Thông ba lá (Pinus khasaya Royle): tập trung nhiều ở Lâm Đồng và một số tỉnh miền núi phía Bắc

Một phần của tài liệu bài giảng về tinh dầu (Trang 37)

Trên thế giới, thông được trồng ở rất nhiều nước có khí hậu ôn đới và lạnh. Các nước sản xuất tinh dầu thông nhiều là: Bắc Mỹ, Pháp, Tây Ban Nha, Bồ Đào Nha.

Thông được trồng bằng hạt. Sau 15-20 năm thì lấy nhựa. Nhựa được lấy bằng phương pháp chích vào vỏ thân cây. Thời gian lấy nhựa từ tháng 3 đến tháng 10. Cây thông cho nhựa nhiều nhất vào năm 60 tuổi.

Nhựa thông còn gọi là Terebentthine: dạng lỏng sệt, mùi hăng, vị đắng hắc, có tỉ trọng nặng hơn nước.

Tinh dầu thông (Oleum terebenthinae): là chất lỏng không màu, mùi

đặc biệt, tỉ trọng d20: 0,8570 - 0,8710; n20

D: 1,467-1,478.

Colophan: là cặn còn lại khi cất tinh dầu, còn gọi là Tùng hương.

Thành phần hóa học

-Nhựa thông có chứa 19-24% tinh dầu, 73-77% colophan.

-Tinh dầu thông có chứa các monoterpen. Tùy theo từng loại, thành phần hóa học có thể thay đổi.

-Tinh dầu thông được trồng ở

Việt Nam chứa 63-83% -pinen, α

ngoài ra còn có β-pinen

α−pinen β−pinen

Công dụng:

Nhựa thông sau khi tinh chế là vị thuốc long đờm, điều hòa bài tiết ở phổi và thuốc sát khuẩn đường tiết niệu, dùng chế cao dán.

Tinh dầu thông trong y học dùng làm thuốc tan sưng, gây xung huyết da, là thuốc trị ngộ độc phosphor, là nguyên liệu bán tổng hợp Camphor, Terpin, Terpineol.

Trong công nghiệp, tinh dầu thông được dùng chế verni, sơn, sáp, phục hồi cao su.

Tùng hương dùng trong kỹ nghệ sơn, xi, verni, keo dán, mục in, xà phòng, hồ giấy, hồ vải.

Ngoài ra, thông còn được trồng để khai thác gỗ.

BẠCH ĐAØN

Tên khoa học: Eucalyptus sp.

Họ: Sim (Myrtaceae)

Bạch đàn thuộc chi Eucalyptus, đây là 1 chi lớn, với khoảng 700 loài khác nhau, được trồng chủ yếu để khai thác gỗ. Về phương diện khai thác tinh dầu người ta thường quan tâm đến 3 nhóm chính:

Một phần của tài liệu bài giảng về tinh dầu (Trang 37)

Tải bản đầy đủ (PPT)

(51 trang)