Các tính trạng nông sinh học

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 31)

4. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài

3.1. Các tính trạng nông sinh học

3.1.1.Chiều cao cây (bảng 3.1, biểu đồ 3.1)

Chiều cao cây là một yếu tố quan trọng, quyết định tới năng suất của các giống lúa. Là tính trạng phản ánh độ dài thân và chiều dài bông mặc dù mối tƣơng quan đó không chặt chẽ. Tính trạng chiều cao cây có liên quan đến tính kháng đổ. Nếu cây quá cao, thân lúa sẽ dễ bị đổ do tác động của môi trƣờng nhƣ gió, mƣa… Thông thƣờng lúa hay bị đổ vào giai đoạn 8 (giai đoạn vào chắc). Vì giai đoạn này, trọng lƣợng của bông lúa ngày càng nặng, thân lúa mà quá cao thì sẽ dẫn đến hậu quả là cây lúa sẽ bị đổ do khả năng chống đỡ kém, dẫn đến làm giảm năng suất một cách rõ rệt.

Tuy nhiên, ở những khu vực trũng dễ bị ngập úng thì cây lúa cao lại có tác dụng tốt.

Do những ƣu, nhƣợc điểm trên mà trong công tác chọn giống, các nhà khoa học hết sức quan tâm đến các tính trạng này. Có nhiều cách phân loại chiều cao cây lúa trong nghiên cứu di truyền, một số tác giả chia tính trạng chiều cao cây lúa ở các mức độ khác nhau nhƣ sau:

Theo “Hệ thống tiêu chuẩn quốc tế đánh giá nguồn gen lúa” (Inger, 1996) [7]. Chiều cao cây lúa chia thành 3 loại chính:

 Nửa lùn (vùng thấp < 100cm, vùng cao < 90cm)

 Trung gian (vùng thấp: 110 - 130cm, vùng cao: 90 - 125 cm)  Cao (vùng thấp > 130cm, vùng cao > 125 cm)

Chiều cao cây lúa đƣợc kiểm tra bởi một số gen tƣơng tác kiểu cân bằng nhƣ: D, Sm, md, dW, T và d. Mức độ chi phối chiều cao cây của chúng theo thứ tự: D > Sm > dW > md. Bên cạnh đó gen át chế T và I nên cây có kiểu gen I-T sẽ có dạng lùn.

Bảng 3.1: Ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón

N2 đến chiều cao cây lúa

STT Công thức Chiều cao cây

̅±m CV% 1 35/1 112,57 0,49 2,38% 2 35/2 113,25 0,58 2,81% 3 40/1 112,82 0,42 2,03% 4 40/2 112,55 0,37 1,81% 5 45/1 111,40 0,70 3,45% 6 45/2 113,33 0,54 2,63% 7 50/1 112,92 0,46 2,23% 8 50/2 113,09 0,45 2,20%

Biểu đồ 3.1: Giá trị trung bình chiều cao cây lúa

Khi đánh giá tác động của mật độ, số dảnh cấy/khóm và mức phân bón N2 đến chiều cao ta thấy: Chiều cao cây trung bình ở các công thức có sự chênh lệch không đáng kể. Chiều cao cây dao động trong khoảng 111,40 – 113,33. Trong đó: chiều cao cây ở công thức 45/2 là cao nhất (113,33 0,54), ở công thức 45/1 có chiều cao cây nhỏ nhất (111,40 0,70). Nhƣ vậy, tác

110.00 110.50 111.00 111.50 112.00 112.50 113.00 113.50 35/1 35/2 40/1 40/2 45/1 45/2 50/1 50/2 112.57 113.25 112.82 112.55 111.40 113.33 112.92 113.09 35/1 35/2 40/1 40/2 45/1 45/2 50/1 50/2

động của mật độ, số dảnh/khóm và mức phân bón N2 đến chiều cao cây là không đáng kể.

Có thể sắp xếp chiều cao cây của 8 công thức theo thứ tự: 45/1< 40/2 < 35/1 < 40/1 < 50/1 < 50/2 < 35/2 < 45/2

Nhƣ vậy, chúng ta thấy rằng: chiều cao cây thấp nhất là công thức 45/1. Chiều cao cây có liên quan đến tính chống đổ và các giống cây thấp có tính chống đổ tốt, nên khả năng công thức 45/1 chống đổ tốt nhất.

Về hệ số biến dị: nhìn chung các mẫu đều có hệ số biến dị ở mức thấp (1,81% (40/2) đến 3,85% (45/1)). Các mẫu này đều có hệ số biến dị thấp (<10%), điều đó chứng tỏ: Tính trạng chiều cao cây của giống lúa Phu Thê khá kiên định, mức ổn định cao.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ cấy, số dảnh cấy khóm và mức phân bón N2 đến một số đặc tính nông sinh học của giống lúa nếp phu thê trong vụ Xuân năm 2013 (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(61 trang)