Nguyên nhân của những hạn chế 62 9

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với Dự án Tài chính nông thôn tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 88)

1 6

2.5.3. Nguyên nhân của những hạn chế 62 9

2.5.3.1 Nguyên nhân từ phía Sở Giao dịch III

• Do mạng lưới các đơn vị tham gia dự án rất rộng lớn, trên khắp 64 tỉnh thành trên toàn quốc, vì vậy công tác kiểm tra giám sát tại chỗ của Ban quản lý dự án không tránh khỏi thiếu sót và mức độ cập nhật thông tin kịp thời dẫn đến tình trạng lơ là trong công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại PFIs. Một số PFI chưa nhận thức đúng đắn về tầm quan trọng của công tác kiểm toán, kiểm soát nội bộ. Ngoài ra, Sở Giao dịch 3 cũng như WB chưa đưa ra bất kì một hình thức hay chế tài nào áp dụng cho PFIs khi chưa tuân thủ việc thực hiện quy định về công tác kiểm soát, kiểm toán nội bộ tại đơn vị.

Do phương thức giải ngân của các dự án thường sử dụng phương pháp sao kê chi tiêu (SOE) mà thực chất là mua lại các khoản cho vay đã giải ngân. Để đơn giản thủ tục, các PFI/ MFI chỉ lựa chọn một danh mục dự án đã cho vay phù hợp với tiêu chí của dự án rồi xin bồi hoàn vốn. Khi đoàn kiểm tra của ngân hàng bán buôn tới thì cũng chỉ kiểm tra được phần danh mục cho vay có chất lượng cao hơn và đã giải ngân cho PFI.

Chất lượng cán bộ tác nghiệp tín dụng và chia sẻ thông tin tại SGD III còn hạn chế

Trình độ và kinh nghiệm của cán bộ tác nghiệp tín dụng tại SGD III còn nhiều bất cập trong phân tích các thông tin kinh tế xã hội, phân tích đánh giá dự án cho vay còn nhiều chủ quan, chậm phát hiện các nguy cơ rủi ro tiềm ẩn.

Văn hoá chia sẻ và sử dụng thông tin của riêng SGD III và cả hệ thống BIDV còn nhiều bất cập. Ngay tại SGD III cũng chưa có quy định cụ thể về cơ chế chia sẻ

thông tin giữa các đơn vị chức năng có liên quan đến hoạt động tín dụng và các chế tài cần thiết nếu không thực hiện. Trong toàn hệ thống cũng xuất hiện các tình trạng tương tự như một chi nhánh nếu phát hiện khách hàng của chi nhánh khác có dấu hiệu rủi ro thì chi nhánh đó cũng chưa kịp thời báo cho chi nhánh có quan hệ với khách hàng đó.

Hệ thống hỗ trợ đo lường, phân tích rủi ro tín dụng còn yếu kém

Hệ thống các công cụ đo lường và Quản lý Rủi ro tại BIDV nói chung và SGD III nói riêng còn khá nghèo nàn và thiếu tính đồng bộ.

Hiện nay thống Ngân hàng Đầu từ và Phát triển Việt nam mới chỉ có hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ để đánh giá rủi ro của khách hàng. Hệ thống xếp hạng tín dụng nội bộ đối với khách hàng là các định chế tài chính đã được thực hiện bắt đầu từ năm 2006, đang trong quá hoàn thiện nên vẫn còn những hạn chế nhất định.

Hệ thống giám sát sự tuân thủ chưa tốt và chưa có chế tài xử phạt

Hệ thống kiểm tra nội bộ (Phòng QLRR2) là bộ phận trực thuộc SGD III và phải thực hiện rất nhiều chức năng nhiệm vụ khác nên không có khả năng và không có quyền lực để phát huy hiệu quả hoạt động.

Mặt khác, BIDV nói chung và SGD III nói riêng chưa có chế tài quy định về trách nhiệm của cán bộ tác nghiệp đối với kết quả, chất lượng tín dụng. Các sai phạm chưa bị xử lý nghiêm, dẫn đến trách nhiệm của cán bộ trong công việc không cao.

