Ió ma thu với nỗi buồn huy hoàng và tấm lòng thương cảm vô hạn của thi sĩ.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ Haiku của M.Basho (KL06087) (Trang 31)

Chƣơng 2: Đặc sắc thơ haiku của Matsuo Basho

2.1.2 ió ma thu với nỗi buồn huy hoàng và tấm lòng thương cảm vô hạn của thi sĩ.

thi sĩ.

Gió thu và sương thu là những quý ngữ quen thuộc trong những khúc ca thu. Gió cũng là ngôn ngữ riêng của thu; lời của thu cũng là lời của gió. Đi qua những ngày hạ nóng nực, những làn thu phong đã đem lại cho vạn vật một cảm giác mát mẻ dễ chịu những ngày đầu thu:

“ Đỏ bừng mặt trời

nhưng rồi phong thu” (Basho)

26

Hay :

“ Không khí mát mẻ mùa thu bàn tay gọt vỏ

dưa gang và cà tím” (Basho)

Vào thu đất trời không còn cái ấm áp tinh khôi của mùa xuân, cái nồng nàn, khỏe khoắn của mùa hạ, cũng chưa có cái mạnh mẽ, âm thầm của mùa xuân. Gió không chỉ là đặc điểm, biểu hiện của mùa thu mà qua con mắt của thi nhân nó còn có màu sắc. Một sắc trắng kì lạ của hư vô, hình như không thể nhìn thấy bằng mắt, mà chính là màu tâm trạng, màu tâm hồn, màu tâm thư, màu tâm tưởng, cả màu tâm linh nữa:

“Trắng hơn đá trên núi gió thu”

(Basho)

Nghệ thuật so sánh đã làm nổi bật màu trắng của gió thu trên nền màu trắng của núi đá. Gió ở đây cũng không phải được nghe bằng tai mà được thấy bằng mắt và gió có “màu trắng” có vị cô đơn của “giọt sương trắng”; màu trắng của thu còn được thể hiện bằng tiếng nhạn phơn phớt phản chiếu trên nền trời tối sẫm:

“ Bể tối sầm tiếng nhạn

phơn phớt trắng” (Basho)

27

Khi cảm nhận màu sắc của vạn vật trong không gian thu, nhân vật trữ tình ẩn tàng trong những bài thơ haiku trên. Đã có một năng lực trực cảm kì lạ đó là sự chuyển đổi cảm giác để nhận ra màu gió hay chính là màu thu, nó không chỉ là sắc đỏ của mùa thu qua thảm lá, tán lá, sắc vàng của thu qua bạt ngàn cúc hoa, ngơ ngẩn trước sắc tím xanh biêng biếc của triêu nhan bên hàng dậu đổ mà còn là màu trắng của gió thu, sương thu.

Không chỉ màu sắc gió thu được đưa vào thơ mà hành động, trạng thái của gió cũng được Basho nói đến như một người trần thế:

“ Thu đến thầm thì bên tai như gối gió” (Basho)

Gió nhẹ nhàng, uyển chuyển khi tiết thu về ghé bên tai thi sĩ như thì thầm điều gì đó. Nghệ thuật nhân hóa được sử dụng tài tình khiến gió trở nên thân thiết, gần gũi như một người bạn phương xa. Hình ảnh “gối gió” càng làm tăng thêm sự thi vị, mềm mại cho bài thơ.

“Gió thu” gắn với từ “buồn” một cách trực tiếp không ít trong thơ haiku của Basho:

“Gió thu buồn bã

làm rơi mấy cành dâu mục” (Basho)

Nó không phải là một nỗi buồn ủy mị, bế tắc, tù đọng mà là một nỗi buồn thương cảm, sẻ chia động đến tâm hồn nhà thơ khi bắt gặp sự vật trước mắt. Miếu nghĩa trang Ise cô quạnh, lạnh lẽo, hoang vu mỗi đợt gió thu ghé qua càng làm tăng thêm sự ảm đạm buồn héo, tĩnh mịch nơi đây:

28 “ Gió thu

miếu thờ nghĩa trang Ise buồn hơn”

(Basho)

Lại một lần khác khi đi ngang qua cánh rừng, Basho nghe tiếng vượn hú. Lòng nhà thơ gợi lên niềm thương cảm và nhớ đến tiếng khóc não lòng của một em bé bị bỏ rơi trong rừng. Lòng ông tê tái hay “gió mùa thu tê tái”?

