Ma thu gn với hoa sc tr iu nhan.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ Haiku của M.Basho (KL06087) (Trang 26)

Chƣơng 2: Đặc sắc thơ haiku của Matsuo Basho

2.1.1 Ma thu gn với hoa sc tr iu nhan.

Nhật Bản là đất nước của ngàn thơ, vì trước hết nó là đất nước của ngàn hoa. Hoa lá một trong những hiện thân trọn vẹn và rực rỡ nhất của cái đẹp trên đời. Hình như tạo hóa có phần thiên vị Phù Tang quần đảo và hình như người Nhật cũng đã cảm nhận được cái ân tình của tạo hóa nên thầm lặng nói lời tạ ơn bằng cách sống đẹp như hoa, trồng hoa trên khắp mọi miền đất nước, thưởng hoa suốt bốn mùa xuân, hạ, thu, đông đem hoa vào tất cả loại hình nghệ thuật tinh túy như vườn cảnh, cây cảnh, hội họa, trà đạo, ẩm thực, trang phục…

21

Nếu hoa anh đào tinh khiết, mong manh như người võ sĩ samurai trung thành ra đi dứt khoát, biểu tượng cho mùa xuân mơn mởn sức sống thì hoa cúc tinh khôi là hiện thân cho mùa thu trong thơ Basho:

“ Mong manh mong manh một nhành hoa cúc

vừa đơm nụ vàng” (Basho)

Hoa cúc nhỏ bé, mong manh trước thiên nhiên rộng lớn muôn sắc màu, ngỡ tưởng cái sự mong manh đó sẽ làm cho nó rụt rè, e sợ, nhưng không dù chỉ là nhành hoa cúc đơn lẻ trước tạo hóa nó cũng có một sức sống bất diệt. Ẩn dấu dưới sắc vàng rực rỡ một sức sống tiềm tàng tràn trề sinh lực. Dù thân hao gầy vì sương gió thì cành hoa cúc ấy vẫn hiên ngang sống hiến cho đời sự tròn đầy viên mãn của nó:

“Dẫu thân hao gầy cành hoa cúc ấy nụ hoa căng đầy”. (Basho)

Không chỉ đẹp trong cái sắc trắng ngần, hoa cứ đến trong cuộc đời trần trụi, bụi bặm này một cách hồn nhiên, trong veo, thanh khiết, vô tư:

“Kìa hoa cúc trắng ngần không mảy may hạt bụi nở ngay dưới mắt trần”. (Basho)

Đọc bài thơ ta có cảm giác đang lạc vào tiên cảnh mà hoa cúc là sắc tiên. Màu trắng thanh tao, trong trẻo không mảy may hạt bụi, dường như những thứ tầm thường của cõi đời cũng không dám làm phiền đến sắc đẹp thánh thiện ấy.

22

Và con người thu nhỏ mình trước sắc trời khi được nhìn hoa cúc nở dưới mắt trần, con mắt thế tục.

Ngay cả khi dập nát vì mưa gió, thời tiết khắc nhiệt thì ta vẫn tìm ra nét đẹp khó nói trong từng khóm cúc. Nó đẹp đầy bí ẩn thu hút trí tò mò của thi sĩ:

“ Có cái đẹp khó nói

trong những bông cúc vàng dập nát vì mưa”

(Basho)

Cái đẹp của hoa cúc còn được Shiki thâu tóm vào trong bài thơ:

“ Cúc vàng cúc trắng đóa cúc hồng

tôi khát khao”

(Shiki)

Thiên nhiên hình như cũng biết tình tứ, hẹn hò. Nhớ lời hẹn ước sang thu, hoa cúc rủ nhau về nở rộ. Hoa cúc đan xen nhau đa sắc, đa hương như hợp nhất tạo nên tiết trời thu rực rỡ, nồng nàn.

Hoa cúc Nhật Bản cũng giống đóa Sen trong ca dao Việt Nam. Cả hai đều đẹp lạ lùng, dù trong hòan cảnh nào thì bản chất của nó vẫn không hề thay đổi cũng giống như con người của hai đất nước nhỏ bé này.

Cái đẹp trong quan niệm thẩm mỹ của người Nhật thường hài hòa với cái nghèo nàn, đơn sơ, mộc mạc, xù xì, bé nhỏ quanh chúng ta:

“Quanh chiếc cối xay trên mình cúc trắng chút bụi bám bay” (Basho)

Chiếc cối xay hay chính cái lam lũ, tội nghiệp, nghèo nàn của những người nông dân vất vả “một nắng hai sương”, bàn tay lao động chai sạn vì nhọc nhằn. Bụi bám trên mình cúc trắng phải chăng là lo toan thường nhật, khó khăn của

23

ngoại cảnh tác động nhưng hoa cúc ấy vẫn trắng tinh khôi chút bụi ấy chỉ tạo nên một tương giao của vạn vật hiền hòa, cái lẽ tự nhiên vốn có trong đất trời.

