa đầu năm 2008 có những chuyển biến tích cực, cơ cấu, phương hướng đầu tư ngày càng hợp lý, không những đã không để nợ quá hạn mới phát sinh mà còn bước thu hồi nợ hết nợ xấu và một số nợ quá hạn cũ. Để đánh giá chất lượng tín dụng của ta xem xét bảng số liệu sau:
Đơn vị : Tỷ đồng Chỉ tiêu 30/12/2006 31/12/2007 30/6/2008 1. Tổng dư nợ 124 401 534 2. Nợ quá hạn 0,347 1,203 3,204 3. Tỷ lệ Nợ xấu 0,28% 0% 0% 4. Tỷ lệ nợ quá hạn 0,28% 0,3% 0,6%
(Nguồn: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2006 – 6/2008) * Nguyên nhân dẫn đến tình trạng nợ quá hạn trên là
- Do thiếu kiến thức kỹ năng quản lý: nguyên nhân mà nhiều DN gặp phải.
- Do cơ chế chính sách Nhà nước khiến một số DN lăn thua lỗ không có khả năng trả được nợ.
- Đối với các doanh nghiệp ngoài quốc doanh và tư nhân cá thể: Nguyên nhân chính dẫn đến nợ quá hạn của khu vực kinh tế này là các doanh nghiệp có quy mô sản xuất nhỏ, sản xuất độc lập, mục tiêu các doanh nghiệp là tối đa hoá lợi nhuận nên mức độ rủi ro của doanh nghiệp lớn. Ngoài ra, nguyên nhân dẫn đến các đơn vị kinh doanh thua lỗ là do các doanh nghiệp này chưa có kinh nghiệm về tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh, chưa có uy tín, hàng hoá sản xuất ra chưa đủ sức cạnh tranh trên thị trường ,vì thế mà không thu hồi được vốn dẫn đến nợ quá hạn.
Nợ quá hạn tại là do những năm trước đây khách hàng làm ăn thua lỗ không trả được nợ, đã chuyển sang nợ quá hạn. Số dư nợ quá hạn tăng lên là do tăng theo tỷ lệ số món cho vay. Năm 2007 đã giải quyết hoàn toàn nợ xấu.
Bên cạnh do, việc dư nợ quá hạn gia tăng do một số yếu tố như trong thời gian gần đây việc NHNN áp dụng chính sách thắt chặt tiền tệ làm cho các NHTM nói chung và BIDV CN Sơn Tây nói riêng cũng không thoát khỏi việc chạy đua lãi suất. Việc liên tục nâng cao lãi xuất huy động đồng nghĩa với việc phải nâng cao lãi suất cho vay khiến cho các DN phải chịu một mức lãi suất cao cộng với việc thời giá lạm phát dẫn đến chi phí sản xuất kinh doanh của các DN tăng cao, chính vì thế việc trả nợ đúng thời hạn cho NH đối với các DN càng thêm khó khăn. Song BIDV CN Sơn Tây vẫn luôn bán sát DN giúp đỡ, tư vấn cho DN và kiểm soát được tình hình khách hàng cuả mình. Tuy mức nợ quá hạn có gia tăng hơn so với năm 2007 nhưng vẫn nằm dưới mức giới hạn cho phép
Đạt được kết quả trên là do BIDV CN Sơn Tây rất chú trọng tới việc củng cố và nâng cao chất lượng tín dụng thông qua công tác thẩm định, lựa chọn dự án đầu tư, lựa chọn khách hàng, tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát việc chấp hành chế độ tín dụng và quy trình tín dụng của BIDV, kịp thời phát hiện những sai sót để có biện pháp xử lý ngay nên đã đảm bảo an toàn vốn và tài sản. Đây là sự cố gắng rất lớn của Ban giám đốc và toàn thể cán bộ công nhân viên BIDV CN Sơn Tây, trong đó cán bộ nhân viên phòng tín dụng đóng vai trò quan trọng.
Toàn bộ nợ quá hạn của BIDV CN Sơn Tây đều thuộc doanh nghiệp vừa và nhỏ và đều phát sinh từ các khoản cho vay ngắn hạn. Các khoản cho vay trung và dài hạn do làm tốt công tác thẩm định và lựa chọn những phương án khả thi để đầu tư nên cho vay trung và dài hạn có chất lượng tốt. Nhưng trong thực tế, rủi ro và nguy cơ phát sinh nợ quá hạn còn tiềm ẩn trong dư nợ cho vay trung và dài hạn bởi vì những khoản vay này có thời hạn trả nợ dài, chỉ đến khi hết thời hạn trả nợ thì mới đánh giá được chính xác chất lượng tín dụng của những khoản vay này.
