PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC,NHIỆT ĐỘ ĐÔNG ĐẶC,ĐỘ NHỚT,NHỰA VÀ PARAFIN CỦA DẦU THÔ.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN CHUYỂN DẦU NHIỀU PARAFIN NỘI MỎ RỒNG VÀ BẠCH HỔ (Trang 33)

ĐÔNG ĐẶC,ĐỘ NHỚT,NHỰA VÀ PARAFIN CỦA DẦU THÔ.

Trên các giàn khoan dầu, phương pháp phân tích đầu tiên được áp dụng là phương pháp xác định hàm lượng nước. đây là phương pháp đầu tiên của chăm 3 phương pháp phân tích nhanh (express-analyze): hàm lượng nước, tạp chất cơ học và tỷ trọng. Các phương pháp phân tích nhanh dầu mỏ đem lại những thông số cần thiết đầu tiên để điều chỉnh chế độ khai thác ngay tại hiện trường. Những phân tích tiếp theo tại cơ sở thí nghiệm trên bờ thường là phân tích toàn diện dầu mỏ.

Công tác phân tích toàn diện nhằm thu thập những chỉ tiêu của dầu mỏ làm tài liệu cơ sở phục vụ cho tính toán trữ lượng vỉa, mỏ tầng… cũng như tính toán hệ số thu hồi và cấu tạo vùng chứa dầu (vỉa, tầng, mỏ) Sau đây là các phương pháp thí nghiệm phân tích dầu mỏ Rồng và Bạch Hổ được thực hiện áp dụng cho đề tài tại Phòng thí nghiệm phân tích dầu của Viện Nghiên cứu và thiết kế thuộc XNLD Vietsopetro.

2.1 – PHƯƠNG PHÁP XÁC ĐỊNH HÀM LƯỢNG NƯỚC

Như đã phân tích ở chương 1 cho thấy hàm lượng nước ảnh hưởng lớn đến tính lưu biến của dầu. Do vậy việc xác định hàm lượng nước rất cần thiết, để phục vụ cho việc xử lý trong vận chuyển dầu.

2.1.1. Mục đích:

- Xác định phần trăm thể tích hàm lượng nước chứa trong mẫu thí nghiệm.

2.1.2. Ý nghĩa:

- Phương pháp này giúp cho ta biết được dầu từ giếng lên ngậm bao nhiêu % nước trong dầu mỏ,giúp cho việc tính lưu lượng dầu của giếng khai thác được, và đề ra phương án bơm hóa phẩm tách nước ngay trên giàn kịp thời.

hay không?

- Dầu mỏ ngậm bao nhiêu phần trăm nước và cần có thực hiện các biện pháp loại nước hay không?

2.1.3.Nguyên tắc:

- Chưng cất lôi cuốn hơi nước theo hơi dầu mỏ (hoặc hơi sản phẩm dầu mỏ) bằng dung môi có khả năng lôi cuốn được nước.

2.1.4.Dụng cụ và hoá chất:

- Dụng cụ để xác định hàm lượng nước bao gồm bình cầu 500ml, sinh hàn,khấy từ.

- Ống đong 100ml

- Bếp điện có điều chỉnh cường độ đun nóng - Xăng dung môi có giới hạn sôi 90 1400 C

- Đá bọt hoặc vài miếng sành sứ ( khi bếp điện không có khuấy từ) - Toluen

2.1.5. Chuẩn bị thí nghiệm:

- Lắc chai mẫu 5 phút trong chai chứa không quá 2/3 thể tích. Khi mẫu đặc và đóng rắn, cho phép đun nóng chảy ở nhiệt độ 40 500 C

- Lấy mẫu với hàm lượng như sau:

Hàm lượng nước giả thiết ( V%) đến 10 10 20 Trên 20 Lượng mẫu cần lấy (ml) 100 50 25

- Không rửa ống đong, định mức tiếp 100 ml dung môi, đổ vào bình chưng hoặc tráng rửa ống đong 2 3 lần, mỗi lần 20 30 ml dung môi sao cho tổng lượng dung môi sử dụng là 100 ml. Đối với những mẫu nhiều nước và lại tạo nhũ tương bền vững, có thể cho thêm 10 20 ml toluen để chưng cất nước được triệt để. Lắp ráp bộ chưng cất nước, đặt bình chưng cất lên bếp điện, bật khuấy từ. Đối với bếp điện không trang bị khuấy từ, cần thả vào bình chưng vài miếng sành sứ. Cho nước lạnh luân chuyển qua sinh hàn.

