BÀI 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ A Chuẩn kiến thức và kỹ năng

Một phần của tài liệu Chuan KT Hoa 9 (Trang 45 - 49)

C. Hướng dẫn thực hiệ n.

BÀI 52: TINH BỘT VÀ XENLULOZƠ A Chuẩn kiến thức và kỹ năng

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năng Kiến thức

Biết được:

- Trạng thái tự nhiên, tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ - Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6HloO5)n

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ : phản ứng thủy phân,phản ứng màu của hồ tinh bột và im

- ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ trong đời sống và sản xuất - Sự tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh..

Kĩ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhân xét về tính chất của tinh bột và xenlulozơ

- Viết được các PTHH của phản ứng thủy phân tinh bột hoặc xenlulozơ, phản ứng quang hợp tạo thành tinh bột và xenlulozơ trong cây xanh.

- Phân biệt tinh bột với xenlulozơ

- Tính khối lượng ancol etylic thu được từ tinh bột và xenlulozơ

B. Trọng tâm

- Công thức chung của tinh bột và xenlulozơ là (C6H10O5)n

- Tính chất hóa học của tinh bột và xenlulozơ : phản ứng thủy phân, phản ứng màu của hồ tinh bột và im

- Dùng hình ảnh các loại thực vật liên quan đến trạng thái tự nhiên, đặt câu hỏi để học sinh liên hệ và phát biểu về trạng thái tự nhiên của tinh bột và xenlulozơ

- Cho học sinh quan sát tinh bột , xenlulozơ (bông gòn), hòa tan tinh bột trong nước lạnh rồi đun nóng, tự phát biểu về tính chất vật lí của tinh bột và xenlulozơ.

- GV giới thiệu phần CTPT và đặc điểm cấu tạo phân tử của tinh bột và xenlulozơ : (C6H10O5)n – lưu ý số mắt xích n của tinh bột và xenlulozơ.

- GV giới thiệu phản ứng thủy phân của tinh bột hoặc xenlulozơ và điều kiện (xúc tác axit hoặc enzim phù hợp) HS viết PTHH. GV hoặc HS làm thí nghiệm cho dung dịch lọt vào dung dịch hồ tinh bột. HS quan sát, phát biểu và kết luận

- GV gợi ý để học sinh phát biểu về ứng dụng của tinh bột và xenlulozơ, GV tổng kết theo sơ đồ

- Củng cố, luyện tập:

+ Phân biệt hồ tinh bột, dung dịch glucozơ, saccarozơ

+ Viết PTHH thực hiện chuyển hóa : CO2 ® glucozơ ® tinh bột (xenlulozơ) ® glucozơ + Tính toán theo phương trình phản ứng thủy phân tạo glucozơ của tinh bột (xenlulozơ) , sau đó cho lên men tiếp tạo ancol etylic, có hiệu suất.( BT số 4 trang 158 SGK). Lưu ý hướng dẫn học sinh cách tính toán đối với loại bài sản xuất liên quan nhiều chuyển hóa có hiệu suất

Bài 53: PROTEIN

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thức Kiến thức

Biết được:

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein

- Tính chất hóa học: Phản ứng thủy phân có xúc tác là axit, hoặc bazơ hoặc enzim,bị đông tụ khi có tác dụng của hóa chất hoặc nhiệt độ, dễ bị phân thủy khi đun nóng mạnh.

Kỹ năng

- Quan sát thí nghiệm, hình ảnh, mẫu vật …rút ra nhận xét về tính chất - Viết được sơ đồ phản ứng thủy phân protein.

- Phân biệt protein (len lông cừu, tơ tằm )với chất khác ( tơ ngon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử

B. Trọng tâm

- Khái niệm, đặc điểm cấu tạo phân tử (do nhiều amino axit tạo nên) và khối lượng phân tử của protein ~

- Tính chất hóa học của protein ( loại đơn giản): phản ứng thủy phân, phản ứng phân hủy, phản ứng đông tụ , phản ứng màu . . . ..

