Phòng trừ sâu, bệnh hại Sa nhân

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống ba kích sa nhân (Trang 102)

2 P ò rừ âu ạ S â

Phải kiểm tra ngay từ khi gieo hạt, đề phòng kiến cắn cây mầm. Nếu phát hiện thấy kiến phải phun thuốc trừ kiến.

Cây sa nhân trong vườn ươm rất ít sâu bệnh, nhưng thường xuyên theo dõi phát hiện sâu bệnh phun thuốc kịp thời.

2.2 P ò rừ bệ ạ S â * ệ ũ

+ Cây Sa nhân hay bị bệnh thối nhũn, vì vậy phải thường xuyên phun phòng nấm bệnh bằng thuốc Benlate theo định kỳ.

+ Định kỳ phun Benlate 15 ngày một lần, mỗi lần phun Benlat với nồng độ 0,06% (6 gam/10lít nước/50 m2) hoặc đa khuẩn linh nồng độ 0,1% để phòng chống nấm bệnh. Khi có nấm bệnh phát triển thì mỗi tuần phun thuốc 2 lần với nồng độ cao hơn (8 g Benlat/10 lít nước/50 m2

) hoặc da khuẩn linh nồng độ 0,12 – 0,14%. + Thường xuyên theo dõi hom giâm, nhặt bỏ lá dụng và hom chết, phá váng, nhổ bỏ cỏ dại mọc trong bầu hay nền giâm.

+ Sửa chỉnh vòi phun khi tắc nghẽn hoặc phun không đều. Khai thông hệ thống thoát nước trong và ngoài bể để tránh cho hom khỏi úng nước .

* ệ ấ rắ

+Trong mùa đông - Xuân cây con ở vườn ươm thường bị bệnh phấn trắng do loài nấm Oidium acacice Berth gây ra. Chúng chỉ hình thành trong bào tử phân sinh, cuống bào tử mọc ra từ khí khổng, bào tử được tách ra từ cuống không màu đơn bào hình trứng hoặc hình bầu dục.

+ Trong điều kiện nhiệt độ thấp và độ ẩm cao thì khả năng bệnh nặng hơn. + Ngoài ra phân bón cũng là một nguyên nhân gây bệnh (nếu vườn ươm thừa nitơ, thiếu ka li).

+ Bệnh nặng có thể làm cho cây chết hàng loạt.

+ Loại thuốc để phòng trừ là dung dịch vôi + lưu huỳnh ( Calci - polysulfur) với nồng độ tính theo thể tích (nước cốt) khoảng 2 %, phun vào những ngày trời mát hoặc buổi chiều.

+ Nước cốt được pha chế bằng cách: Lấy 1 kg vôi sống ( không lẫn tạp vật) tôi với nước thành dạng đặc sệt, sau đó cho từ từ 2,3 kg bột lưu huỳnh, trộn đều, đổ thêm 10 lít nước và tiếp tục khuấy đều. Đun nhỏ lửa và khuấy đều cho đến sôi, tiếp tục đun và cho thêm nước để giữ nguyên đủ thể tích ban đầu, khi dung dịch ngả màu nâu sẫm thì đun thêm 15 phút nữa (chú ý không để dung dịch chuyển sang màu xanh lục). Sau đó để dung dịch nơi mát cho lắng đọng và lấy nước trong, nước này gọi là “nước cốt”.

* ệ ỉ ắ

+ Bệnh này do loại nấm ký sinh gây ra, sau khi bị bệnh cây thường không chết ngay, mà chỉ làm mất màu xanh, biến thành màu vàng nhạt hoặc đốm nâu, trên đốm bệnh có cơ quan sinh sản của nấm.

+ Các chồi non, cành non hoặc thân bị bệnh thường nổi phình lên.

+ Sau khi cây bị nấm bệnh xâm nhập, chức năng sinh lý bị biến đổi như tăng khả năng bốc hơi và hô hấp, giảm khả năng quang hợp, mất dần chất dinh dưỡng làm cho lá và chồi non bị chết khô, bệnh nặng có thể làm cho cây bị chết.

+ Biện pháp phòng trừ dùng thuốc Boodo 0,5 % phun đều trên cây.

Một phần của tài liệu giáo trình mô đun sản xuất cây giống ba kích sa nhân (Trang 102)