Mặc dù trong những năm vừa qua dư nợ doanh nghiệp vừa và nhỏ tăng nhưng tại BIDV CN Sơn Tây không có nợ xấu phát sinh, điều đó cho thấy đã thực hiện tốt quy trình cho vay và có những biện pháp hữu hiệu để thu hồi nợ đến hạn. Không những thế, còn thường xuyên đôn đốc khách hàng trả nợ quá hạn và phối hợp tốt với các cơ quan hữu quan niêm phong, phát mại một số tài sản cầm cố, thế chấp để thu nợ. Do vậy, đã thu được một số khoản nợ xấu và quá hạn khó đòi của những năm trước.
Bảng 03 Cơ cấu dư nợ tín dụng theo quy mô doanh nghiệp
Đơn vị: Tỷ đồng
Năm 2006 2007 06/2008
Tổng nợ quá hạn 0,347 1,203 3,204
Nợ quá hạn của DNV&N 0,285 1,011 2,755
Tỷ trọng nợ quá hạn DNV&N (%) 82% 84% 86%
Nợ quá hạn của DN lớn 0,062 0,192 0,449
Tỷ trọng nợ quá hạn của DN lớn (%) 18% 16% 14%
Như vậy, trong các năm, lượng dư nợ của DNV&N đều chiếm tỷ trọng lớn trong tổng dư nợ tín dụng tại BIDV CN Sơn Tây.
2.2.3. Các chỉ tiêu về số lượng Doanh nghiệp Vừa và nhỏ có quan hệ với Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Sơn Tây
* Chỉ tiêu tuyệt đối: số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng hằng năm với BIDV CN Sơn Tây
Như đã phân tích ở trên, chỉ tiêu số lượng DNV&N có quan hệ với BIDV CN Sơn Tây là số liệu trực quan nhất phản ánh quy mô chất lượng tín dụng đối với loại hình doanh nghiệp này tại BIDV CN Sơn Tây. Các số liệu cho thấy, số lượng DNV&N có quan hệ vay vốn tại BIDV CN Sơn Tây là:
Bảng 04:Số lượng DNV&N có quan hệ vay vốn tại BIDV CN Sơn Tây
Đơn vị: doanh nghiệp
Năm 2006 2007 06/2008
Số lượng doanh nghiệp 44 70 94
Số lượng Doanh nghiệp Vừa và nhỏ
39 64 88
(Theo nguồn số liệu được cung cấp tại BIDV CN Sơn Tây )
Biểu đồ 01: Tỷ trọng về số lượng DNV&N với tổng số DN có quan hệ vay vốn tại BIDV CN Sơn Tây
Bảng và biểu đồ trên cho ta thấy số lượng DNV&N chiếm tỷ trọng lớn trên tổng số doanh nghiệp có quan hệ vay vốn với BIDV CN Sơn Tây. Tỷ trọng về số lượng của DNV&N tương đương với tỷ trọng về tổng dư nợ của DNV&N tại BIDV CN Sơn Tây. Điều này cho ta thấy BIDV CN Sơn Tây phân phối tín dụng khá đều cho các loại hình doanh nghiệp. Đây là một dấu hiệu khả quan vì BIDV CN Sơn Tây đã tận dụng nguồn vốn của mình để sử dụng một cách có khoa học, tập trung vào những đối tượng cần thiết.
Số lượng doanh nghiệp tăng lên nhanh tại BIDV CN Sơn Tây, trong 06 tháng đầu năm 2008, số lượng DNV&N tại BIDV CN Sơn Tây tăng lên là 88/94
doanh nghiệp. Như vậy, việc nâng cao chất lượng tính dụng là rất cần thiết tại BIDV CN Sơn Tây.
* Chỉ tiêu tương đối: tốc độ phát triển hàng năm của số lượng DNV&N có quan hệ tín dụng với BIDV CN Sơn Tây
Tốc độ phát triển hàng năm của số lượng DNV&N tại BIDV CN Sơn Tây là khá nhanh. Nhìn vào biểu đồ sau ta thấy
Biểu đồ 02:Tốc độ tăng trưởng số lượng DNV&N tại BIDV CN Sơn Tây
Biểu đồ trên cho thấy, tốc độ tăng lên của số lượng các DN có quan hệ tín dụng ngày cao. Như vậy, có thể khẳng định rằng nâng cao chất lượng tín dụng là vấn đề càng phải được chú trọng.
