Hình 3.2 Điểm trung bình của các tiêu chí tính phù hợp đối tượng đào tạo
Với đối tượng đào tạo là đội ngũ đại lý bảo hiểm thì chất lượng đào tạo đã được đánh giá phù hợp ở mức độ trung bình khá (điểm trung bình - 3,56). Tuy nhiên đây cũng là phần có kết quả đánh giá thấp nhất trong số 4 tiêu chí. Cụ thể từng yếu tố thì: yếu tố “Sự động viên của giảng viên trong khoá học và trong nghề” được học viên đánh giá phù hợp nhất (điểm trung bình - 3,73). Học viên sau khóa học đã thấy có thêm năng lượng tích cực cho công việc và yêu nghề gắn bó với nghề hơn. Đây là một điểm rất mạnh cần duy trì của đào tạo, các nhận xét này cũng thể hiện sự tâm huyết của các giảng viên với nghề và với sứ mệnh chia sẻ tri thức cùng học viên. Các ví dụ trong bài giảng được đưa ra đã phù hợp với người học khi cũng được đánh giá ở mức trung bình khá (điểm trung bình - 3,67). Hầu hết các ví dụ đưa ra đều là các kinh nghiệm thực tế của các giảng viên trong quá trình tìm hiểu và bản thân trải nghiệm chính vì thế rất gần gũi với học viên. Đội ngũ giảng viên cũng thường có những chương trình tập huấn để gặp gỡ và trao đổi thêm kinh nghiệm do đó các ví dụ cũng được chia sẻ làm phong phú hơn cho chính mỗi giảng viên. Cuộc khảo sát dành cho các lớp học Bảo Việt Lập Nghiệp do vậy các học viên đều là mới, yếu tố “Mức độ tham gia hoạt động của học viên” đã được đánh giá không cao, (điểm trung bình - 3,31), có số điểm thấp nhất trong các yếu tố khảo sát. Do đó giảng dạy để học viên nhiệt tình tham gia vào chương trình, học viên được tham gia
nhiều hơn cũng là yêu cầu cần cải thiện để nâng cao sự phù hợp với người học. Hai yếu tố còn lại có số điểm gần tương đương và cũng được đánh giá ở mức trung bình khá là “Các giải đáp câu hỏi của học viên từ giảng viên” (điểm trung bình – 3,59) và “Không khí lớp học, cách tổ chức hoạt động trên lớp” (điểm trung bình – 3,50). Giảng viên đã tích cực giải đáp các thắc mắc và câu hỏi từ học viên và đáp ứng được các băn khoăn của học viên. Đối tượng học viên hầu hết đều có nhiều kinh nghiệm cuộc sống và kinh doanh nhưng với ngành thì còn rất mới do đó có nhiều điều cần tìm hiểu và cũng đã được giải đáp tương đối đầy đủ. Sau đào tạo các thắc mắc còn chưa được thỏa đáng sẽ được trực tiếp hướng dẫn tại công ty. Không khí lớp học hầu hết đều rất thoải mái, vui vẻ, hướng về người học, tự do trao đổi thông tin nên khiến học viên tiếp thu dễ dàng và gắn bó với chương trình.
*Chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
Bảng 3.8 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo
Stt Câu
hỏi Nội dung câu hỏi
Tỷ lệ đánh giá (%) Điể m trung Chưa đạt (1) Trung bình (2) Tốt (3) Rất tốt (4)
3 Tiêu chí tính hợp lý của chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
3.
1 c11
Tài liệu trình bày đủ thông tin, lôgic
và thu hút 3,7 8,1 88,2 3,85
3.2 c12 Độ dài của chương trình phù hợp 1,6 3,4 15,2 79,8 3,73 3. 3 c13 Tỷ lệ giữa phần lý thuyết và thực hành cân đối, phù hợp 0,8 8,7 15, 3 75,2 3,65 3.
4 c14 Bạn được khuyến khích phát biểu 7,2
13, 5
79,
3 3,72 3.5 c15 Học viên được chia sẻ thông tin,
kinh nghiệm, kiến thức với nhau 2,2 3,1 9,2 85,5 3,78
Mức độ hài lòng tính hợp lý của chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo
3,75
Hình 3.3 Điểm trung bình của các tiêu chí về chương trình đào tạo
Đóng vai trò hết sức quan trọng trong quá trình đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo thể hiện mục tiêu, kết quả của quá trình đào tạo. Học viên phần đông là rất hài lòng về chương trình đào tạo. Đặc biệt họ đánh giá cao ở yếu tố ‘Tài liệu trình bày đủ thông tin, lôgic và thu hút (Điểm trung bình = 3,85). Kế đến là các yếu tố mang tính phương pháp đào tạo nhằm thúc đẩy học viên tương tác ‘Học viên được chia sẻ thông tin, kinh nghiệm, kiến thức với nhau’(điểm trung bình = 3,78).
