Xác định khoảng cách giữa 2 phao

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 03 lắp ráp và sửa chữa ngư cụ (Trang 67)

3.1. Khoảng cách lắp phao trên bản vẽ kỹ thuật

- Khoảng cách lắp ráp giữa 2 phao được thể hiện rõ trên bản vẽ kỹ thuật - Khi lắp ráp phao phải tuân thủ các quy định trong bản vẽ được thể hiện chi tiết ở phần ghi chú phía dưới bản vẽ

Ví dụ trên bản vẽ lắp ráp phao lưới kéo có ghi chú sau:

c c c q Q n

GHI CHÚ:

- Ở hàm lưới, lắp 3 quả phao  250, khoảng cách các phao bằng nhau.

- Tính từ đầu cánh từ phao số 1 đến phao 6, khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 1,5 m (mẫu 1), 1,4 m (mẫu 2). Từ phao số 7 đến phao số 12, khoảng cách bằng nhau, khoảng cách giữa 2 phao là 0,9 m (mẫu 1), 0,8m (mẫu 1).

3.2. Khoảng cách phao tính toán

Trường hợp các phao cùng loại và lắp ráp đều nhau trên giềng phao thì khoảng cách giữa 2 phao được tính toán dựa vào chiều dài giềng phao và số lượng phao lắp ráp trên toàn dây giềng

lf: Khoảng cách lắp ráp giữa 2 phao Ldg: Chiều dài giềng phao

nf: Số lượng phao f dg f n L l

Hình 6.1. Bản vẽ lắp ráp phao lưới kéo

4. Xác định khoảng cách lắp chì

4.1. Khoảng cách lắp chì trên bản vẽ kỹ thuật

- Khoảng cách lắp ráp giữa 2 viên chì được thể hiện rõ trên bản vẽ kỹ thuật - Khi lắp ráp chì phải tuân thủ các quy định trong bản vẽ được thể hiện chi tiết ở phần ghi chú phía dưới bản vẽ

Hình 6.2. Bản vẽ lắp ráp chì lưới kéo 4.2. Khoảng cách chì tính toán

Trường hợp các viên chì cùng loại và lắp ráp đều nhau trên giềng chì thì khoảng cách giữa 2 viên chì được tính toán dựa vào chiều dài giềng chì và số lượng chì lắp ráp trên toàn dây giềng

lc: Khoảng cách lắp ráp giữa 2 viên chì Ldg: Chiều dài giềng chì

nc: Số lượng chì

5. Cố định phao, chì vào giềng

5.1. Các loại nút buộc thường sử dụng để cố định phao, chì vào dây giềng Nút khóa: Thường sử dụng để cố định phao, chì vào dây giềng, có thể sử dụng nút khóa đơn hoặc khóa kép

a) b)

Hình 6.3. Nút khóa

a) Nút khóa đơn b) Nút khóa kép

Nút buộc các phao riêng biệt: Phao được cố định vào dây giềng thông qua các nút buộc giữa tai phao và dây giềng, yêu cầu mối buộc chặt nhưng dễ thao mở. Các nút thường sử dụng là nút neo đơn, neo kép, nút ghế đơn...

c dg c n L l

a) b) c) Hình 6.3. Cố định phao vào dây giềng a) Nút neo đơn b) Neo sống c) Nút ghế 5.2. Cố định phao vào giềng

- Cố định phao bằng một đường dây liên kết:

Sử dụng dây giềng có độ thô nhỏ hơn dây chính luồn qua lỗ trục của phao, ở hai đầu phao thực hiện các nút buộc cố định phao vào dây giềng

Hình 6.4. Cố định phao lưới vây - Cố định phao bằng dây buộc:

Sử dụng dây giềng có độ thô nhỏ hơn dây chính luồn qua lỗ quai phao, thực hiện các nút buộc cố định phao vào dây giềng

Hình 6.5. Cố định phao lưới kéo 5.3. Cố định chì vào giềng

- Cố định chìthông qua dây luồn chì:

Sử dụng dây giềng có độ thô nhỏ hơn dây chính luồn qua lỗ trục của chì, ở hai đầu chì thực hiện các nút buộc cố định dây luồn chì vào dây giềng

Hình 6.6. Cố định chì vào dây giềng - Cố định chì bằng cách kẹp trực tiếp chìvào dây giềng: Chì được cắt thành miếng hình chữ nhật kẹp trực tiếp vào dây giềng

Hình 6.6. Cố định chì vào dây giềng lưới rê 3 lớp

5.4. Quy trình thực hiện cố định phao, chì vào dây giềng

Bước 1. Chuẩn bị: Chuẩn bị đầy đủ phao, chì, dây thừng lắp phao, chì Bước 2. Xác định vị trí cố định phao, chì

