2007 2008 2009 So sánh 08/07 So sánh 09/
2.3.2 Khó khăn vướng mắc và nguyên nhân
• Khó khăn vướng mắc
Thứ nhất,: BIDV chưa xây dựng chiến lược kinh doanh dài hạn có định hướng tập trung vào khách hàng, chưa có sản phẩm đặc trưng, mang bản sắc riêng của mình. Như đối với mục đích cho vay mua nhà đất có tỷ lệ dư nợ lớn
nhất, nhưng sản phẩm đưa ra cũng giống với sản phẩm các ngân hàng khác. Mặc dù Ngân hàng đã ký hợp đồng hợp tác được nhiều đối tác là các chủ đầu tư các dự án nhưng sản phẩm không có đặc thù riêng như: ưu tiên về tài sản đảm bảo, thời hạn cho vay kéo dài, hay thời gian phê duyệt nhanh..., nên khi áp dụng cho vay vẫn còn nhiều vướng mắc với quy định chung của ngân hàng, nhất là vấn đề về tài sản đảm bảo hình thành từ vốn vay, thời hạn vay vốn ngắn, việc này đã hạn chế phần nào đẩy mạnh cho vay tại các dự án này. Trong khi đó, một số ngân hàng khác đã đưa ra một số sản phẩm có đặc trưng của ngân hàng mình và có cơ chế riêng đối với mỗi sản phẩm để nâng cao khả năng vay vốn cho khách hàng. Với sản phẩm đặc trưng, khi có nhu cầu vay vốn, khách hàng sẽ nghĩ ngay đến ngân hàng có sản phẩm đó, như TECHCOMBANK kết hợp với HSBC có các sản phẩm riêng về cho vay các căn hộ cao cấp của các dự án có chủ đầu tư nước ngoài với thời gian phê duyệt ngắn nhất, thời gian vay vốn dài, trên 10 năm; VPBANK với các sản phẩm cho vay ôtô đơn giản; HSBC có cho vay cán bộ nhân viên với thời gian phê duyệt trong 48 giờ, ưu đãi cho vay mua ôtô các hãng xe nổi tiếng hạng trung cao cấp như TOYOTA, BMW...; EXIMBANK với các sản phẩm du học; INDOVINA độc quyền phân phối sản phẩm cho vay mua nhà tại Dự án đô thị mới CIPUTRA...
Thứ hai, Số lượng khách hàng cá nhân chưa tương xứng với tiềm năng tại địa bàn, khả năng tiếp cận các dịch vụ của ngân hàng thì số lượng khách
hàng như vậy còn thấp, chỉ chiếm ở mức nhỏ. Nó cũng thể hiện sự quan tâm của người dân đến sản phẩm của BIDV còn hạn chế, chưa tạo ra sức hút mạnh mẽ đối với khách hàng có nhu cầu vay vốn, vẫn tập trung ở cho vay sản xuất kinh doanh.
Thứ ba, Sản phẩm cho vay khách hàng cá nhân chưa phù hợp, chưa đi
vào thực tế, như khả năng tiếp cận của người dân với sản phẩm còn hạn chế hoặc có các quy định về cho vay khách hàng không thể đáp ứng được hoặc có đáp ứng được nhưng sẽ mất thời gian để cung cấp. Như vậy chất lượng các sản phẩm chưa cao, chưa tạo ra sự tiện lợi và thuận tiện cho người vay vốn. Một số sản phẩm đã ban hành nhưng bó hẹp trong phạm vi chi nhánh hay trong từng thời kỳ như: Cho vay ứng trước tiền bán chứng khoán, cho vay cầm cố, chiết khấu giấy tờ có giá, thẻ tiết kiệm
Thứ tư, Sản phẩm cho vay KHCN của ngân hàng chưa thật sự đa dạng, phong phú. Các sản phẩm cho vay chủ yếu theo quy định truyền thống, chưa
đa dạng về phương thức trả nợ gốc, thời gian cho vay. Như trường hợp vay kinh doanh, chưa có sản phẩm cho vay theo hạn mức nên luôn sử dụng theo món gây rất mất nhiều thời gian, chi phí. Bên cạnh đó không cần thiết quy định khách hàng bổ sung vốn lưu động chỉ được vay trong thời gian 6 tháng hay 9 tháng mà có thể cho vay lên đến 12 tháng trả gốc cuối kỳ. KHCN có đặc điểm riêng là họ có bộ máy, trình độ quản lý chưa chuyên nghiệp như các doanh nghiệp, hoạt động kinh doanh mang tính tự phát, ít theo kế hoạch nên việc quản lý nguồn vốn, dòng tiền là khó khăn và quyết định cho vay giống doanh nghiệp là không thực tế.
