ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG MÔI TRƯỜNG TRONG GIAI ĐOẠN HOẠT ĐỘNG

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ BÌNH THẮNG TẠI XÃ BÌNH AN HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 38)

ĐỘNG

2.3.2.1 Tác động đến môi trường tự nhiên

(1)

.Tác động của các nguồn gây ô nhiễm không khí

- Khí thải do đốt nhiên liệu như than đá, dầu tại các hộ gia đình trong khu dân cư (nguồn này rất ít, vì đây là khu đô thị hiện đại, hầu hết các hộ gia đình đều sử dụng gaz làm nhiên liệu đốt trong nấu nướng thực phẩm);

- Khí thải sinh ra do đốt dầu DO chạy máy phát điện dự phòng (mức tác động không nhiều, do ít khi phải sử dụng);

- Bụi từ mặt đất phát sinh do các hoạt động của con người (không đáng kể do 100% đường giao thông đối nội và đối ngoại được trải nhựa);

- Mùi hôi do nước thải và chất thải rắn sinh hoạt bốc mùi (được giảm thiểu đáng kể khi Chủ dự án cho xử lý hiệu quả các loại chất thải sinh hoạt phát sinh);

- Khí thải từ các phương tiện giao thông sử dụng xăng dầu như xe gắn máy, xe hơi, xe tải,.. Đây là nguồn gây ô nhiễm chủ yếu cho khu dân cư.

a). Đánh giá mức độ ô nhiễm không khí

 Đối với bụi và khí thải giao thông

Do mức độ tác động của hầu hết các nguồn ô nhiễm nêu trên là không nhiều, nên ở đây chúng tôi chỉ tính toán và đánh giá mức độ gây ô nhiễm không khí của các hoạt động giao thông diễn ra trong khu dân cư Bình Thắng và khu vực lân cận.

Ước tính với dân số tối đa của KDC Bình Thắng là 1.200 người thì số lượt xe hoạt động trong ngày tại khu dân cư khoảng 750 lượt (loại trừ xe đạp). trong đó 60% là xe gắn máy, 40% còn lại là ô tô, xe tải; .

Ước tính trung bình mỗi phương tiện chạy 10 km/ngày thì lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông được trình bày trong bảng 3.13.

Bảng 2.16. Lượng nhiên liệu cần cung cấp cho hoạt động giao thông trong 1 ngày

Stt Động cơ Số lượt xe Mức tiêu

thụ

Tổng lượng xăng, dầu

1 Xe gắn máy trên 50cc 450 0,045 135,0 2 Xe hơi động cơ < 1.400cc 100 0,225 150,0 3 Xe hơi động cơ 1.400cc -

2.000cc 75 0,225 112,5

4 Xe hơi động cơ >2.000cc 35 0,225 52,5 5 Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy dầu) 90 0,45 270,0

Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007

Hệ số các chất ô nhiễm trong khí thải giao thông :

Bảng 2.17. Hệ số ô nhiễm do khí thải giao thông của Tổ chức Y tế Thế giới

Stt Động cơ Hệ số ô nhiễm (kg/tấn nhiên liệu)

Bụi SO2 NO2 CO VOC 1 Xe gắn máy trên 50cc - 20S 8 525 80 2 Xe hơi động cơ < 1.400cc 1,1 20S 23,75 248,3 35,25 3 Xe hơi động cơ 1.400cc-2.000cc 0,86 20S 22,02 194,7 27,65 4 Xe hơi động cơ >2.000cc 0,76 20S 27,11 169,7 24,09 5 Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy bằng dầu) 3,5 20S 12 18 2,6

Nguồn: Tài liệu đánh giá nhanh của Tổ chứcY tế Thế giới (WHO), năm 1993

Bảng 2.18. Dự báo tải lượng ô nhiễm không khí do các phương tiện giao thông

Stt Động cơ Tải lượng ô nhiễm (kg/ngày)

Bụi SO2 NO2 CO VOC

2 2 Xe hơi động cơ < 1.400cc 0.142 0.025 8 3.063 32.03 4.547 3 Xe hơi động cơ 1.400 -2.000cc 0.083 0.019 2.13 18.83 7 2.675 4 Xe hơi động cơ >2.000cc 0.034 0.009 1.223 7.661 1.088 5 Xe tải nhẹ <3,5 tấn (chạy dầu) 0.813 0.046 2.787 4.18 0.603 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tổng cộng

6,433 1.072 1.238

10.13

3 123.66

Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.

Ghi chú : (-) : rất ít.

Đối với tiếng ồn và rung động

Tiếng ồn, độ rung gây ra chủ yếu do các phương tiện giao thông vận tải của chính người dân trong khu dân cư, ngoài ra còn có một số loại phương tiện vận tải qua lại khác, các loại xe khác nhau sẽ phát sinh mức độ ồn khác nhau. Ví dụ xe du lịch nhỏ có mức ồn 77 dBA, xe tải - xe khách: 84 – 95 dBA, xe mô tô: 94 dBA,..