Xác định bằng bản vẽ kỹ thuật hoặc thông qua tính toán Bước 3. Cố định phao, chì vào dây giềng

Sử dụng các loại nút buộc thích hợp cố định phao, chì vào đúng vị trí 5.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Chọn phao, chì đúng quy cách, số lượng

- Khi lắp ráp phao, chì phải tuân thủ các quy định trong bản vẽ kỹ thuật

6. Kiểm tra giềng lưới sau khi lắp ráp xong phao, chì.

6.1. Kiểm tra giềng phao, giềng chì

- Kiểm tra chiều dài dây giềng - Kiểm tra số lượng phao, chì - Kiểm tra các nút buộcphao, chì 6.2. Kiểm tra toàn bộ vàng lưới

Công tác kiểm tra toàn bộ vàng lưới thường được thực hiện sau khi lắp ráp xong vàng lưới. Công việc này có thể thực hiện bằng cách treo lưới lên khung tại xưởng làm lưới hoặc cho lưới hoạt động thử tại vùng nước trong có thể quan sát được các bộ phận lưới.

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi

1. Trình bày yêu cầu kỹ thuậtchọn quy cách, số lượng phao, chì cho vàng lưới?

2. Trình bày các phương pháplắp ráp phao chì vào vàng lưới?

Bài tập thực hành

1.Lắp ráp phao vào vàng lưới 2. Lắp ráp chì vào vàng lưới

C. Ghi nhớ

- Khi lắp ráp phao, chì phải tuân thủ các quy định trong bản vẽ được thể hiện chi tiết ở phần ghi chú phía dưới bản vẽ

Bài 7: VÁ LƯỚI Mã bài: MĐ03-07

Mục tiêu:

- Trình bày được cách cắt chỉnh lỗ rách để vá đan và vá ươm. -Trình bày được các phương pháp vá đan và vá ươm.

- Thực hiện vá lưới đúng yêu cầu kỹ thuật.

- Rèn luyện tính kỷ luật, cẩn thận, an toàn trong công việc

A. Nội dung

1. Lựa chọn điểm vào, điểm ra.

1.1. Hình dạng lỗ rách

Hình dạng lỗ rách có nhiều kiểu khác nhau. Lỗ rách có thể theo chiều dọc, chiều ngang hoặc theo đường xiên. Khi xử lý lỗ rách cần xác định chính xác hình dạng của lỗ rách để đề ra cách vá lưới thích hợp, giảm thiểu về thời gian, tiết kiện nguyên liệu lưới.

Hình 7.1. Hình dạng lỗ rách

a) Lỗ rách theo chiều dọc b) Lỗ rách ngang c) Lỗ rách xiên 1.2. Chọn điểm vào và điểm ra

Khi chọn điểm vào và điểm ra thực hiện như sau: - Điểm vàocó 3 chân nằm ở mắt lưới rách cao nhất - Các điểm còn lại được cắt sửa chỉ có 2 chân

- Điểm ra có 3 chân nằm ở mắt lưới rách có vị trí thấp nhất

Hình 7.2. Chọn điểm vào và điểm ra 1.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Xác định đúng hình dạng của lỗ rách

- Xác định chính xác điểm vào và điểm ra theo quan điểm tiết kiệm, hiệu quả 1.4. Quy trình thực hiện

Bước 1. Đặt lưới theo chiều chịu lực của tấm lưới

Bước 2. Xác định điểm vào có 3 chân nằm ở mắt lưới rách cao nhất Bước 3. Cắt sửa Các điểm còn lại chỉ có 2 chân

1.5. Những lưu ý khi thực hiện

Việc xác định sai hình dạng lỗ rách có thể cắt sai, kéo dài thời gian sửa chữa và tiêu hao vật liệu lưới

2. Cắt chỉnh đường biên lỗ rách để vá

2.1. Cắt chỉnh đường biên lỗ rách

Việc cắt chỉnh đường biên được thực hiện từ trên xuống dưới theo chiều chịu lực của tấm lưới. Quá trình cắt nên tận dụng các mắt lưới không bị rách để sao cho phạm vi vá có diện tích nhỏ nhất

Hình 7.3. Cắt chỉnh đường biên lỗ rách 2.2. Những lưu ý khi thực hiện

- Không cắt sát các nút lưới theo chiều thẳng đứng, nên chừa lại một khoảng thích hợp để nút không bị tuột

- Các nút lưới cắt ngang có thể mở gút để dễ dàng thắt các gút mới

3. Cắt biên lỗ rách để ươm

3.1. Các trường hợp vá ươm

Vá ươm được thực hiện khi miếng rách có diện tích lớn, khả năng vá lưới sẽ mất nhiều thời gian và không hiệu quả. Vá ươm là hình thức cắt lỗ rách theo dạng hình vuông, hình chữ nhật hoặc theo chu kỳ để vá ươm