Thứ năm, Dư nợ cho vay tập trung quá nhiều vào một số sản phẩm, việc
phát triển tương ứng do nhân lực bị tập trung vào các sản phẩm có nhu cầu lớn, như sản phẩm Cho vay sản xuất kinh doanh, cho vay mua ôtô...cho vay các hình thức như CBCNV nhiều nên cách quản lý khó, cùng một sản phẩm có thể triển khai cho vay thấu chi tài khoản tiền gửi.
Như vậy, còn nhiều hạn chế đã và đang cản trở việc mở rộng cho vay KHCN tại BIDV, cần xác định nguyên nhân và có các biện pháp để đẩy mạnh cho vay KHCN.
• Nguyên nhân
Nguyên nhân khách quan (bên ngoài ngân hàng)
Thứ nhất, Tâm lý và hiểu biết của người dân về các sản phẩm của ngân
hàng nói chung và sản phẩm cho vay KHCN nói riêng còn hạn chế.
Mặc dù, đã có sự chuyển biến tích cực trong thói quen sử dụng các sản phẩm của ngân hàng, nhưng thói quen đó chưa thực sự phổ biến trong dân chúng. Dân chúng vẫn có thói quen tiết kiệm đủ số tiền cần thiết hoặc vay bạn bè, người thân để phục vụ mục đích sản xuất kinh doanh hoặc mục đích tiêu dùng, họ còn e ngại khi tiếp cận dịch vụ cho vay KHCN của ngân hàng. Mặt khác, đối với tài sản đảm bảo như bất động sản (quyền sở hữu đất, nhà ở) và các động sản có giá trị khác (ô tô, xe máy), thông thường họ chỉ sử dụng các giấy tờ viết tay mà không có xác nhận của chính quyền địa phương nên không thể vay vốn của ngân hàng vì các giấy tờ chứng minh quyền sở hữu và sử dụng không được đầy đủ và hợp pháp. Điều này một phần là do thủ tục cấp sổ đỏ của ta còn quá rườm rà và qua nhiều cấp xét duyệt, thời gian kéo dài. Chính điều này đã gây ra nhiều khó khăn cho hệ thống ngân hàng mở rộng hoạt động cho vay KHCN.
Thứ hai, Thu nhập chưa minh bạch và mức sống của người dân còn thấp.
Tuy gần đây, nền kinh tế nước ta đang phát triển rất nhanh, thu nhập và mức sống của người dân có được cải thiện so với trước kia nhưng vẫn còn
thấp để có thể dùng làm nguồn trả nợ ngân hàng, đặc biệt là thu nhập từ lương của một bộ phận không nhỏ cán bộ công chức, viên chức nhà nước. Phần lớn các khoản cho vay KHCN là các khoản vay lấy nguồn trả nợ từ lương, trong khi đó thu nhập bình quân của cán bộ viên chức chỉ là 3 – 4 triệu đồng/tháng, ngoài việc trang trải chi phí sinh hoạt, số tiền còn lại để trả nợ là khá nhỏ. Với khoản thu nhập này họ chỉ đủ khả năng vay những món nhỏ. Với những món cho vay lớn, ngân hàng cũng khó xác định thu nhập thực tế của khách hàng để có thể trả được nợ theo kế hoạch, nguồn trả đưa ra còn rất chung chung, bị ảnh hưởng nhiều bởi thị trường như nguồn trả từ bán tài sản là nhà đất. Nhiều khách hàng có nguồn thu nhập từ hoạt động góp vốn đầu tư, kinh doanh nhưng không có đăng ký, không có chứng từ chính minh, không minh bạch nên cũng khó để chứng minh, mặc dù đây là nguồn thu chính của họ. Do vậy, thực tế này gây khó khăn trong việc mở rộng, phát triển cho vay KHCN.
Thứ ba, Sự cạnh tranh giành giật thị phần cho vay KHCN diễn ra rất gay
gắt giữa các NHTM cổ phần, ngân hàng nước ngoài và liên doanh. Nhiều ngân hàng đưa ra nhiều hình thức cho vay đa dạng, phong phú với lãi suất hấp dẫn, qui trình và thủ tục cho vay đơn giản, thuận tiện, dịch vụ đến tận tay khách hàng, đồng thời kết hợp các hình thức marketing của họ hết sức chuyên nghiệp nên gây ra nhiều khó khăn cho chiến lược phát triển cho vay KHCN tại BIDV.