“Vượn hú não nề

hay trẻ bị bỏ rơi than khóc gió mùa thu tái tê”

(Basho , Đoàn Lê Giang dịch)

Trong một bản dịch khác của Thái Bá Tân:

“ Người ta buồn nhiều vì vượn khóc trẻ con khóc thì sao

gió thu”

(Basho)

Tiếng vượn hú trong thơ Basho khác hẳn với tiếng vượn hú của Lí Bạch “Lưỡng ngạn viên thanh đề bất tận” (Tiếng vượn kêu đôi bờ chẳng dứt), hay tiếng vượn trong thơ Đỗ Phủ “Phong cấp thiên cao viên khiếu ai” (Gió gấp, trời cao, vượn nỉ non). Đó chỉ là tiếng vượn gợi lên nỗi buồn mơ hồ, trống rỗng mang màu tang thương và chết chóc. Còn Basho là cả một tấm lòng thương cảm với những đứa trẻ bị bỏ rơi trong rừng. Những đứa trẻ đó được gọi là “mabiku” (tỉa bớt). Sở dĩ xuất hiện những đứa trẻ này là do Nhật Bản trong những năm, đói khổ, mất mùa nhiều gia đình nông dân nghèo khổ đông con không đủ điều kiện để nuôi nấng đã đem con mình bỏ vào rừng sâu có khi người ta còn giết cả trẻ sơ sinh.Tình thương trẻ thơ của Basho thật mênh mông,

29

bao dung, sâu thẳm. Có những khi đi ngang qua khu rừng nghe mưa đá rơi ông gọi bọn trẻ tỉa bớt tránh mưa:

“ Xem kìa bé ơi hãy chạy nhanh đến mưa đá đang rơi” (Basho)

Những đứa trẻ đoản mệnh ấy còn quá nhỏ có biết mưa đá là gì đâu. Basho dành cho chúng cả tấm lòng từ bi vô tận. Hay trong một ngày cuối thu, trời xấu, gió thổi làm râu ông phất phơ rồi thấy một đứa bé bị bỏ rơi bên đường mà lòng càng thêm xót thương vô độ:

“Gió thổi râu phất phơ cuối thu trời xấu

thằng bé này con ai?” (Basho) Hay : “Cùng cái lạnh gió đến nằm kề đứa bé bị bỏ rơi” (Basho)

Tác giả hay chính gió thu cũng không kìm lòng nổi trước cảnh tượng bi thương ấy, nỗi lòng thương cảm đến thiên nhiên phải cất lời. Tình yêu trẻ thơ của Basho cũng giống như thi hào Nguyễn Du trong bài “Văn chiêu hồn”:

“Kìa những đứa tiểu nhi tấm bé Lỗi thời sinh lìa mẹ lìa cha

30 Lấy ai bồng bế vào ra

U ơ tiếng khóc thiết tha nỗi lòng”

( Văn chiêu hồn _ Nguyễn Du)

Dù là trực tiếp hay gián tiếp bộc lộ trạng thái cảm xúc thì ngọn gió thu đều gợi cho ta về nỗi buồn huy hoàng, tấm lòng thương cảm bao la. Còn với Issa trong làn gió thu nhẹ thoảng, những chiếc lá chao mình rơi rụng, đùa giỡn cùng gió mùa thu tinh nghịch:

“Một chiếc lá rơi chiếc khác

gió đoạt”

(Issa)

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ Haiku của M.Basho (KL06087) (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)