3.2. Dụng cụ, thiết bị cần có - Kéo cắt lưới

- Lưới tấm có cùng đặc tính kỹ thuật với tấm lưới cần sửa chữa - Ghim đan

- Chỉ lưới

3.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Đảm bảo đặc tính kỹ thuật của ngư cụ - Tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu 3.4. Quy trình thực hiện

Bước 1. Xác định hình dạng lỗ rách

Bước 2. Cắt lỗ rách theo hình dạng nhất định

Bước 3. Cắt lưới tấm theo hình dạng lỗ rách để ươm

Hình 7.4. Cắt lưới để vá ươm 3.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Xác định chính xác hình dạng lỗ rách

4. Vá lưới bằng cách đan

4.1. Mục đích, ý nghĩa

Vá lưới bằng cách đan là dùng ghim đan bắt đầu từ điểm vào, đan ½ mắt lưới, quá trình đan có sự liên kết với các mắt lưới xung quanh lỗ rách, đến điểm ra thì hoàn thành vá xong lỗ lưới.

4.2. Dụng cụ, thiết bị cần có - Kéo cắt lưới

- Ghim đan - Chỉ lưới

4.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Lỗ rách sau khi vá xong có cùng kích thước mắt lưới 2a với tấm lưới - Các cạnh mắt lưới đều nhau

- Không có sự thừa hoặc thiếu mắt lưới

Hình 7.5. Vá lưới 4.4. Quy trình thực hiện

Bước 2. Đan ½ mắt lưới

Bước 3. Kết thúc miếng vá tại điểm ra

a)

b)

c)

Hình 7.6. Vá lưới bằng cách đan a) Thắt gút chỉ lưới tại điểm vào b) Đan ½ mắt lưới

c) Kết thúc miếng vá tại điểm ra 4.5. Những lưu ý khi thực hiện

- Nút thắt điểm vào, điểm ra thường là các nút kép hoặc biến dạng để tạo sự chắc chắn

- Các nút khác sử dụng nút chân ếch đơn - Đảm bảo sự đồng đều của mắt lưới

5. Vá lưới bằng cách ươm

5.1. Mục đích, ý nghĩa

Vá ươm là dùng tấm lưới cắt sẵn có hình dạng và kích thước tương ứng lắp ráp vào lỗ rách của ngư cụ. Vá ươm cho kết quả nhanh, phục vụ kịp thời cho hoạt động đánh bắt của ngư cụ.

Hình 7.7. Vá ươm

5.2. Dụng cụ, thiết bị cần có - Kéo cắt lưới

- Lưới tấm có cùng đặc tính kỹ thuật, hình dạng tương ứng với lỗ rách lưới - Ghim đan

5.3. Những yêu cầu khi thực hiện

- Đảm bảo hình dạng, kích thước ngư cụ sau khi ươm lưới - Tiết kiệm thời gian, nguyên vật liệu

5.4. Quy trình thực hiện

Bước 1. Cắt lỗ rách theo hình dạng kích thước nhất định Bước 2. Cắt tấm lưới tương ứng với hình dạng của lỗ rách

Bước 3. Lắp ghép tấm lưới vào lỗ rách bằng cách đan thêm ½ mắt lưới hoặc sươn cuốn

5.5. Những lưu ý khi thực hiện

Vá ướm có khi thay thế những mảng lưới rất lớn của ngư cụ do vậy cần chú ý cả về vật liệu, kích thước, chu kỳ cắt của tấm lưới thay thế để đảm bảo tính đồng dạng của ngư cụ.

6. Kiểm tra sau khi vá lưới

6.1. Mục đích, ý nghĩa

Sau khi vá lưới cần có sự kiểm tra để ngư cụ đạt những yêu cầu kỹ thuật, đảm bảo hiệu quả đánh bắt của ngư cụ.

6.2. Nội dung các công việc kiểm tra - Hoàn tất các lỗ vá

- Chỉ lưới đúng yêu cầu vật liệu, độ thô, màu sắc - Mắt lưới đúng kích thước, đủ số lượng

- Nút thắt chắc chắn

- Đảm bảo đúng chu kỳ ở biên lưới

B. Câu hỏi và bài tập thực hành Câu hỏi

1. Trình bày cách cắt chỉnh lỗ rách để vá đan? 2. Trình bày cách cắt chỉnh lỗ rách để vá ươm?

3. Trình bày đượccác phương phápvá đan và vá ươm?

Bài tập thực hành.

1. Vá một lỗ lưới thủng theo cách đan 2. Vá một lỗ lưới thủng theo cách vá ươm

C. Ghi nhớ

Vá ướm có khi thay thế những mảng lưới rất lớn của ngư cụ do vậy cần chú ý cả về vật liệu, kích thước, chu kỳ cắt của tấm lưới thay thế để đảm bảo tính đồng dạng của ngư cụ.

