- Liều lượng và chủng loại phân bón cho cây
4. Nhu cầu về dinh dưỡng qua các giai đoạn sinh trưởng, phát triển
4.1. Yêu cầu về đạm
Đạm là yếu tố dinh dưỡng quyết định đến sinh trưởng, phát triển của cây, thiếu đạm cây có biểu hiện lá vàng, sinh trưởng kém, thân cây còi cọc, ít hoa, thậm chí nụ bị thui.
- Các nguồn dinh dưỡng đạm của cây:
+ Đạm sinh học: nguồn đạm này cung cấp nhiều vào thời kì cây bắt đầu hình thành nụ ( cây được 45-50 ngày)
+ Do bón vào (dạng phân hữu cơ hoặc phân khoáng)
Thời kỳ cây hấp thụ đạm nhiều nhất là thời kỳ nụ hoa phát triển
4.2. Yêu cầu về lân
- Vai trò của lân
+ Kích thích cho bộ rễ phát triển, + Tăng tính chống chịu.
+ Là nguyên tố cung cấp và trao đổi năng lượng rất cần thiết cho quá trình tổng hợp, chuyển hóa các chất ở trong cây.
+ Lân chủ yếu dùng bón lót và bón thúc sớm giúp bộ rễ phát triển mạnh, làm tiền đề cho năng suất về sau.
+ Khi thiếu lân quá trình phân hóa hoa của cây hoa Loa kèn bị ảnh hưởng xấu làm cho hoa bé, ít hoa. Ngoài ra còn làm cho bộ rễ kém phát triển, 2 mép lá hình thành 2 dải tím đỏ, cây non chuyển sang mầu huyết dụ khá rõ.
- Nhu cầu lân của cây:
Khả năng hấp thụ lân kém, do đó lượng lân bón cho cây vào thời kỳ cây hình thành nụ tương đối cao, thể bón bổ sung từ 4 - 5 kg supe lân cho 100m2.
4.3. Yêu cầu về kali
- Vai trò của kali:
+ Kali không trực tiếp tham gia vào thành phần cấu tạo của cây, nhưng có vai trò là chất điều chỉnh và xúc tác cho các quá trình trao đổi chất trong cây.
+ Vai trò quan trọng nhất của kali là xúc tiến quang hợp và tổng hợp các chất quan trọng ở trong cây.
+ Kali làm tăng độ cứng cây, hạn chế xâm nhập của sâu bệnh, tăng tính chống chịu khô hạn; nhất là thời kỳ cây non
- Nhu cầu kali của cây chủ yếu vào thời kỳ đầu. - Bón bổ sung từ 2 - 4 kg kali clorua cho 100m2. - Nên bón sớm trước thời kỳ hình thành nụ .