2.5.3.2 Nguyên nhân từ phía các Định chế tài chính

Do môi trường nhân sự tại các ngân hàng thương mại cổ phần thường xuyên thay đổi, vì vậy cũng ảnh hưởng đến mức độ ổn định của cán bộ dự án tại PFIs. Một số PFI không có sự chuẩn bị nguồn lực dự trữ và chuyển giao tiếp nhận kịp thời dẫn đến những tình huống bị động khi cán bộ đầu mối thuyên chuyển công tác. Ngoài ra, vấn đề nhân sự làm việc tại PFIs chưa được quan tâm đúng mức trong việc đánh giá hoạt động dự án tại các PFIs. Cụ thể, các đoàn kiểm tra giám sát chỉ chú trọng đến việc đánh giá, kiểm tra tính tuân thủ hoạt động theo các yêu cầu của dự án, tuy

nhiên chưa đưa công tác đánh giá cán bộ dự án tại các PFIs như tìm hiểu về thời gian làm việc, kinh nghiệm, hiểu biết về dự án, tần suất tham gia các lớp tập huấn về dự án,…chưa được đưa vào chương trình, nội dung làm việc của đoàn

Tại một số PFIs, do hạn chế về vốn nên mức độ đầu tư vào công nghệ chưa cao. Vì vậy, dẫn đến sự không đồng bộ về phần mềm công nghệ tại các PFIs. Hiện tại còn có những đơn vị đang phải quản lý khoản vay, lập sao kê bằng phương pháp thủ công và dựa trên exel là chủ yếu. Điều này cũng là trở ngại lớn cho Ban quản lý dự án nếu muốn quản lý và xây dựng cổng thông tin chung kết nối với tất cả các PFIs tham gia dự án.

Các đơn vị tham gia dự án không xây dựng các báo cáo theo chuẩn mực đề ra của WB. Mỗi cán bộ thực hiện và chịu trách nhiệm tổng hợp xây dựng báo cáo lại có một phương pháp tiến hành khác nhau, đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến sự không đồng bộ về mặt nội dung cũng như hình thức của các báo cáo kế toán, tài chính. Cán bộ tại Ban quản lý dự án sẽ mất rất nhiều thời gian để tập hợp và xây dựng tổng hợp các báo cáo không đồng nhất trên để đệ trình lên WB và trong quá trình tác nghiệp không tránh khỏi nhầm lẫn và sai sót.

CHƯƠNG 3

GIẢI PHÁP TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ RỦI RO TÍN DỤNG CỦA DỰ ÁN TÀI CHÍNH NÔNG THÔN TẠI SỞ GIAO DỊCH III 3.1. Định hướng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam

3.1.1. Định hướng quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA tại Việt Nam

Ngày 19/1/2012 Thủ tướng Chính phủ đã ký quyết định số 106/QĐ-TTg phê duyệt đề án "Định hướng thu hút, quản lý và sử dụng nguồn vốn ODA và các khoản vốn vay ưu đãi khác của các nhà tài trợ thời kỳ 2011 - 2015". Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trong giai đoạn 2011-2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14-16 tỷ USD.

Bình quân hàng năm thời kỳ 2011 - 2015 vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân khoảng 2,8 - 3,2 tỷ USD

Để đảm bảo thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ đã đề ra, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2011 - 2015 đã dự kiến tổng nhu cầu vốn đầu tư toàn xã hội trong thời kỳ này theo giá thực tế khoảng 5.745 - 6.140 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 250 - 266 tỷ USD, trong đó nguồn vốn trong nước chiếm khoảng 75 - 80% nguồn vốn nước ngoài chiếm khoảng 20 - 25%.

Nguồn vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ giai đoạn 2011 - 2015 được dự kiến vốn cam kết khoảng 32 - 34 tỷ USD, vốn giải ngân khoảng 14 - 16 tỷ USD (tương đương khoảng 6% tổng đầu tư xã hội), trong đó khoảng 50% vốn giải ngân từ các chương trình và dự án ký kết trong giai đoạn 2006 - 2010 chuyển sang. Như vậy, bình quân hàng năm trong thời kỳ 2011 - 2015 vốn ODA và vốn vay ưu đãi giải ngân sẽ đạt khoảng 2,8 - 3,2 tỷ USD.

Chính phủ Việt Nam sẽ hợp tác chặt chẽ với các nhà tài trợ và dành mọi nỗ lực để phấn đấu thực hiện các mục tiêu và nhiệm vụ này.

8 ngành, lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi

Theo Đề án, có 8 ngành và lĩnh vực ưu tiên thu hút và sử dụng vốn ODA và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ trong thời kỳ 2011 - 2015 gồm: 1- Hỗ trợ xây

dựng hệ thống kết cấu hạ tầng đồng bộ, quy mô lớn và hiện đại; 2- Hỗ trợ phát triển kết cấu hạ tầng xã hội; 3- Phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao, phát triển khoa học, công nghệ và kinh tế tri thức; 4- Phát triển nông nghiệp và nông thôn; 5- Hỗ trợ xây dựng hệ thống luật pháp và thể chế đồng bộ của nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa; 6- Hỗ trợ bảo vệ môi trường và các nguồn tài nguyên thiên nhiên, ứng phó với biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh; 7- Hỗ trợ thúc đẩy đầu tư, thương mại và một số lĩnh vực sản xuất, kinh doanh; 8- Hỗ trợ theo địa bàn lãnh thổ.