Hoa cúc còn gắn với sự thanh thản, thanh tao khác xa với đời sống thế tục, gắn với Tượng Phật cổ uy nghi tại xứ Nara. Hương thơm hoa cúc toát ra như một thứ khí giới thanh cao cõi Phật :

“Nara hoa cúc thơm tượng Phật cổ” (Basho) Hay : “ Uống trà sáng nhà sư im lặng như hoa cúc” (Basho)

Trà đạo vào buổi sáng là một nét đẹp truyền thống của người Nhật như tục ăn trầu của người Việt, cho ta sự thanh thản về cõi thiền. Hoa cúc không cần biểu lộ, gợi mở chỉ cần im lặng thoảng hương sắc, nó như một người bạn song hành cùng nhà sư đi về miền cực lạc, nơi chỉ có hoa, trà và sự tĩnh lặng lòng thiền:

“ Bên chén trà buổi sáng sự thanh thản lòng thiền hoa cúc nở”.

(Basho)

Và như một vòng tròn của tạo hóa sinh ra rồi từ biệt. Hoa cúc hưởng kiếp luân hồi khi những đóa cúc vàng cuối mùa ra đi, vạn vật chỉ còn là hư không trống vắng như một cái gì đó vừa trôi qua trong tầm tay:

24 “ Hoa cúc hết mùa ngoài cây củ cải còn lại gì đâu.” (Basho)

Một lần đi qua xứ lạnh mùa thu, nhà thơ Tế Hanh hạ bút:

“ Lá phong đỏ như mối tình rực lửa Hoa cúc vàng như nỗi nhớ dây dưa.” (Tế Hanh)

Mùa thu không chỉ có hoa cúc vàng, lá phong đỏ mà còn quyến rũ lòng người bởi sắc triêu nhan (asagao) xanh tím. Triêu nhan – gương mặt buổi sáng còn được mang một cái tên dân dã là hoa bìm bìm, loài hoa leo đồng nội thân quen, quấn quýt khắp nơi, giăng mắc mọi lối. Triêu nhan vốn không phải hoa mùa thu nhưng chính vì cái sắc tím đẹp, gợi cảm nên thường được người Nhật nhắc đến trong những bài thơ về mùa thu như một quý ngữ, một hình ảnh trung tâm của thế giới thu.

Bài thơ của Thiền Ni Chiyo có sức lay động lòng người từ bao thế kỷ nay bởi vẻ đẹp, sự tinh khôi của sắc triêu nhan:

“A ! Asagao

dây gầu vương hoa bên giếng đành xin nước nhà bên”

(Thiền Ni Chiyo)

Một sớm tinh mơ nhà thơ đi lấy nước thì nhìn thấy những bông hoa triêu nhan biêng biếc bên thành giếng và vương trên cả dây gầu. Chính vẻ đẹp đó đã khiến cho thi nhân không nỡ lòng buông gầu lấy nước. Bài thơ sâu sắc ở chỗ đã gửi gắm kín đáo dưới chữ nghĩa ít ỏi kia một nét đẹp lấp lánh của tâm hồn Nhật

25

Bản. Đó là sự tinh tế và nhạy cảm trước cái đẹp của cuộc sống và hơn thế nữa là thái độ và nghĩa của biết nâng niu, trân trọng, giữ gìn cái đẹp trong đời.

Đóa triêu nhan trong bài thơ của Basho lại có một nét cuốn hút riêng biệt:

“ Triêu nhan một đóa suốt ngày chốt cửa cài vào cổng tôi” (Basho)

Triêu nhan bé nhỏ, dây leo quấn quanh như một người gác cổng đang làm nhiệm vụ tối cao của mình. Lặng lẽ, âm thầm trong thế giới của tĩnh lặng và tách biệt bụi trần bên lối nhỏ vào đường thiền vạn nẻo, vào tâm thiền thênh thang. Hoa cúc hiện lên tinh khôi, đẹp trắng ngần trong con mắt của Basho dù cho sự

tác động của ngoại cảnh cũng không làm cho nó mất đi vẻ tự nhiên thánh thiện vốn có. Hoa cúc gắn với người dân Nhật Bản từ cuộc sống bình dị đời thường đến chốn tao nhã, thiền tĩnh.

Một phần của tài liệu Đặc sắc thơ Haiku của M.Basho (KL06087) (Trang 26)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(62 trang)