Ở Việt Nam, đã di thực nhiều loại Bạch đàn từ Trung Quốc và Australia. Trong khoảng 20 loài, có 3 loài có giá trị kinh tế:
- E.camalduleusis: Bạch đàn trắng
- E.exserta: Bạch đàn liễu
- E. citriodosa: Bạch đàn chanh
BẠCH ĐAØN
Bạch đàn giàu Cineol
E.camalduleusis Dehnhardt
E.exserta F.V.Muell
Bạch đàn được trồng để phủ xanh đồi trọc ở các vùng núi và trung du hoặc để cải tạo đầm lầy. Tuy nhiên, ở những đồi trọc trồng Bạch đàn thuần chủng, đất đai bị nghèo dinh dưỡng, các thãm thực vật khác khó phát triển. Vì vậy việc phát triển bạch đàn đang được các ngành có liên quan xem xét lại.
Bạch đàn trồng bằng hạt. Gieo hạt trong vườn ươm, sau 5-7 tháng tuổi có thể đem trồng. Sau 7-10 năm có thể khai thác gỗ. Sau năm thứ 2, có thể khai thác lá.
Ở nhiều nước trên thế giới, việc khai thác tinh dầu thường được thực hiện khi đốn cây lấy gỗ, phần lá được sử dụng cất tinh dầu.
BẠCH ĐAØN
Thành phần hóa học:
Lá chứa tinh dầu: 1,3-2,5%
Thành phần tinh dầu: thành phần chính cineol + Loài E. camaldulensis: 60-70%
+ Loài E. exserta: 30-50%
Tinh dầu Bạch đàn trước khi sử dụng cần được tinh chế và làm giàu Cineol.
Lá Bạch đàn được sử dụng rất lâu đời tại các nước Châu Aâu. Dạng dùng: thuốc hãm, thuốc xông hoặc pha chế thành các dạng bào chế như cồn lá Bạch đàn, siro dùng để chữa ho, sát trùng đường hô hấp, chữa các bệnh nhiễm khuẩn đường hô hấp, ho…
Tinh dầu được sử dụng như tinh dầu tràm. Hiện nay cây Bạch đàn ở Việt Nam chưa được khai thác ở qui mô công nghiệp như cây tràm.
Bạch đàn giàu Citronelal
Còn gọi là Bạch đàn chanh.
Tên khoa học là: Eucalyptus citridora Hook.
Lá Bạch đàn chanh có mùi thơm rất đặc biệt. Hàm lượng tinh dầu cao (3,3- 4,8%). Thành phần chủ yếu là Citronelal (trên 70%), ngoài ra còn có Citronelol (5,6%).
O
O
1,8-Cineol
(Eucalyptol) 1,4-Cineol Tinh dầu Bạch đàn chanh được sử dụng
nhiều trong những năm chiến tranh để chữa ho, viêm họng, sát trùng đường hô hấp.
Tinh dầu còn được dùng trong kỹ nghệ hương liệu để sản xuất nước hoa và các loại chất thơm khác có mùi thơm tự nhiên của hoa, có thể thay thế tinh dầu sả Java
Tên khoa học: Zinggiber officinale Rose Họ: Gừng (Zingiberaceae)
Gừng được trồng ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới như Trung Quốc, Aán Độ, các nước Đông Nam Á.
Bộ phận dùng: gừng khô, gừng tươi, tinh dầu gừng (Oleum zingiberis), nhựa dầu gừng (Oleoresin).
Gừng tươi: thu hoạch khi củ còn non, ít xơ và ít cay. Gừng non được chế biến thành các sản phẩm:
Gừng mặn: là gừng được chế biến trong nước muối. Nước sản xuất nhiều nhất là Trung Quốc, Nhật Bản.
Gừng chế thành mứt trong siro, được sản xuất nhiều nhất ở Trung Quốc
Gừng đông khô: được sản xuất nhiều ở Hồng Kông.
Gừng khô: được chế biến từ củ gừng già có thể để cả vỏ phơi khô (gừng xám) hoặc bỏ vỏ rồi phơi khô (gừng trắng)
Tinh dầu Gừng: được sản xuất từ gừng tươi bằng phương pháp
lôi cuốn hơi nước, hàm lượng tinh dầu thấp 2-3%. Vỏ chứa nhiều tinh dầu hơn (2-5%), vì vậy có thể kết hợp khi chế biến gừng khô để sản xuất tinh dầu
Nhựa gừng (Oleoresin): được chế biến từ bột gừng khô bằng
cách chiết với dung môi hữu cơ, với chiết xuất 4-6%.
GỪNG
Thành phần hóa học
Tinh dầu Gừng là chất lỏng không màu hoặc màu vàng nhạt, d30= 0,868-0,880; n30
D= 1,4890-1,4894; [ ]α 30
D = -28oC đến -45oC.
Tinh dầu Gừng có mùi đặc trưng của gừng nhưng không chứa chất cay. Thành phần chủ yếu của tinh dầu là hợp chất hydrocarbon secquiterpenic như Zinggiberen, Arcurcumemen, β-Farnesen. Ngoài ra còn có một lượng nhỏ các hợp chất alcol monoterpenic như Geraniol, Linalol, Borneol…
GỪNGOH OH OCH3 R C O R= Công thức các chất cay: -CH3: Gingeron: Rắn, Kết Tinh -CH=CH-(CH2)4-CH3: Shagaol: lỏng, rất cay -CH(OH)-(CH2)n-CH3: Zingerol: n=3,4,5; lỏng, rất cay
GỪNG
Công dụng
Gừng tươi (Sinh khương) được sử dụng như gia vị trong bữa ăn hàng ngày, dùng để chế biến các sản phẩm gừng mặn, mứt gừng và gừng đông khô.
Gừng khô (Can khương)dùng để chế biến gia vị (bột cary), làm chất thơm trong kỹ nghệ thực phẩm và trong kỹ nghệ pha chế nước uống.
Tinh dầu gừng dùng làm hương liệu trong kỹ nghệ thực phẩm và kỹ nghệ pha chế nước uống.
Nhựa gừng dùng làm chất thơm và chất cay trong kỹ nghệ thực phẩm và pha chế nước uống.