TỪ LÝ LUẬN ĐẾN THỰC TẾ CÒN MỘT KHOẢNG CÁCH RẤT XA…

Một phần của tài liệu Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ nông thôn miền núi (Trang 26 - 27)

Trịnh Thị Vân

Phòng QLKH, Sở KH&CN Kiên Giang

Chương trình nông thôn miền núi được triển khai ở Kiên Giang giai đoạn 1998 – 2002 ai cũng thấy rõ: việc xây dựng mô hình thì có, bền vững thì không. Tuy giai đoạn này đã tổng kết nhưng phải nghiêm túc rút kinh nghiệm và phải có biện pháp tích cực thì giai đoạn tiếp theo của nông thôn, miền núi mới có hiệu quả.

Việc chuyển giao công nghệ được thực hiện bằng các phương pháp tuỳ theo cách lựa chọn của cán bộ kỹ thuật sau khi đã nghiên cứu kỹ về phương pháp luận.

Đối với mỗi phương pháp khi triển khai ở địa phương đều có mặt giới hạn:

Phương pháp chung thì như tên gọi của nó cũng rất chung nên hiệu quả không cao. Phương pháp theo hệ thống phải đi kèm với việc lựa chọn địa bàn áp dụng phương pháp này đúng mới phát huy hiệu quả.

Phương pháp chia sẻ phí tổn, dân đi vay không được thì lấy đâu tiền để chia sẻ với dự án.

Phương pháp dự án thì phải khép kín từ đầu vào đến đầu ra. Hiện nay, các mô hình dự án chỉ làm tốt ở nửa đoạn đầu là sản xuất, có sản phẩm, nửa đoạn sau, sản phẩm ai tiêu thụ thì không được lo.

Phương pháp chuyên ngành thì thiếu sự phối hợp, ngành hàng họ chỉ cần ngành khác đúng ra là kêu cứu khi hợp đồng của họ với người sản xuất bị đổ vỡ. Sự liên kết bốn nhà vẫn mang tính hình thức, hô hào.

Phương pháp huấn luyện, thăm hỏi khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư đã làm nhiều nhưng không phải nông dân nào cũng được đào tạo huấn luyện.

Tóm lại về lý luận, các phương pháp không sai nhưng thực tế thì còn nhiều điều bất cập. Giữa lý luận và thực tế còn một khoảng cách khá xa. Chính chương trình nông thôn miền núi của ngành ta cũng cần phải điều chỉnh khoảng cách ấy.

Một phần của tài liệu Xây dựng sổ tay chuyển giao công nghệ phục vụ nông thôn miền núi (Trang 26 - 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(28 trang)
w