2.3. Hạn chế và nguyên nhân 2.3.1. Hạn chế
Tín dụng đối với DNV&N của Ngân hàng ĐT&PT Sơn Tây trong hai năm qua tuy đã tăng trưởng vượt bậc so với thời kỳ cấp II nhưng thực trạng của chất lượng tín dụng còn có những hạn chế nhất định, cụ thể:
+ Quy mô cho vay còn nhỏ, chưa tương xứng với tầm cỡ của cấp I. + Phương thức cho vay chưa đa dạng.
+ Nợ quá hạn 6 tháng đầu năm 2008 đã có xu hướng gia tăng.
2.3.2. Nguyên nhân
2.3.2.1. Nguyên nhân khách quan
Do BIDV CN Sơn Tây mới được nâng cấp lên thành cấp I, nhân lực còn thiếu, đội ngũ cán bộ tín dụng đa phần mới được tuyển dụng chưa có nhiều kinh nghiệm.
Chính sách thắt chặt tín dụng của Nhà nước nhằm kiềm chế lạm phát làm cho tốc độ tăng trưởng 6 tháng đầu năm của BIDV CN Sơn Tây tăng chậm lại so với 02 năm trước.
Lãi suất cho vay cao gần gấp đôi so với năm 2007 làm tăng áp lực tài chính đối các DNV&N vay vốn của NH.
Hoạt động của còn gặp không ít khó khăn do tác động của các yếu tố kinh tế-xã hội. Dịch cúm gia cầm, giá cả hàng hoá tăng mạnh, tỷ giá ngoại tệ bất
ổn. Kinh tế của tỉnh Hà Tây nói chung và của thành phố Sơn Tây nói riêng vẫn phát triển chậm đã ảnh hưởng không ít đến việc mở rộng công tác tín dụng trong đó có tín dụng ngoài quốc doanh.
Hệ thống pháp luật ban hành không đồng bộ và chưa phù hợp với yêu cầu của hoạt động kinh doanh đã ảnh hưởng đến hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp trong đó có doanh nghiệp ngoài quốc doanh, tư nhân cá thể và của NH như :
- Việc ban hành các văn bản về cơ chế tín dụng chưa tập trung vào một đầu mối của cơ quan tham mưu chính sách nên còn một số vấn đề vướng mắc trùng lặp, chồng chéo.
- Việc hoàn chỉnh cơ chế thể lệ tín dụng của NH đúng với luật NH, phù hợp đối với thực tế là một điều kiện quan trọng để nâng cao chất lượng tín dụng. Bất kỳ một khoản nào của Bộ luật chưa phù hợp với thực tiễn đều ảnh hưởng đến chất lượng tín dụng. Sự thiếu đồng bộ đầy đủ của các Bộ luật tạo ra môi trường không thuận lợi cho NH.
- Cơ chế, chính sách thường phải điều chỉnh lại cho phù hợp với thực tiễn là điều không thể tránh khỏi, nhưng sự điều chỉnh đó đôi khi tác động làm ảnh hưởng tới hoạt động tín dụng của NH như: Nghị định 18/CP của Chính phủ về quản lý đất đai làm cho nhiều khách hàng vay vốn NH kinh doanh bất động sản bị kẹt vốn không thể trả nợ được NH khi đến hạn. Chính sách ngoại thương
không kịp thời đối phó với sự biến động của thị trường, làm cho hàng hoá lúc thì nhập ồ ạt không tiêu thụ được gây ứ đọng vốn, lúc thì tạo thành cơn sốt nên nhiều khách hàng kinh doanh thua lỗ không trả được NH.
2.3.2.2. Nguyên nhân chủ quan
Do chính sách hạn chế hạn mức tín dụng của ngành nên không chú trọng với việc mở rộng thị trường đối với khách hàng là DNV&N đang còn rất tiềm năng
Sản phẩm đơn điệu: Hoạt động tín dụng của BIDV CN Sơn Tây hiện nay chủ yếu là tín dụng trực tiếp. Đây là loại tín dụng được thế giới đánh giá có rủi ro rất cao, trong lúc đó các loại tín dụng và đầu tư khác trong nền kinh tế thị trường phát triển thì chúng ta chưa thực hiện được ...
Thông tin tín dụng không đầy đủ: Thông tin tín dụng là vấn đề quan trọng hàng đầu để có quyết định cho vay đúng đắn. Trong nhiều trường hợp do điều tra không tốt nên thông tin sai lệch hoặc không đủ nên không hiểu hết mà vẫn cho vay. Trong thời gian qua hệ thống thông tin tín dụng để phòng ngừa rủi ro đã có nhưng do số liệu cập nhật không kịp thời, không đầy đủ nên không đánh