Vận chuyển dầu được xử lý nhiệt kết hợp với hoáphẩm hạ nhiệt độ đông.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN CHUYỂN DẦU NHIỀU PARAFIN NỘI MỎ RỒNG VÀ BẠCH HỔ (Trang 82)

- Tính toán kết quả:

1: Vùng có chất lưu chảy 2: Vùng yên lặng

4.2.1 Vận chuyển dầu được xử lý nhiệt kết hợp với hoáphẩm hạ nhiệt độ đông.

đông.

Phương pháp vận chuyển dầu đã xử lý bằng gia nhiệt kết hợp hoá phẩm hạ nhiệt độ đông đặc (nhiệt- hóa) có ưu điểm là áp suất khởi động bộ nhất và tổn hao áp lực thấp hơn 2-3 lần so với công nghệ vận chuyển dầu không được xử lý bằng hoá phẩm. Tuy nhiên công nghệ vận chuyển này có chi phí sản xuất lớn do giá thành các loại hoá phẩm rất cao.

Đây là phương pháp đang được áp dụng hiện nay khi vận chuyển dầu từ

CNTT - 2 về tàu FSO - 3. Đồng thời phương pháp này còn được sử dụng khi dừng đường ống với thời gian dài vượt quá mức an toàn. Nhờ ổn đỉnh được ứng suất trượt tỉnh. Qua xử lí nhiệt - hóa (ứng suất trượt tỉnh có tăng không đáng kể như ở bảng 4.1) đây là tuyến vận chuyển dầu thương phẩm để xuất khẩu rất cần bảo đảm chất lượng dầu áp dụng phương pháp này là hợp lí nhất.

Một số công trình nghiên cứu thấy, nếu dầu thô không được xử lý hoá phẩm thì sau vài giờ, giá trị ứng suất trượt tĩnh có thể đạt tới hàng trăm Pa. Tổn hao áp suất trong trường hợp này có thể lên tới hàng chục at/km. Nhưng nếu sử dụng hoá phẩm giảm nhiệt độ đông đặc một cách hợp lý thì ứng suất trượt tĩnh ban đầu và áp suất cần thiết để khởi động lại đường ống có thể giảm xuống 2 lần và xác định được điều kiện mà ở đó ứng suất trượt tĩnh ban đầu giảm đến mức cần thiết.

các loại dầu nhiều parafin như ở mỏ Rồng và Bạch Hổ. Do đó việc lựa chọn hoá phẩm hạ nhiệt độ đông phải căn cứ trên các kết quả thử nghiệm cho dầu thụ của từng mỏ.

Đối với dầu mỏ Rồng và Bạch Hổ các thí nghiệm do Viện NCKH và TK (NIPI) đã lựa chọn hoá phẩm hạ nhiệt độ đông phù hợp là hoá phẩm Sepaflux.

Công nghệ nhiệt hóa vận chuyển dầu mỏ Rồng sang Bạch hổ theo đường ống RP-1 CNTT-2 dài 34 km cũng đã được thiết lập và thử nghiệm. Vì đây là tuyến đường ống dài cần giảm nhiệt độ đông đặc và ổn định ứng suất trượt tĩnh. Khi tuyến vận chuyển dài, dầu trong đường ống tỏa mất nhiệt cần có nhiệt độ đông đặc thấp, khi khởi động lại sau khi dừng thì ứng suất trượt tĩnh nhỏ sẽ ít tốn năng lượng bơm ép. Quá trình khởi động đường ống được tiến hành thành công vào cuối năm 1994, công nghệ xử lý dầu cho quá trình vận chuyển được thực hiện như sau:

 Dầu được nung nóng đến nhiệt độ 70 - 80oC trong thiết bị gia nhiệt dựng hơi nước

 Hoá phẩm giảm nhiệt độ đông đặc số 17 (bảng 1.10) được bơm vào dầu nóng với liều lượng 1300g/T dầu.

Kết quả là nhiệt độ đông đặc của dầu giảm đi khoảng10 - 15oC. Điều đó đảm bảo cho quá trình vận hành đường ống được an toàn không có sự cố. Những nghiên cứu tiếp theo cho phép kiến nghị đưa vào sử dụng hoá phẩm số 18 (bảng 1.10), hoá phẩm này tỏ ra có hiệu quả khi xử lý dầu ở nhiệt độ 50 - 60oC với liều lượng 800 - 1000g/T dầu.

Công nghệ xử lý nhiệt - hoá đã được áp dụng và đưa vào sản xuất. Công nghệ này cho phép vận hành ổn định và an toàn hệ thống thu gom, xử lý và vận chuyển sản phẩm khai thác ở Mỏ Rồng và Bạch Hổ theo một số tuyến ống cần thiết góp phần hoàn thành vượt mức kế hoạch sản xuất của XNLD Vietsovpetro.

đầu ở nhiệt độ 22oC Định

lượng hoá phẩm g/T

Ưng suất trượt tĩnh ban đầu (Pa) ứng với thời gian dừng bơm khác nhau (giờ) 0.25 2 4 16 18 24 42 66 0 56 210 278 285 300 315 340 360 500 8,6 12,5 13,5 17,5 16,5 17,8 21,1 24,6 1000 6,8 11,0 11,5 12,5 13,0 13,6 14,0 15,6 1500 6,3 10,2 11,0 11,5 12,0 11,8 14,2 13,5 2000 4,3 10,5 11,7 12,5 13,0 13,1 12,5 15,0

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN CHUYỂN DẦU NHIỀU PARAFIN NỘI MỎ RỒNG VÀ BẠCH HỔ (Trang 82)