(1). Tác động đến môi trường không khí
Các tác động đến môi trường không khí do quá trình thi công xây dựng bao gồm:
− Bụi sinh do quá trình san ủi đất đá, vận chuyển và bốc dỡ nguyên vật liệu (đá, cát, xi măng, sắt thép,..);
− Bụi và các chất khí SO2, NO2, CO, THC do khói thải của xe cơ giới vận chuyển nguyên vật liệu san lấp, vật liệu xây dựng;
− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường).
a). Ô nhiễm bụi do từ vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng tập kết tại công trường
- Ô nhiễm bụi từ vật liệu san lấp :
Theo tính toán của Chủ dự án, khối lượng vật liệu cần thiết để san lấp mặt bằng chuẩn bị cho công tác thi công vào khoảng 12.150 tấn (tôn nền lên 30 cm). Theo tài liệu đánh giá nhanh của WHO thì hệ số trung bình phát tán bụi tại công trường là 0,075kg/tấn vật liệu san lấp. Như vậy tổng lượng bụi phát sinh từ vật liệu san lấp sẽ khoảng 911 kg. Dự kiến thời gian san lấp mặt bằng là 03 tháng nên tải lượng bụi phát sinh là 304kg/tháng hay 10 kg/ngày.
- Ô nhiễm bụi từ vật liệu xây dựng :
Quá trình bốc dỡ và tập kết nguyên vật liệu tại công trường xây dựng sẽ gây phát tán bụi ra môi trường xung quanh.
Bụi chủ yếu phát tán ra từ các nguồn vật liệu như cát, đá, xi măng và một phần từ sắt thép.
0,50,7 0,7 4 w x 2,7 W x 48 S x 12 s k 1,7 L =
Theo tính toán sơ bộ của chúng tôi thì tổng khối lượng nguyên vật liệu cần sử dụng cho công trình là 28.052 tấn (xi măng, cát, đá, sắt thép, ván khuôn,…). Như vậy, nếu quy ước hệ số phát thải tối đa của bụi phát sinh bụi từ nguyên vật liệu xây dựng trong quá trình vận chuyển, bốc dỡ và tập kết tương đương với hệ số phát thải của vật liệu san lấp (0,075kg/tấn) thì tổng lượng bụi phát sinh từ quá trình này là 2.104 kg bụi (trong 1 năm 9 tháng còn lại). Như vậy, lượng bụi trung bình phát sinh từ vật liệu trong giai đoạn xây dựng là 3,3 kg/ngày.
b). Ô nhiễm bụi đường do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên vật liệu phục vụ xây dựng công trình.
- Để xác định hệ số phát sinh bụi đất trong quá trình vận chuyển vật liệu xây dựng, chúng tôi áp dụng công thức sau:
Trong đó: L : Tải lượng bụi (kg/km/lượt xe) k : Kích thước hạt (0,2)
s : Lượng đất trên đường (8,9%)
S : Tốc độ trung bình của xe (30 km/h) W : Trọng lượng có tải của xe (10 tấn) w : Số bánh xe (10 bánh)
kg/km/lượt xe.
- Xác định tải lượng ô nhiễm bụi
Khối lượng vật liệu cần thiết để san lấp mặt bằng khoảng 12.150 tấn và khối lượng vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ công trình là 28.052 tấn. Như vậy, tổng khối lượng vật liệu san lấp và vật liệu xây dựng cần vận chuyển phục vụ công trình là 40.202 tấn. Sử dụng xe với tải trọng vận chuyển là 10 tấn sẽ có 4.020 xe. Nếu tính cả lượng xe không tải quy về có tải (2 xe không tải tương đương với 1 xe có tải) thì tổng số lượt xe quy về có tải sẽ là 6.030 xe.
Vậy với hệ số phát sinh bụi là 0,65 kg/km/lượt xe, quãng đường vận chuyển trung bình là 6km/chiều thì tổng tải lượng ô nhiễm bụi đường do vận chuyển vật liệu xây dựng là 23,52 tấn/2 năm tương ứng với 32,2 kg/ngày.
c). Ô nhiễm do bụi và khí thải từ các phương tiện vận chuyển vật liệu xây dựng.
Theo các kết quả tính toán ở trên, trong 02 năm xây dựng dự án sẽ có khoảng 6.030 lượt xe (quy về có tải) tham gia vận chuyển vật liệu san lấp và nguyên vật liệu xây dựng phục vụ công trình.
Dựa vào hệ số ô nhiễm do Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) thiết lập đối với các loại xe vận tải sử dụng dầu DO có công suất 3,5 - 16,0 tấn
Bảng 2.10: Ước tính tải lượng các chất ô nhiễm trong khí thải của các phương tiện vận chuyển NVL xây dựng.
