- Nếu tưới thì sau khi tới phân xong cần phải tưới rửa lại nhanh một lượt để tránh bị cháy lá.
3. Biện pháp điều chỉnh hoa nở sớm
3.1. Tưới nước
Để điều chỉnh cho hoa Loa kèn nở sớm có thể dùng biện pháp tưới phun nước ấm lên cây hoa để tăng nhiệt.
Nếu quần thể cây sinh trưởng mạnh, chậm phân hoá mầm hoa và vươn hoa, dự tính sẽ nở muộn so với thị trường thì phải hãm khô, ngừng cung cấp nước đột ngột.
Hình 4.5.1. Điều khiển hoa nở bằng tưới nước
3.2. Bón bổ sung thêm phân
Bón phân cho hoa Loa kèn cần đầy đủ và cân đối. Nếu bón thiếu cây sẽ bị còi cọc và hoa nở màu sắc nhợt nhạt, dễ bị sâu bệnh phá hoại. Nếu bón thừa phân thân cây sẽ vống cao, lá nhiều, dễ bị đổ, khả năng chống chịu kém.
Để xúc tiến sự phân hóa nụ hoa, đồng thời bón thêm phân Lân và tưới axit boric, làm cho chồi hoa phân hoá nhanh hơn, sau đó tiến hành tưới nước bình thường sẽ khôi phục sự hút nước và chỉ mấy ngày sau là hoa nở.
Ở giai đoạn phân hoá mầm hoa và vươn hoa, nếu bón tăng lượng đạm sẽ làm thời gian nở hoa chậm lại.
Chú ý, những cây sinh trưởng phát triển kém có thể bón thúc nhiều hơn để quần thể hoa đồng đều. sớm hơn.
3.3. Phun chất kích thích sinh trưởng
Chất kích thích có tác dụng kích thích và ức chế sinh trưởng. Như chất Gibberelin có tác dụng kích thích ra hoa, nụ hoa sinh trưởng nhanh hơn, có thể làm cho hoa nở sớm. Khi nụ hoa Loa kèn phình lên phun 100 x 106 - 100 x 10-6 axit napthalen, axit indolic, đều có thể tăng hiệu quả nở hoa, hoa nở nhanh rõ rệt.
Nếu kết hợp cả tăng nhiệt độ và phun chế phẩm Đầu trâu 902 có thể rút ngắn thời gian sinh trưởng của Loa kèn khoảng 8 ngày, qua đó có thể điều khiển nở hoa của Loa kèn vào đúng dịp mong muốn.
Chất kích thích sinh trưởng khi sử dụng cần chú ý đến thời điểm phát triển của cây hoa, mục đích cần đạt được để điều chỉnh liều lượng, nồng độ cho phù hợp.
Riêng đối với loại thuốc GA3 thường dùng đẩy nhanh tốc độ vươn ngọn, cần chú ý không dùng muộn, liều lượng cao quá sẽ làm cho nụ hoa bị biến dạng méo mó và vỡ nụ.