3.1.2. Định hướng quản lý và sử dụng nguồn vốn Dự án TCNT

Tiếp tục sử dụng hiệu quả nguồn vốn Quỹ Quay vòng Dự án TCNT I&II, đảm bảo cân đối giải ngân nguồn vốn quay vòng của Dự án TCNT I&II và giải ngân nguồn vốn Dự án TCNT III.

Kiểm soát rủi ro trong hoạt động cho vay Dự án TCNT III thông qua việc phân tích đánh giá năng lực tài chính PFI theo định kỳ và ưu tiên lựa chọn, giải ngân cho những ngân hàng có năng lực tài chính lành mạnh; đảm bảo tăng trưởng tín dụng gắn liền với chất lượng, hiệu quả, an toàn; duy trì tỷ lệ nợ xấu dưới 5%.

Đôn đốc thực hiện Cấu phần tăng cường năng lực thể chế và Phát triển sản phẩm mới, đặc biệt là Tiểu cấu phần Cấp phát 5 triệu USD.

Đảm bảo tuân thủ các cam kết với WB trong quá trình triển khai thực hiện Dự án, tăng cường công tác kiểm tra giám sát trong Dự án.

Vận động nguồn vốn ODA cho Dự án TCNT giai đoạn tiếp theo.

3.2. Giải pháp

3.2.1. Thực hiện cải tiến quy trình tác nghiệp tín dụng

Hiện nay, các quy định, quy trình tác nghiệp do BIDV ban hành còn đang trong giai đoạn hoàn thiện nên xuất phát từ thực tế hoạt động tại từng chi nhánh cũng cần có cải tiến nhỏ nhằm kiểm soát rủi ro, nâng cao chất lượng hoạt động tín dụng.

Tại SGD III, để nâng cao chất lượng công tác thẩm định rủi ro cần thiết ban hành quy định cụ thể hơn về những bước công việc các bộ phận có liên quan cần

thực hiện và thời gian thực hiện các bước công việc đó nhằm tiết giảm thời gian tác nghiệp, nâng cao chất lượng dịch vụ, nâng cao chất lượng công tác thẩm định rủi ro nhằm hạn chế rủi ro xảy ra.

3.2.2. Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn Dự án TCNT

Nâng cao chất lượng quản lý nguồn vốn Dự án TCNT, thông qua tăng cường hiệu lực quản lý, tăng cường giám sát hoạt động sử dụng vốn ở các PFIs/MFIs và người vay cuối cùng, thực hiện nghiêm túc các cam kết về lựa chọn định chế, thẩm định tiểu dự án, đảm bảo các điều kiện môi trường và bảo toàn phát triển nguồn vốn dự án. Cụ thể là:

- Đối với công tác lựa chọn và cấp hạn mức: luôn đảm bảo lựa chọn các PFIs/MFIs có tình hình hoạt động và tình hình tài chính lành mạnh, tuân thủ theo đúng quy chế hoạt động của hệ thống ngân hàng Việt Nam. Các PFIs/MFIs được lựa chọn đáp ứng đầy đủ 05 yêu cầu về (i) tính hợp pháp, (ii) khả năng thanh toán, (iii) khả năng thanh khoản, (iv) khả năng sinh lời và (v) chất lượng và năng lực của đội ngũ cán bộ.

- Đối với công tác thẩm định: nguồn vốn Dự án TCNT giải ngân trên cơ sở sao kê chi tiêu của các PFIs/MFIs, khác với hoạt động tín dụng thương mại thông thường là giải ngân trên cơ sở hồ sơ tín dụng. Do đó, công tác thẩm định của Ban QLDA cần đảm bảo duyệt vay tài trợ cho những tiểu dự án đảm bảo tuân thủ theo đúng các yêu cầu của dự án về: địa điểm thực hiện, mục đích cho vay, cơ cấu vốn, thời hạn vay, thời gian bồi hoàn. Mặt khác, với tư cách là đơn vị đầu mối bán buôn nguồn vốn dự án, Sở giao dịch III cần cân đối nguồn vốn tài trợ cho các khu vực vùng miền và các ngành nghề để vốn Dự án TCNT có thể trải đều ở những nơi có hoạt động nông nghiệp tại nông thôn theo đúng mục tiêu dự án, tránh tình trạng vốn chỉ tập trung vào một số khu vực và lĩnh vực nhất định, từ đó làm giảm hiệu quả dự án.