Stt Chất ô nhiễm
Tải lượng Tổng chiều dài
Tải lượng
kg/2 năm kg/năm kg/ngày
01 Bụi 0,9 36,18 32,56 16,28 0,045
02 SO2 4,15S 36,18 75,07 37,54 0,103
03 NOX 14,4 36,18 520,99 260,50 0,714
04 CO 2,9 36,18 104,92 52,46 0,144
05 THC 0,8 36,18 28,94 14,47 0,040
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú:
- S là hàm lượng lưu huỳnh trong dầu DO (0,5%);
- Quãng đường vận chuyển trung bình cho 1 chuyến xe được ước tính là 6 km.
d). Ô nhiễm tiếng ồn do hoạt động của các phương tiện vận tải và thi công.
Ngoài việc phát sinh bụi và khí thải, các phương tiện vận tải và thi công còn phát sinh tiếng ồn gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tại khu vực.
Tiếng ồn, độ rung phát sinh trong quá trình thi công xây dựng hạ tầng cơ sở, hạ tầng kỹ thuật chủ yếu là tiếng ồn từ các phương tiện vận chuyển, máy trộn bê tông,… …tham gia trong quá trình xây dựng.
Tham khảo các tài liệu kỹ thuật, chúng tôi có được kết quả về độ ồn phát sinh do các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công phục vụ công trình như sau
Bảng 2.11. Mức ồn của các phương tiện vận chuyển và thiết bị thi công
Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m Tài liệu (1) Tài liệu (2)
Stt Thiết bị Mức ồn (dBA), cách nguồn ồn 15 m Tài liệu (1) Tài liệu (2)
02 Máy đầm nén (xe lu) - 72,0 - 74,0
03 Máy xúc gầu trước - 72,0 - 84,0
04 Máy kéo - 77,0 - 96,0
05 Máy cạp đất - 80,0 - 93,0
06 Máy lát đường - 87,0 - 88,5
07 Xe tải - 82,0 - 94,0
08 Máy trộn bê tông 75,0 75,0 - 88,0
09 Bơm bê tông - 80,0 - 83,0
10 Cần trục di động - 76,0 - 87,0
11 Máy nén 80,0 75,0 - 87,0
Nguồn: Tài liệu (1) - Nguyễn Đình Tuấn và các cộng sự; Tài liệu (2) - Mackernize, L.da, năm 1985.
Như vậy, với mức ồn cực đại của hầu hết các thiết bị thi công gây ra tại công trường đều vượt quá tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Chủ dự án sẽ đưa ra các giải pháp hiệu quả để giảm thiểu tác động này đối với công nhân trực tiếp thi công trên công trường và người dân xung quanh khu vực.
(2). Tác động ô nhiễm do nước thải của công nhân xây dựng
NTSH của công nhân tại khu vực dự án là nguyên nhân chính ảnh hưởng đến chất lượng nước khu vực xung quanh. Nước thải sinh hoạt chứa nhiều chất cặn bã, chất hữu cơ dễ phân huỷ, chất dinh dưỡng và các vi khuẩn gây bệnh nên có thể gây ô nhiễm nguồn nước mặt và nước ngầm nếu không được xử lý.
Bảng 2.12. Khối lượng chất ô nhiễm do mỗi người hàng ngày đưa vào môi trường.
1 BOD5 45 - 54
2 COD 72 - 102
3 Chất rắn lơ lửng 70 - 145
4 Dầu mỡ phi khoáng 10 - 30
5 Tổng nitơ 6 - 12
6 Amôni 2,4 - 4,8
7 Tổng photpho 0,8 - 4,0
Nguồn: Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), năm 1993
Số lượng công nhân tham gia xây dựng dự án trung bình khoảng 100 người/ngày. Với định mức sử dụng nước là 180 lít nước/người/ngày, lượng nước thải phát sinh bằng 80% (144 lít/người/ngày) thì tổng lượng nước thải sinh hoạt phát sinh tại công trường hàng ngày khoảng 14,4 m3/ngày.
Bảng 2.13. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt tại công trường.
Stt Chất ô nhiễm Tải lượng chất ô nhiễm (kg/ngày)
1 BOD5 4,5 – 5,4 2 COD 7,2 – 10,2 3 Chất rắn lơ lửng 7,0 – 14,5 4 Dầu mỡ ĐTV 1,0 – 3,0 5 Tổng nitơ 0,6 – 1,2 6 Amôni 0,24 – 0,48 7 Tổng photpho 0,08 – 0,40
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt được tính toán dựa trên tải lượng ô nhiễm (kg/ngày), lưu lượng nước thải (m3/ngày) và hiệu suất xử lý của bể tự hoại, kết quả được trình bày trong bảng 2.14 dưới đây.
Bảng 2.14. Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt Stt Chất ô nhiễm Đơn vị Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/l) Không xử lý Xử lý bằng bể tự hoại QCVN 14 : 2008 BTNMT 1 BOD mgO2/l 312 - 375 100 – 200 30 2 COD mgO2/l 500 -708 170 - 340 72* 3 TSS mg/l 486 – 1007 80 – 160 50 4 Dầu mỡ ĐTV mg/l 69 - 208 42 - 125 20 5 Tổng nitơ mg/l 41,7 - 83,3 20 -40 27* 6 Amôni mg/l 16,7 - 33,3 10 - 20 9* 7 Tổng photpho mg/l 5,5 - 27,8 3 -10 5,4* 8 Coliform MPN/100m l 106 - 109 104 1.000
Nguồn : Viện KHCN và QLMT (IESEM), 7/2007.