Bảng 2.19. Mức ồn của các loại xe cơ giới

Loại xe Tiếng ồn (dBA) Tiêu chuẩn độ ồn tại khu dân cư (TCVN 5949:1998)

Xe du lịch 77 60 45 - 55 Xe mini bus 84 Xe thể thao 91 Xe vận tải 93 Xe mô tô 4 thì 94 Xe mô tô 2 thì 80 -100 Máy phát điện >90

Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM) tổng hợp, 7/2007.

Nhìn vào bảng 2.19 ta thấy máy phát điện dự phòng và hầu hết các hoạt động giao thông đều phát sinh tiếng ồn vượt tiêu chuẩn tiếng ồn tại khu dân cư, chủ dự án sẽ có phương án cụ thể nhằm giảm thiểu tối đa các tác động của tiếng ồn lên khu vực

b). Tác động của các chất ô nhiễm không khí

Tác động của Tiếng ồn và các chất gây ô nhiễm không khí được chúng tôi tổng hợp và đưa ra trong bảng 2.20 dưới đây.

Bảng 2.20. Tác động của tiếng ồn và các chất gây ô nhiễm không khí

TT Thông số Tác động

01 Bụi - Kích thích hô hấp, xơ hoá phổi, ung thư phổi;

- Gây tổn thương da, giác mạc mắt, bệnh ở đường tiêu hoá.

02 Khí axít (SOx, NOx).

- Gây ảnh hưởng hệ hô hấp, phân tán vào máu;

- SO2 có thể nhiễm độc qua da, làm giảm dự trữ kiềm trong máu;

- Tạo mưa axít ảnh hưởng xấu tới sự phát triển thảm thực vật và cây trồng;

- Tăng cường quá trình ăn mòn kim loại, phá hủy vật liệu bê tông và các công trình nhà cửa;

- Ảnh hưởng xấu đến khí hậu, hệ sinh thái và tầng ôzôn. 03 Oxyt cacbon

(CO)

Giảm khả năng vận chuyển ôxy của máu đến các tổ chức, tế bào do CO kết hợp với Hemoglobin thành cacboxy- hemoglobin.

04 Khí cacbonic (CO2)

- Gây rối loạn hô hấp phổi; - Gây hiệu ứng nhà kính; - Tác hại đến hệ sinh thái. 05 Hydrocarbo

n (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

(THC,VOC)

Gây nhiễm độc cấp tính: suy nhược, chóng mặt, nhức đầu, rối loạn giác quan có khi gây tử vong.

06 Tiếng ồn Tiếng ồn và độ rung cao gây ảnh hưởng đến sức khỏe như gây mất ngủ, mệt mỏi, gây tâm lý khó chịu. Tiếng ồn còn làm giảm năng suất lao động. Tiếp xúc với tiếng ồn có cường độ cao trong thời gian dài sẽ làm thính lực giảm sút, dẫn tới bệnh điếc.

Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.

(2). Tác động ô nhiễm do nước thải và nước mưa.

a). Nguồn phát sinh nước thải

hoạt động của người dân trong khu dân cư (trong các hộ gia đình) và và từ khu dịch vụ và trưng bày sản phẩm đá Granite của Công ty.

b). Đánh giá mức độ ô nhiễm của nước thải

 Tác động do nước thải sinh hoạt

Đối với khu dân cư Bình Thắng, có khá nhiều mục đích sử dụng nước như nước cho sinh hoạt, cho PCCC, nước tưới cây – tưới đường, nước sử dụng cho công trình công cộng khác,..

Tuy nhiên để tính mức phát sinh nước thải hàng ngày chúng tôi chỉ căn cứ trên cơ sở nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt của KDC (hộ gia đình, phòng dịch vụ tại khu cao tầng, nhà trưng bày sản phẩm của Công ty.).

Trên cơ sở quy mô dân số tối đa là 1.200 người, với chỉ tiêu sử dụng nước là 180 lít/người/ngày, lượng nước thải sinh hoạt phát sinh chiếm khoảng 80% nhu cầu sử dụng nước cho sinh hoạt thì tổng lượng NTSH phát sinh tại KDC Bình Thắng là gần 175 m3/ngày.

- Nồng độ ô nhiễm của các chất trong NTSH :

Bảng 2.21. Tổng lượng các chất nhiễm trong nước thải sinh hoạt trong quá trình hoạt động của của KDC Phú Mỹ.

Stt Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)

1 BOD5 54 - 64.8

2 COD 86.4 - 122.4

3 Chất rắn lơ lửng 84 - 174

5 Tổng nitơ 7.2 - 14.4

6 Amôni 2.88 - 5.76

7 Tổng photpho 0.96 - 4.8

Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.