Bên cạnh đó, các cựu học sinh đánh giá ở mức trung bình khá một số yếu tố trong chương trình mà họ đã học. Cụ thể là ‘Độ dài của chương trình phù hợp’(điểm trung bình = 3,73) cho thấy chương trình có khối lượng lớn và nhiều giảng viên đã giảng quá thời gian chương trình gây mệt mỏi cho học viên. Chương trình đào tạo kỹ năng làm việc tập trung nhiều vào thực hành song “Tỷ lệ giữa phần lý thuyết và thực hành cân đối, phù hợp” vẫn chưa được đánh giá như mong đợi, (điểm trung bình đạt 3,65 – thấp nhất trong các yếu tố đánh giá chương trình đào tạo). Một số lớp học đã diễn ra nhưng mức độ thực hành của học viên trong chương trình chưa cao do đó khi đào tạo xong học viên làm việc còn gặp nhiều khó khăn và lại tiếp tục học hỏi từ các đồng nghiệp và những người đi trước. Muốn đảm bảo chất lượng, chương trình đào tạo phải phù hợp với yêu cầu người học, đáp ứng thực tế kinh
doanh của tư vấn viên. Vì vậy, chương trình đào tạo cần phải được thiết kế sát với thực tế và thường xuyên cập nhật đổi mới. Học viên cũng đánh giá phương pháp đào tạo mức trung bình khá qua thông số “Bạn được khuyến khích phát biểu” (điểm trung bình – 3,72). Nhìn chung là học viên hài lòng về chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo hiện tại ở mức vừa đủ điểm tốt (điểm trung bình là 3,75). Trong giai đoạn tiếp theo bản thân chương trình đào tạo cũng cần phải nâng cao tính thực tế và phương pháp giảng dạy có nhiều phần thực hành hơn nữa.
*Năng lực thực hiện chương trình của giảng viên
Đội ngũ giảng viên là người trung gian giữa kiến thức và học viên, chuyển tải những kiến thức, kỹ năng cho học viên; đưa ra các phương pháp, kỹ thuật và từng bước ứng dụng kiến thức vào thực tế. Vì vậy, quá trình dạy học phải được tổ chức trên cơ sở lấy người học làm trung tâm và phù hợp với nhu cầu kinh doanh.
Bảng 3.9 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên
Stt Câu
hỏi Nội dung câu hỏi
Tỷ lệ đánh giá (%) Điể m trung Chưa đạt (1) Trung bình (2) Tốt (3) Rất tốt (4) 4 Tiêu chí năng lực thực hiện chương trình của giáo viên
4.
1 c16 Giảng viên Trình bày rõ ràng & sâu sắc 3,9 8,9 87,2 3,83 4.2 c17 Giảng viên có kiến thức sâu và rộng về
lĩnh vực giảng dạy 4,3 7,4
88,
3 3,84 4.
3 c18
Phương pháp dạy dễ hiểu, sinh động,
dẫn dắt thảo luận nhóm 5,7
10, 4
83,
9 3,78 4.4 c19 Âm lượng của giảng viên 0,8 6,5 15,2 77,5 3,69 4.5 c20 Cách thức tổ chức các hoạt động lớp
học của giảng viên 2,6 4,3 12,8
80,
3 3,71
Mức độ hài lòng năng lực thực hiện chương trình của giáo viên
3,77
Hình 3.4 Điểm trung bình của các tiêu chí về đội ngũ giảng viên
Nhìn chung, học viên cũng hài lòng về năng lực thực hiện của đội ngũ giảng viên. Học viên đánh giá cao yếu tố ‘Giảng viên có kiến thức sâu và rộng về lĩnh vực giảng dạy’(điểm trung bình cao nhất = 3.84). Thực tế, đội ngũ giáo viên đều đã huấn luyện và trang bị kiến thức kỹ càng trước khi được tham gia đứng lớp nên phần lớn các phần kiến thức đều đã nắm rõ. Cũng do được sát hạch gắt gao và kinh nghiệm trong giảng dạy hoặc kinh doanh của các giảng viên nên cách trình bày bài giảng cũng được học viên đánh giá cao, tiêu chí “Giảng viên Trình bày rõ ràng & sâu sắc” (điểm trung bình cao nhất = 3.83). Ngoài vững chuyên môn, người học cũng đòi hỏi giáo viên có nhiều nhiệt huyết