Ghi chú:
- QCVN 14 : 2008: Qui chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng nước thải sinh hoạt;
- (*): TCVN 5945 - 2005, Cột B (bổ sung): Nước thải công nghiệp - Giá trị giới hạn các thông số và nồng độ chất ô nhiễm.
các loại chất thải rắn phát sinh chủ yếu bao gồm:
- Chất thải rắn sinh hoạt: phát sinh do quá trình sinh hoạt của công nhân tại công trường, thành phần chủ yếu của CTRSH là túi nilông, giấy vụn, bao gói thức ăn thừa,..)
Nếu tính trung bình mỗi ngày tại khu vực dự án có 100 công nhân làm việc, thì tổng khối lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày có thể ước tính được là 100 – 150 kg/ngày.
- Nếu không có phương án che chắn cẩn thận các thùng xe trong quá trình vận chuyển nguyên vật liệu xây dựng thì CTR cũng có thể rơi vãi trong quá trình vận chuyển. Mỗi khi phát sinh các loại chất thải rắn này có thể phát thải trực tiếp hoặc gián tiếp (do bị cuốn theo nước mưa) xuống các nguồn nước mặt lân cận như rạch Cầu bà Hiệp, các ao rạch khác dọc đường vận chuyển,...gây ô nhiễm các nguồn nước mặt (chủ yếu làm gia tăng độ đục của nước)..
- Ngoài ra, sau quá trình xây dựng có thể còn phát sinh một số dạng chất thải rắn như gạch vụn, sắt thép vụn, bao xi măng, cọc gỗ làm dàn giáo,..
- Quá trình tập kết và lưu giữ nguyên vật liệu tại công trường ít phát sinh chất thải rắn cũng như các loại chất thải gây ô nhiễm khác do Chủ dự án hạn chế việc
tập kết quá nhiều nguyên vật liệu tại công trường
- Hoạt động bảo dưỡng phương tiện nếu thực hiện ngay tại công trường cũng có thể gây phát sinh căn dầu nhớt, vỏ chai đựng dầu nhớt và giẻ lau nhiễm dầu nhớt,..
(4). Tác động đến tài nguyên sinh học và con người
Đối với tài nguyên sinh học
Nhìn chung tài nguyên sinh vật tại khu vực dự án khá nghèo nàn (đã phân tích ở phần tài nguyên sinh học). Tác động tiêu cực của dự án lên tài nguyên sinh học chủ yếu diễn ra trong quá trình giải toả và san lấp mặt bằng. Các khía cạnh tác động của quá trình xây dựng công trình đến tài nguyên sinh vật thể hiện như sau :
- Quá trình trộn, đổ bê tông trên mặt đất, các chất thải rơi trên bề mặt, các chất thải sinh hoạt khác,…tác động đến môi trường đất gây ảnh hưởng xấu đến các sinh vật sống trong đất như giun đất, dế, côn trùng khác,..
- Nước mưa chảy tràn qua bề mặt khu đất dự án có thể mang theo các chất ô nhiễm trên mặt đất như xi măng, váng dầu nhớt, chất thải sinh hoạt của công nhân
thể giảm thiểu hiệu quả khi đơn vị Chủ dự án quản lý tốt quá trình xây dựng và thực hiện công tác thu gom, xử lý chất thải phát sinh tại công trường.
Đối với con người
Một số tác động của quá trình xây dựng dự án đến con người tại khu vực có thể tóm tắt như sau :
− Bụi đất, bụi khói và các chất khí phát sinh như SOX, CO, NOX, THC làm giảm chất lượng môi trường khí khu vực dân cư xung quanh, gây ảnh hưởng đến sức khỏe dân cư
− Bức xạ nhiệt từ các quá trình thi công có gia nhiệt, khói hàn (như quá trình cắt, hàn, đốt nóng chảy Bitum để trải nhựa đường) tác động chủ yếu lên công nhân trực tiếp làm việc tại công trường;
− Diện tích cây xanh, thảm thực vật bị mất...làm tăng nhiệt độ không khí xung quanh của khu vực, gây nóng bức, khó chịu;
− Một số sự cố như tai nạn lao động, cháy nổ,..cũng có thể xảy ra gây thiệt hại về con người và vật chất;
− Ngoài những tác động nêu trên, sự gia tăng mật độ xe trong một khoảng thời gian ngắn sẽ làm tăng khả năng xảy ra tai nạn giao thông trong khu vực dự án, gây phát sinh bụi, tiếng ồn trên đường vận chuyển, gây ảnh hưởng tới cuộc sống của nhân dân dọc theo các tuyến đường vận chuyển.