2.1.6. Tiến hành thí nghiệm:

- Đun sôi bình và giữ vận tốc sao cho giọt chất lởng rơi từ đầu vát của ống sinh hàn xuống ống thu là 2 4 giọt /giây.

- Tới gần dưới quá trình chưng cất, dung chổi lông gà để gạt những giọt nước bám trên thành sinh hàn xuống một cách khéo léo.

- Khi mực nước trong ống góp không tăng nữa và lớp dung môi trở lên trong suốt hoàn toàn thì tắt bếp đun. Thời gian chưng cất không dưới 30 phút và không lõ

u hơn 60 phút.

- Ghi thể tích nước trong ống góp và tính kết quả hàm lượng nước theo công thức:

HLN(%)= .100% (2.1) Trong đó: Vn là thể tích nước trong ống góp thu được (ml)

Vd là thể tích dầu mỏ lấy để thí nghiệm (ml)

- Nếu hàm lượng nước ít hơn 0,03 ml thì được coi là ở dạng vết. Nếu nước không xuất hiện một cách rõ rệt thì coi như không có nước.

2.1.7. Thực hành phương pháp xác định nước:

- Mẫu : CKB 449 - BK - 8 - CNTT - 2 - Ngày lấy mẫu : 16/12/2012

- Ngày làm thực hành : 18/12/2012

Đã cho chất chống đông theo tỉ lệ thí nghiệm.

- Mẫu dầu đặc đun nóng lên 40 500C sau đó lắc mẫu đều trong 5 phút trong chai không chứa quá 2/3 thể tích .

- Hàm lượng nước giả thiết lên đến 10%, lấy 100 ml đổ vào bình chưng 500ml. Dựng xăng tráng lại ống đong như đã nói ở trên.

- Lắp ráp bộ chưng cất nước: Đặt bình chưng cất lên bếp điện, gắn bình chưng và bẫy nước với sinh hàn gắn chặt, không để hở, giữa các khớp nối thấm

bình và bẫy nước, bật khuấy từ.

- Cho nước lạnh luân chuyển tuần hoàn qua sinh hàn. Dựng bông ẩm nút đầu trên của sinh hàn.

- Bật bếp điện đun từ từ, giữ tốc độ trung bình để cho giọt chất lỏng rơi từ đầu ống vát xuống ống thu từ 2 3 giọt/ giây.

- Sau đó tăng bếp lên khi về cuối quá trình chưng cất.

- Dựng sợi kim loại buộc lông gà vào đầu để gạt những giọt nước bám ở thành sinh hàn và gạt nhẹ một cách khéo léo.

- Khi mực nước trong ống thu không tăng nữa thì tăng bếp lên trong 5 phút mới kết thúc, quá trình chưng cất không dưới 30 phút và không lâu hơn 60 phút.

- Sau khi chưng cất xong ta tháo nước ra và chưng thu hồi xăng trở lại để sử dụng cho lần sau.

- Tắt bếp, để nguội bằng nhiệt độ phòng mới tháo bình chưng, thu dọn đồ dùng vào nơi quy định.

* Tính toán kết quả:

- Ghi thể tích nước trong ống góp và tính hàm lượng nước theo công thức: (2.1) Thay vào ta có: HLN(%) = .100% = 9,2% H2O

Với hàm lượng nước của mẫu này chỉ 9.2% là không nhiều nên độ nhớt của dầu không cao. Song để tăng chất lượng dầu và vận chuyển tốt vẫn xử lý nước

2.1.8. Chú ý khi thực hiện phương pháp chưng cất nước:

- Phải tuân thủ thao tác đúng, lắp các khớp nối kín, nước luân chuyển liên tục, trong khi chưng cất không bỏ vị trí, phải ngồi canh bếp kẻo bị cháy, tuyệt đối trong khi chưng cất không được hút thuốc lá trong khu vực phòng thí nghiệm.

- Người thực hiện chưng cất phải mặc áo bảo hộ, đeo khẩu trang phòng hộ từ đầu đến cuối, cẩn thận với thiết bị thuỷ tinh dễ vỡ.

Một phần của tài liệu đồ án kỹ thuật dầu khí CÁC GIẢI PHÁP NÂNG CAO KHẢ NĂNG VẬN CHUYỂN DẦU NHIỀU PARAFIN NỘI MỎ RỒNG VÀ BẠCH HỔ (Trang 33)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(103 trang)
w