trong bài giảng, mang lại yếu tố tạo động lực và thúc đẩy tinh thần trong chính bài giảng, yếu tố “Âm lượng của học viên” người học đánh giá ở mức trung bình khá (điểm trung bình = 3,69). Phần này có thể phần nhiều do lịch đào tạo cũng khá dày và đối tượng giảng viên cơ sở còn làm nhiệm vụ kiêm nhiệm, phần đông đều là cán bộ hoặc lãnh đạo Phòng phát triển kinh doanh tại các công ty. Ngoài ra việc di chuyển giữa các địa phương cũng khiến ảnh hưởng đến năng lượng trong bài giảng của các giảng viên. Còn lại hai yếu tố về phương pháp giảng dạy được đánh giá tốt là Phương pháp dạy dễ hiểu, sinh động, dẫn dắt thảo luận nhóm (điểm trung bình = 3,78) và Cách thức tổ chức các hoạt động lớp học của giảng viên(điểm trung bình = 3,71). Toàn bộ chương trình đào tạo đã được chuẩn hóa đến từng hoạt động diễn ra trong khóa học chính vì thế mà các giảng viên cũng dễ dàng trong việc tổ chức lớp học và được học viên đánh giá tốt và hợp lý. Việc kết hợp nhiều phương pháp giảng dạy như bài tập nhóm, thảo luận
và trình bày trên lớp, đóng vai được áp dụng khá là thường xuyên và hiệu quả. Về điểm số chung của chương trình:
Hình 3.5 Tổng hợp điểm cả khóa (
Nguồn: Tổng hợp dự án giảng viên cơ sở
Số khóa đạt trên 70 điểm là 96%.Điểm tổng kết chung các tiêu chí cũng đạt 3,66. Như vậy có thể nói là chất lượng đào tạo tại Bảo Việt Nhân Thọ được đánh giá ở mức trung bình khá. Mặc dù có 2 tiêu chí đạt mức tốt là “Mức độ hài lòng tính hợp lý của chương trình đào tạo và phương pháp đào tạo đạt 3,75 điểm” và “Mức độ hài lòng năng lực thực hiện chương trình của giáo viên đạt 3,77 điểm” song 2 tiêu chí còn lại đạt trung bình khá là “Mức độ hài lòng tính phù hợp với đối tượng đào tạo đạt 3,56 điểm” và “Mức độ hài lòng khả năng phản ánh nhu cầu đào tạo đạt 3,57” nên trung bình chung chỉ đạt trung bình khá. Đây là một kết quả tốt, được Phòng QLĐTĐL và các Công ty thành viên đánh giá rất cao.
3.2.2.2. Chất lượng đào tạo từ phía người sử dụng
Hoạt động đào tạo được điều hành từ Tổng công ty, nhưng đơn vị sử dụng trực tiếp tư vấn viên lại là các Công ty thành viên. Chính vì thế cần đánh giá chất lượng đào tạo từ góc độ đơn vị sử dụng đó chính là các Công ty thành viên. Đánh giá chất lượng sản phẩm được chính các nhà sản xuất kiểm định và đánh giá thì kết quả đó chưa mang tính thuyết phục. Do vậy, việc khảo sát ý kiến đánh giá chất lượng đào tạo từ phía người sử dụng là việc làm cần thiết.
Với các công ty thành viên khi nói đến chất lượng đào tạo họ quan tâm đến:
Tổng điểm ( Số khóa Tỷ lệ Trên 50 dưới 70 6 3,51% Trên 70 dưới 80 13 7,60% Trên 80 dưới 90 27 15,79% Trên 90 125 73,10% Tổng 171 100%
kiến thức, kỹ năng và đạo đức trong suốt quá trình học tập. Tác giả tiến hành khảo sát mức độ hài lòng của các công ty thành viên với các học viên sau khi đào tạo. Tác giả tiến hành thiết kế phiếu khảo sát (Phiếu khảo sát dành cho công ty thành viên - Phụ lục 3) và trực tiếp tới 60 công ty thành viên trong toàn hệ thống để tiến hành điều tra. Tác giả tiến hành gửi phiếu khảo sát online tới vị trí quản lý các CTTV gồm: giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng phát triển kinh doanh, phó phòng phát triển kinh doanh. Tổng số mẫu điều tra là 240, kết quả thu về được 221 phiếu chất lượng đạt tỷ lệ 92%.