- Về công tác kiểm tra, giám sát

Hoạt động kiểm tra phải thực hiện định kỳ và đột xuất để phát hiện các sai sót và cảnh bảo các dấu hiệu vi phạm.

Việc kiểm tra, giám sát PFI sử dụng vốn của Dự án TCNT là khâu thường xuyên, mang tính chất quyết định đến việc đạt mục tiêu Dự án và các chỉ số chủ chốt của Dự án, quyết định sự thành công của Dự án.

Kiểm tra các PFIs: Thành lập các đoàn kiểm tra theo định kỳ tháng (hiện tại đang theo định kỳ quý, năm) để tiến hành kiểm tra thực tế tại các PFI/MFI.

Lên kế hoạch cụ thể với mục tiêu kiểm tra sâu, đi vào chi tiết tránh hời hợt, tổng quan khó phát hiện sai sót trong quá trình thực hiện của các PFI/MFI.

Tiến hành kiểm tra đột xuất để nhằm phát hiện những hành động cố ý làm sai, không thực hiện đúng mục đích của Dự án (cho vay không đúng lĩnh vực như kinh doanh khách sạn; không đúng khu vực - như các khoản vay lại tại thành phố)

Đưa ra những hình thức, mức phạt cụ thể đối với những PFI/MFI không thực hiện đúng mục đích của Dự án đã cam kết.

Giám sát người vay cuối cùng

Hiện tại công tác giám sát người vay cuối cùng chủ yếu là do các PFI/MFIs tự kiểm soát, SGD3 chỉ định kỳ kiểm tra theo năm và kiểm tra ngẫu nhiên vài trăm khoản vay của người vay cuối cùng trên phạm vi một vài khu vực, một vài ngành nghề nhất định và thường có kế hoạch thông báo trước cho các PFI/MFI, chính điều này đã tạo kẽ hở cho việc sử dụng nguồn vốn sai mục đích. Vì vậy, để nâng cao hiệu quả sử dụng vốn của Dự án, phòng ngừa rủi ro SGD3 cần thường xuyên kiểm tra, kiểm tra đột xuất người vay cuối cùng dưới hình thức luân phiên theo vùng, theo ngành nghề để tránh bỏ sót mà sẽ đạt hiệu quả cao.

3.2.3. Chú trọng phát triển nguồn nhân lực

Cần thực hiện đồng bộ các chính sách, chế độ để nâng cao chất lượng cán bộ. Sử dụng hiệu quả nguồn nhân lực, đáp ứng yêu cầu hoạt động của Sở Giao dịch III; khai thác triệt để mọi khả năng, tiềm năng của người lao động; phát huy truyền thống văn hoá doanh nghiệp, tinh thần gắn bó lâu dài với doanh nghiệp; quản lý nguồn nhân lực theo thông lệ quốc tế hiện đại phù hợp với điều kiện cụ thể của Việt Nam.

Có kế hoạch xây dựng và phát triển nguồn nhân lực thông qua công tác quy hoạch hàng năm, đào tạo bồi dưỡng một cách bài bản để tạo được đội ngũ cán bộ lãnh đạo trẻ có tác phong, năng lực thích ứng trong thị trường.

Đối với công tác đào tạo, bồi dưỡng, bố trí và sử dụng cán bộ cần chú ý các vấn đề sau:

Một là, rà soát lại trình độ cán bộ có tính đến xu hướng phát triển dài hạn của ngân hàng trong bối cảnh hội nhập và mở cửa thị trường tài chính để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng nhằm hoàn thiện kiến thức chuyên môn. Đối với cán bộ ngân hàng, đặc biệt là cán bộ tín dụng, trước hết phải có một kiến thức chuyên môn vững chắc, sâu trong lĩnh vực ngân hàng và rộng trong các lĩnh vực kinh tế xã hội có liên quan. Do đó, căn cứ vào kết quả rà soát, ngân hàng kiên quyết và có cơ chế hỗ trợ yêu cầu các nhân viên chưa đạt chuẩn theo các chương trình đào tạo lại. Bên cạnh đó, do sự biến đổi nhanh của môi trường kinh doanh, ngay cả các cán bộ có chuyên môn và kinh nghiệm cũng cần được đào tạo lại định kỳ. Mỗi cán bộ phải chuyên sâu và giỏi một lĩnh vực, nắm được nhiều việc.

Thứ hai, phổ biến và quán triệt đối với toàn bộ cán bộ, công nhân viên của

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý rủi ro tín dụng đối với Dự án Tài chính nông thôn tại Sở Giao dịch III – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (Trang 88)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(109 trang)
w