C. Hướng dẫn thực hiện

- Dùng hình ảnh các loại thực phẩm liên quan đến protein, đặt câu hỏi để học sinh liên hệ và phát biểu về trạng thái tự nhiên của protein

- GV giới thiệu thành phần và đặc điểm cấu tạo phân tử của protein (loại đơn giản). Giới thiệu thêm một vài aminoaxit như:

alanin CH3-CH(NH2)-COOH, serin HO-CH2-CH(NH2)-COOH…

- GV giới thiệu phản ứng thủy phân của protein và cho học sinh viết sơ đồ phản ứng thủy phân. GV hoặc HS làm thí nghiệm đốt cháy 1 ít tóc, lông gà làm thí nghiệm đun nóng lòng trắng trứng hoặc cho ancol etylic vào lòng trắng trứng – HS quan sát, phát biểu và kết luận

- GV gợi ý để học sinh phát biểu về ứng dụng của protein, GV tổng kết theo sơ đồ - Củng cố, luyện tập:

+ Phân biệt protein (len lông cừu, tơ tằm )với chất khác (tơ ngon), phân biệt amino axit và axit theo thành phần phân tử

+ So sánh đặc điểm của CH3COOH với H2N-CH2-COOH. Viết phản ứng tạo liên kết peptit giữa 2 phân tử H2N-CH2-COOH để giúp học sinh hình dung các mắt xích trong protein liên kết với nhau như thế nào.

Bài 54: POLIME

A. Chuẩn kiến thức và kỹ năngKiến thức Kiến thức

Biết được:

- Định nghĩa, cấu tạo, phân loại polime (polime thiên nhiên và polime tổng hợp) - Tính chất chung của polime

- Khái niệm về chất dẻo,cao su, tơ sợi và những ứng dụng chủ yếu của chúng trong đời sống ,sản xuất

Kĩ năng

- Viết được PTHH trùng hợp tạo thành PE,PVC,…từ các monome.

- Sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả

- Phân biệt một số vật liệu polime

- Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp

B. Trọng tâm

- Định nghĩa, đặc điểm cấu tạo, phân loại polime ( polime thiên nhiên và polime tổng hợp) - Tính chất chung của polime

- Khái niệm về chất dẻo,cao su, tơ sợi

C. Hướng dẫn thực hiện

- Kiểm tra bài cũ về công thức chung và đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ, phản ứng thủy phân của tinh bột và xenlulozơ. Trên cơ sở đặc điểm cấu tạo của tinh bột và xenlulozơ, phân tích và giới thiệu khái niệm polime. Chú ý học sinh hai nhóm từ khóa quan trọng là PTK rất lớn, nhiều mắt xích. GV giới thiệu phần phân loại và liên hệ thực tế.

- Phần đặc điểm cấu tạo: GV chỉ giới thiệu mắt xích của quen, cách viết CTCT thu gọn của một polime – sau đó cho học sinh tìm CT các mắt xích của các polime còn lại

- Dùng hình ảnh để cho học sinh nhận xét về mạch polime

- HS quan sát các mẩu polime ( PE, PVC,…) và liên hệ thực tế để phát biểu về tính chất vật lí của polime – GV bổ sung và hướng dẫn học sinh đọc tài liệu , ghi thông tin tóm tắt vào bảng tóm tắt sau :

(Riêng khái niệm nên thống nhất để trên nền vật liệu polime để học sinh dễ nhớ)

Chất dẻo Tơ, sợi Cao su

Khái niệm Vật liệu có tính dẻo Vật liệu polime có mạch thẳng và có khả năng kéo dài thành sợi Vật liệu polime có tính đàn hồi Ví dụ PE, PVC… … … Thành phần … … … Tính chất … … …

Ứng dụng … … …

- Củng cố, luyện tập:

+ Viết một số PTHH trùng hợp tạo thành PE,PVC,…từ các monome. + Nhận biết mạch polime của một số polime ( BT 3 trang 165 SGK) + Phân biệt một số vật liệu polime ( da giả , da thật …)

+ Cách sử dụng, bảo quản được một số đồ vật bằng chất dẻo, tơ, cao su trong gia đình an toàn và hiệu quả ( ví dụ : không để để dùng bằng chất dẻo và cao su gần lửa, không giặt áo quần tơ tằm bằng xà phòng có tính kiềm mạnh..)

+ Tính toán khối lượng polime thu được theo hiệu suất tổng hợp (ví dụ thể tích quen cần để tổng hợp một lượng PE với hiệu suất cho trước)

Một phần của tài liệu Chuan KT Hoa 9 (Trang 45 - 49)