Bảng 3.10 Tổng hợp phiếu điều tra đánh giá các kỹ năng của người lao động từ phía người sử dụng
Stt Kỹ năng cần cho làm việc Tỷ lệ đánh giá (%)
Tổng Chưa đạt Trung bình Tốt Rất tốt
1 Kiến thức về sản phẩm 221 5,1 21,3 71,9 1,8
2 Kiến thức về quy trình làm việc 221 9,1 16,4 67,4 7,1 3 Khả năng tìm kiếm khách hàng 221 5,2 15,4 69,9 9,5 4 Khả năng ứng phó từ chối 221 9,5 19,7 61,6 9,2 5 Khả năng thuyết phục khách hàng 221 9,6 20,2 66,8 3,4 6 Kỹ năng giao tiếp khách hàng 221 9,3 16,8 65,9 8,0 7 Kỹ năng phục vụ khách hàng 221 8,2 17,1 70,6 4,2 8 Kỹ năng trình bày bản minh họa 221 4,1 27,4 61,8 6,7 9 Kỹ năng tổ chức hội thảo 221 3,6 18,1 77,7 0,5 10 Khả năng sử dụng phần mềm 221 5,6 26,5 62,9 4,9 11 Khả năng sáng tạo trong bán hàng 221 5,4 25,8 67,1 1,7 12 Độ chính xác (không bị khách hàng phàn nàn vì sai điều khoản) 221 3,3 24,5 71,5 0,7 13 Năng suất làm việc như kế hoạch 221 6,4 27,4 65,4 0,9 14 Trung thực và trách nhiệm trong công việc 221 8,9 24,4 62,2 4,4 15 Độ tin cậy (tính chắc chắn, ổn định của hợp đồng) 221 2,1 21,0 75,3 1,6 16 Làm việc với cường độ cao 221 6,8 24,8 65,7 2,8
Trung bình các chỉ số 6,4 21,7 67,7 4,2
Qua bảng tổng hợp đánh giá các kỹ năng trên cho thấy chất lượng đào tạo của Tổng công ty đứng trên góc độ đánh giá của công ty thành viên qua các tiêu chí trên là ở mức khá (đánh giá tốt trung bình các tiêu chí là 67,7%). Với hàng loạt các kiến thức, kỹ năng cần thiết cho công việc và cả khả năng làm việc thì các chỉ số đều giao động quanh mức tốt là 70%. Nhóm các kỹ năng liên quan trực tiếp đến làm việc với khách hàng (câu hỏi từ 1-9) thì đánh giá tốt là 68,2%, đánh giá trung bình là 19,1%. Như vậy là kỹ năng để làm việc trực tiếp vẫn chỉ ở mức trung bình nên cần được hỗ trợ để nâng cao hơn nữa. Nhóm các khả năng làm việc được đánh giá gián tiếp (câu hỏi 10-16) thì đánh giá tốt là 67,1%, đánh giá trung bình là 24,9%. Với nhóm này thì tỷ lệ trung bình còn cao hơn, gần đến ¼ mẫu khảo sát.
Từ kết quả khảo sát khách quan và thực tế đã cho thấy chất lượng đào tạo của Tổng công ty cần phải làm tốt hơn nữa, đáp ứng hơn nữa đòi hỏi kinh doanh của các công ty thành viên.
3.3. Thực trạng các yếu tố đảm bảo chất lượng đào tạo của BVNT
Với chất lượng đào tạo được đánh giá khách quan từ các công ty thành viên và các học viên ở trên, hiện tại Tổng công ty Bảo Việt nhân thọ đã có những hoạt động trong công tác đào tạo để đạt được chất lượng đó.
3.3.1. Mô hình tổ chức đào tạo tư vấn viên
Mô hình đào tạo hiện nay đó là:
- Tổng công ty mà chịu trách nhiệm là phòng QLĐTĐL sẽ xây dựng sẵn chương trình đào tạo mà cụ thể là bản đồ học tập. Hàng năm thì phòng QLĐTĐL sẽ xây dựng sẵn kế hoạch đào tạo cả năm sau đó đến từng tháng lại tiếp tục xây dựng kế hoạch đào tạo cụ thể từng tháng. Phòng QLĐTĐL cũng chịu trách nhiệm huấn luyện đội ngũ giảng viên từ ở TSC cho đến giảng viên cơ sở. Giảng viên của TSC cũng sẽ tham gia giảng dạy các chương trình mà giảng viên cơ sở chưa đảm nhận được và các chương trình địa phương cần hỗ trợ.
- Các công ty thành viên có trách nhiệm quản lý đội ngũ tư vấn viên, thường xuyên nắm bắt các nhu cầu đào tạo để rồi đăng ký các khóa đào tạo với Phòng
QLĐTĐL. Các nhu cầu đào tạo sẽ được gửi trước khi lập kế hoạch tháng tiếp theo và được Phòng QLĐTĐL thông báo ra quyết định mở lớp cũng như giảng viên đảm trách. Trong quá trình đào tạo Công ty thành viên có nghĩa vụ thực hiện toàn bộ các khâu tổ chức. Sau quá tŕnh đào tạo Công ty thành viên sẽ phối hợp cùng giảng viên để hỗ trợ và giám sát sau đào tạo.
- Ban, nhóm kinh doanh là cánh tay nối dài của công ty thành viên, thực hiện các hoạt động quản lý Ban, nhóm nắm mắt các nhu cầu và quản lý đội ngũ tư vấn viên.
- Tư vấn viên là những học viên được huấn luyện trực tiếp, ngoài các chương trình bắt buộc phải đào tạo trong quá trình kinh doanh các kỹ năng còn