UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN (HEPAT O CELLULAR CARCINOMA = HCC)

Một phần của tài liệu báo cáo Thực Tập giải phẩu bệnh (Trang 32)

U BAO SỢI TRỤC THẦN KINH (SCHWAMNOMA)

UNG THƯ BIỂU MÔ TẾ BÀO GAN (HEPAT O CELLULAR CARCINOMA = HCC)

 Nếu ta nói ung thư gan (Malignant hepatoma)

• HCC (ung thư biểu mô tế bào gan)

• Cholangio carcinoma (Ung thư biểu mô tế bào ống mật )

 Thường gặp ở tuổi trưởng thành và trung niên.

Nguyên nhân thường gặp:

• Sau nhiễm viêm gan siêu vi HCV, HBV hoặc cả 2 (HBV+HCV) K gan gặp ở châu Âu và châu Mỹ.

• Sau nhiễm độc nấm móc (afla toxin) từ đậu phộng móc thường gặp ở châu Phi.

• Xơ gan do nghiện rượu thường gặp ở VN là nhiều nhất kèm HBV hoặc HCV.

• Chất độc dioxin.

• Dùng thuốc ngừa thai (Oral contra conceptive)

Lâm sàng: triệu chứng âm thầm.

• Suy nhược, chán ăn, vàng da.

• Đau vùng bụng, hạ sườn phải.

• Sụt cân, buồn nôn,thường ói.

 Dấu chứng lâm sàng thường gặp nhất:

• Gan to, cổ trướng.

• Sốt (do hoại tử mô u), vàng da, lách to.

Xét nghiệm CLS:

• Emzym (men) gan tăng cao:

 AST( Aspartate Amino Transferase)

 AP( Alkaline phosphatase)

 ALT( Alanine Amino Transferase)

 GGT( Gamma Glutamyl Transpeptidase)

• αFP( Alpha Feto Protein) > 500 ng/ml hoặc AFP tăng liên tục đến ngưỡng 100 mg/ml thì nguy hiểm, trong chẩn đoán chỉ nghi ngờ HCC, không kết luận.kèm

thêm dấu hiệu đường kính gan >10 cm thì gợi ý xét nghiệm sinh hóa xem có HCC không ?

• αFP tăng cao có thể gặp trong bệnh gan khác chứ không chắc là ung thư biểu mô tế bào gan (HCC)

Hình học:

• Phát hiện khối u ở gan.

• Siêu âm gan.

• CT gan.

• MRI. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Giải phẩu bệnh :

Đại thể :

Ung thư biểu mô gan thường gặp ở thùy gan phải, thường đơn độc thành 1 ổ nhưng cũng có thể gặp đa ổ ( multifocal). Đa ổ gặp trong xơ gan ung thư hóa => ung thư biểu mô gan ( liver cirrhosis => HCC).

• 1 số trường hợp u gan có cuốn => tiên lượng tốt.

• Kích thước của khối u gan có thể lên đến 10cm . Phát hiện tình cờ khi siêu âm/CT scan.

Bụng to , lách to, bụng báng => nguy cơ tiên lượng xấu

Vi thể: u có cấu trúc mô học như sau:

Cấu trúc dạng bè (thường gặp): tb xếp hình chuỗi, thường trên 2 lớp chuỗi. Các bè càng nhiều lớp thì độ ác tính càng cao. Giữa các bè là những xoang mạch, thành lót bởi các lớp nội mô hẹp. Tỉ lệ N/C>1, bắt màu eosin. Tb có hạt nhân, có nhân chia. Đôi khi ta gặp tb khổng lồ nhiều nhân. Tb đang ung thư không tạo thành tiểu thùy gan ( nghĩa là không trung tâm mầm, không xoang gan, nhu mô gan bình thường).

Cấu trúc hình giả tuyến: các tuyến cấu tạo bởi 1 lớp tb. Đôi khi có sắc tố mật ở trong lòng.

Kiểu hỗn hợp giữa bè và giả tuyến.

 Trong u chất nền tăng sinh nguyên bào sợi, chèn ép tb gan ung thư. Dạng này gọi là dạng xơ chai.

 Tb ung thư có thể có dạng hình thoi giống như ung thư dạng sarcoma (dạng mô liên kết, mô sợi).

 Ta nhuộm IHC ( Immuno Histo Chermestry), tìm Marker:

• Desmin (++)

• Vimentin (+)

• αFP (-)

 Dạng tb sáng, bào tương sáng ( bởi vì trong bào tương chứa nhiều glycogen)

 Tb khổng lồ nhiều nhân

 Tb gan bình thường

 Tb gan hình thoi

 Trường hợp chẩn đoán ung thư gan bằng phương pháp nhuộm H-E khó khăn, ta cần Marker:

 Glypican (++) trên 80%.

 α foltoprotein (α FP) (++) khoảng 80%

 Hepatin (++) có thể 100%

Bài 13

Một phần của tài liệu báo cáo Thực Tập giải phẩu bệnh (Trang 32)