Bài 8: BẢO QUẢN NGƯ CỤ Mã bài: MĐ03-08

Mục tiêu:

- Trình bày đượcý nghĩa của công tác bảo quản ngư cụ.

- Trình bày được yêu cầu kỹ thuật, quy trìnhbảo quản ngư cụ.

- Thực hiện quy trình Bảo quản ngư cụ trong kho và trên tàu đánh cá.

A. Nội dung

1. Chuẩn bị nơi bảo quản.

1.1. Mục đích, ý nghĩa

Ngư cụ trong hoạt động sản xuất nghề cá là các vật tư, nguyên vật liệu từ các xơ, sợi thực vật, tổng hợp hoặc kim loại nên chúng thường bị hư hỏng, mất phẩm chất hoặc dễ bị gỉ sét. Chúng thường làm việc với lực căng lớn và trong điều kiện bị nhiều tác động xấu của môi trường xung quanh, chẳng hạn có lúc chúng làm việc ở những nơi có độ ẩm, độ mặncao, đôi lúc chúng bị phơi trực tiếp ra dưới ánh nắng của mặt trời, cũng có lúc bị bỏ xó trong góc, kẹt nên dễ bị côn trùng, chuột bọ cắn phá,... do đó ngư cụ rất dễ bị hao mòn, biến chất, hư hỏng, rách nát không phục hồi lại được.

Để có thể sử dụng lâu dài các ngư cụ, người sử dụng phải hiểu rõ các tính năng, tính chất của nguyên liệu cấu thành nên ngư cụ, các điều kiện cần thiết để ngư cụ có thể hoạt động lâu bền là từ đó có biện pháp bảo quản ngư cụ một cách thích hợp.

1.2. Kho bảo quản

Nhà kho dùng để bảo quản ngư cụ là nơi cần thiết cho các hoạt động giữ gìn và bảo quản ngư cụ. Nhà xưởng bảo quản có đạt yêu cầu thì ngư cụ mới có thể bảo quản tốt. Tùy theo số lượng và tầm quan trọng của ngư cụ cần bảo quản mà ta có thể thiết kế nhà bảo quản sao cho phù hợp, nhìn chung nhà xưởng cần đạt các yêu cầu sau:

- Nền nhà phải cao ráo, tráng xi măng có độ dốc thoát nước tốt để tránh ẩm ướt nền nhà.

- Phải xây tường cao, chống chuột bọ đột nhập vào cắn phá ngư cụ và phải có ván cách nhiệt.

- Mái nhà nên lợp ngói, không nên lợp tôn, để tránh nhiệt độ tăng lên đột ngột.

- Phải có cửa chớp để thoáng gió và ánh sáng có thể đi vào, nếu có thể được nên trang bị máy điều hòa nhiệt độ.

- Phảo có giá để xếp đặt ngư cụ gọn gàng, thông thoáng

- Nên kiểm tra thường xuyên và định kỳ nhà xưởng và trang thiết bị để kịp thời phát hiện hư hỏng và xử lý.

- Cần có bảng thông báo, hướng dẫn cách sử dụng và bảo quản cho từng loại trang thiết bị, cách phòng chống khi có sự cố xãy ra đối với vật tư, thiết bị bảo quản.

1.3. Bảo quản ngư cụ trên tàu

Trên tàu cá thường bảo quản ngư cụ ở hầm bảo quản bố trí ở phía mũi, phía lái, ngư cụ cũng có khi được xếp gọn trên boong, nóc ca bin. Nơi bảo quản ngư cụ trên tàu cần phải đảm bảo các yêu cầu như đối với kho bảo quản ngư cụ. Tuy nhiên do không gian chật hẹp nên chỉ đáp ứng được các yêu cầu tối thiểu đó là:

- Đủ chỗ để xếp ngư cụ - Khô, thoáng

- Gọn gàng, có giá để xếp đặt ngư cụ - Có mái che hoặc bạt che mưa nắng

Hình 8.1. Bảo quản ngư cụ trên tàu lưới vây

2. Giặt lưới sau khi làm việc

2.1. Mục đích, ý nghĩa

Ngư cụ sau khi làm việc trên các ngư trường sẽ bị bám dính rất nhiều loại rác, tạp chất nhất là những loại ngư cụ có kích thước mắt lưới nhỏ hoạt động sát đáy. Cá và các loại sinh vật thủy sinh còn vướng mắc trong mắt lưới, dễ phân hủy

Một phần của tài liệu giáo trình nghề thủy thủ tàu cá Modun 03 lắp ráp và sửa chữa ngư cụ (Trang 67)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)