Thứ tư, Sự phát triển nền kinh tế từng thời kỳ. Khi nền kinh tế tăng
trưởng tốt, người dân sẽ tăng chi tiêu, mua sắm cá nhân nhiều hơn, khả năng quyết định nhanh hơn, họ sẵn sàng vay vốn ngân hàng để thỏa mãn nhu cầu tiêu dùng của mình. Tuy nhiên khi nền kinh tế có sự suy thoái hay trong tình trạng lạm phát như Việt Nam hiện nay, người dân có xu hướng tiết kiệm tiền, mua vàng hay USD dự trữ nên ảnh hưởng nhiều đến quyết định mua sắm, vay vốn của người dân. Ta có thể thấy điều này qua thị trường bất động sản của
Mỹ trong những tháng vừa qua, chính phủ Mỹ phải nhảy vào cuộc để tránh sự sụp đổ của hai Công ty cho vay bất động sản khi hoạt động mua bán bất động sản rất ít giao dịch, nhiều khách hàng bị vỡ nợ không trả được nợ cho ngân hàng do không bán được nhà đất.
Nguyên nhân chủ quan (từ phía ngân hàng)
Nguyên nhân từ phía ngân hàng là nguyên nhân quan trọng nhất tác động đến hoạt động cho vay KHCN của ngân hàng. Sở dĩ hoạt động cho vay KHCN còn nhiều hạn chế là do các nguyên nhân từ phía ngân hàng như sau:
Thứ nhất, Đội ngũ cán bộ nhân viên phát triển sản phẩm còn hạn chế.
BIDV mới chú trọng mở rộng cho vay KHCN một cách có bài bản bắt đầu từ năm 2006, Trong thời gian vừa qua để thực hiện chuyển đổi theo mô hình TA2 mới, BIDV đã thành lập Phòng quan hệ khách hàng cá nhân. Do đây là phòng mới, bên cạnh đó thêm nhiều chức năng, nhiệm vụ không chỉ là cho vay mà toàn bộ hoạt động liên quan tới Huy động vốn và mở rộng, phát triển các sản phẩm dịch vụ ngân hàng, nhân sự thiếu và khả năng tìm kiếm và phát triển của cán bộ QHKH yếu vẫn thụ động đợi khách hàng tìm đến Ngân hàng. Do phải qua giai đoạn nghiên cứu, thực hiện việc xây dựng chuẩn hóa các văn bản nền tàng cho quá trình phát triển sản phẩm nên chưa thực sự có ý tưởng hay về một sản phẩm riêng cho ngân hàng, một số sản phẩm đưa ra gặp khó khăn trong việc triển khai, khó có thể cho vay rộng khắp.
Thứ hai, Chính sách tín dụng còn chung chung. Các quy định của các
sản phẩm đưa ra thường dựa trên các quy định chung về cho vay, nên các quy định vay vốn thường chặt chẽ, không ưu việt hơn các ngân hàng khác dẫn đến khách hàng khó có thể vay vốn tại BIDV. Các văn bản đưa ra thường chú trọng quá nhiều vào hạn chế rủi ro, không nhìn dưới góc độ phát triển sản phẩm gần với nhu cầu thực người dân hơn. Các chính sách tín dụng cũng không định hướng cung cấp sản phẩm cho các đối tượng có thu nhập cao, khả
năng trả ngân hàng tốt, ví dụ: cần có chính sách ưu tiên về lãi suất, thời hạn vay cho các khách hàng mua các căn hộ cao cấp, vì chỉ có những người có thu nhập cao mới có nhu cầu mua những căn hộ này.
Thứ ba, Mạng lưới tiếp cận khách hàng còn thiếu. Hiện nay, trên địa bàn
tỉnh Hưng yên mới có 5 phòng giao dịch trong khi đó tổng số Chi nhánh các Ngân hàng khác 11 và hệ thông Ngân hàng nông nghiệp rộng khắp.
Thứ tư, công tác tiếp thị sản phẩm chưa có hiệu quả.
Ngân hàng có tiến hành tiếp thị các sản phẩm trên các tờ rơi tại ngân hàng, trên báo chí nhưng sản phẩm được tiếp thị không gây ấn tượng cho người dân, một phần do chất lượng sản phẩm đưa ra không có gì mới so với các sản phẩm khác trên thị trường, tên sản phẩm chưa tập trung vào nhóm đối tượng cần hướng đến, nên khi đưa ra thị trường đã thiếu sự quan tâm của khách hàng.
Thứ năm, chưa đầu tư đúng mức khoa học, công nghệ trong ngân hàng,
nên nhiều sản phẩm chưa được triển khai như: đường truyền kém, thiết bị lạc hậu, trong xu thế hiện nay cần có các sản phẩm online…
Thứ sáu, Định hướng phát triển lâu dài đối với tín dụng của BIDV đã có
song khi các sản phẩm ra đời rất khó có thể triển khai như thủ tục rườm ra, quá nhiều văn bản và trùng lắp cùng lúc và vẫn hướng trong kiểm soát rủi ro ngân hàng nên khi triển khai gặp rất nhiều khó khăn.
CHƯƠNG 3