Bảng 2.22. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Stt Chất ô nhiễm Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Có hệ thống bể tự hoại TCVN 6772 : 2000 (mức II) 1 BOD 280 - 336 100 – 200 30 2 COD 448 - 635 170 - 340 72* 3 Chất rắn lơ lửng 435 - 902 80 – 160 50 4 Dầu mỡ (thực phẩm) 62 - 187 42 - 125 20 5 Tổng nitơ 37 - 75 20-40 27* 6 Amôni 15 - 30 10 - 20 9* 7 Tổng photpho 5 - 25 3-10 5,4* 8 Coliform 106 - 109 104 1.000

Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.

Ghi chú:

- TCVN 6772 : 2000 : Giới hạn các thành phần trong nước thải sinh hoạt;

- (*): TCVN 5945 - 2005, Cột B (bổ sung): Nước thải công nghiệp - Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm (Q ≤ 50m3/s; 500< F≤5000m3/24h).

Kết quả ở bảng 2.22 cho thấy nước thải không xử lý có nồng độ ô nhiễm rất cao và sau khi được xử lý bằng bể tự hoại gia đình vẫn có hàm lượng chất ô nhiễm vượt tiêu chuẩn cho phép.

c.) Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Một số tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải được tóm tắt trong bảng 2.23 dưới đây.

Bảng 2.23. Tác động của các chất ô nhiễm trong nước thải

Stt Thông số Tác động 01

Nhiệt độ

- Ảnh hưởng đến chất lượng nước, nồng độ ôxy hoà tan trong nước (DO), ảnh hưởng tốc độ và dạng phân hủy các hợp chất hữu cơ trong nước.

02 Các chất hữu cơ - Giảm nồng độ ôxy hoà tan trong nước, gây ảnh hưởng đến tài nguyên thủy sinh.

03 Chất rắn lơ lửng - Làm tăng độ đục của nước, tác động tiêu cực đến chất lượng nước, tài nguyên thủy sinh.

04 Các chất dinh dưỡng (N, P)

- Gây hiện tượng phú dưỡng, ảnh hưởng tới chất lượng nước, sự sống thủy sinh.

05

Các vi khuẩn, ký sinh trùng gây bệnh

- Nước có lẫn vi khuẩn gây bệnh là nguyên nhân của các dịch bệnh thương hàn, phó thương hàn, lỵ, tả; - Coliform là nhóm vi khuẩn gây bệnh đường ruột; - E.coli (Escherichia Coli) là vi khuẩn thuộc nhóm Coliform, có nhiều trong phân người.

(3). Tác động do chất thải rắn

a). Nguồn phát sinh chất thải rắn

Có thể đưa ra một số nguồn phát sinh chất thải rắn như sau :

- Chất thải rắn sinh hoạt hàng ngày của người dân trong các căn hộ, của các nhà dịch vụ khu cao tầng,.. (giấy lộn, túi nilon, thức ăn thừa, chai nhựa, bao gói,..).

- Chất thải rắn phát sinh trên đường đi, vỉa hè, công viên,..(lá cây, chất thải rắn sinh hoạt như túi nilon, bao gói do người đi đường vứt bỏ, đất cát rơi vãi,..)

- Bùn và cặn lắng từ quá trình nạo vét cống, hầm tự hoại, ..).

- Chất thải nguy hại có thể phát sinh trong khu dân cư với mức không đáng kể như, acquy, cặn dầu nhớt, giẻ lau nhiễm dầu (từ các nhà xe của khu dân cư, ..).

b). Tải lượng phát sinh chất thải rắn

− Chất thải rắn sinh hoạt: Tải lượng chất thải rắn sinh hoạt được tính trung bình khoảng 1,0 kg/người/ngày. Với quy mô dân số gần 1.200 người thì tổng khối lượng chất thải rắn sinh hoạt phát sinh đạt khoảng 1,2 tấn/ngày;

rơi trên đường. Tổng khối lượng phát sinh các loại CTR này khoảng 0,5 tấn/ngày.

− CTNH phát sinh ở khu dân cư Bình Thắng là không đáng kể kể ở dạng các bóng đèn neon hỏng, giẻ lau nhiễn dầu nhớt, khối lượng phát sinh tối đa khoảng 250kg/tháng (trung bình khoảng 1kg/căn hộ/tháng).

c). Tác hại của ô nhiễm chất thải rắn

− Quá trình phân hủy rác hữu cơ sẽ phát sinh các chất khí gây mùi hôi như H2S, CH4,.. tác động đến chất lượng không khí khu vực xung quanh, ảnh hưởng đến cuộc sống và các hoạt động kinh tế khác trong vùng.

− Các thành phần trơ trong rác sinh hoạt: bao gồm giấy các loại, nylon, nhựa, kim loại, thủy tinh, v.v…gây mất mỹ quan khu dân cư.

− Các thành phần nguy hại như bóng đèn neon, giẻ lau nhiễm dầu chứa các chất độc hại như thuỷ ngân, dầu nhớt,..

Một phần của tài liệu TÌM HIỂU DỰ ÁN XÂY DỰNG KHU DÂN CƯ BÌNH THẮNG TẠI XÃ BÌNH AN HUYỆN DĨ AN TỈNH BÌNH DƯƠNG (Trang 38)