Thời gian sinh trƣởng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 54)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.3.Thời gian sinh trƣởng

TGST của cây lúa đƣợc tính từ khi hạt nảy mầm đến khi 85% quần thể chín, thời gian sinh trƣởng của giống lúa dài hay ngắn phụ thuộc vào giống và điều kiện ngoại cảnh.

Trong đời sống cây lúa trải qua 2 giai đoạn sinh trƣởng là giai đoạn sinh dƣỡng và giai đoạn sinh thực.

Chênh lệch về thời gian sinh trƣởng giữa các giống lúa khác nhau chủ yếu là do sự khác nhau trong giai đoạn sinh dƣỡng. Qua nghiên cứu ảnh hƣởng mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến thời gian sinh trƣởng của giống lúa nếp Phu Thê, thu đƣợc kết quả sau:

Bảng 3.13:Ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón

N2 đến thời gian sinh trưởng

Mật độ Tuổi mạ Thời gian đẻ nhánh Thời gian trỗ Thời gian chín Tổng TGST 35/1 20 31 36 29 116 35/2 20 30 39 28 117 40/1 20 29 38 28 115 40/2 20 31 37 26 114 45/1 20 31 40 27 118 45/2 20 30 39 28 117 50/1 20 31 38 28 117 50/2 20 28 36 27 113

Qua bảng trên cho thấy:

Tổng thời gian sinh trƣởng của giống lúa nếp Phu Thê ở các công thức khác nhau là không nhiều (từ 113 – 118). Ở mật độ 45/1 có tổng TGST cao nhất là 118 ngày, còn thấp nhất ở mật độ 50/2 là 113 ngày.

- Tuổi mạ ở các mật độ là giống nhau (20 ngày). Thời gian đẻ nhánh ở các mật độ chênh lệch không nhiều dao động từ 29 – 31 ngày.

- Thời gian trỗ ở các mật độ dao động trong khoảng từ 36 – 40 ngày. Từ bảng ta có thể nhận thấy thời gian đẻ nhánh đến trỗ ở 1 dảnh cấy/khóm là lớn hơn so với 2 dảnh cấy/khóm.

- Thời gian chín cũng dao động trong khoảng 26 - 29 ngày. Điều đó cho thấy ở các công thức khác nhau thời gian chín chênh lệch không nhiều.

KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 54)