S (Domestic avings ): Mức tiết kiệm nội địa I (Investment) : Mức đầu tư
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ KIẾN NGHỊ VÀ GIẢI PHÁP
- Về cán cân vãng lai: Trong cán cân vãng lai, quan trọng nhất là cán cân
thương mại. Làm thế nào để hoàn thiện cán cân thương mại? Chúng ta không thể thông qua việc áp đặt hay tăng cường các rào cản nhập khẩu. Bởi vì việc áp dụng các chính sách này là trái với xu hướng hội nhập và các cam kết của WTO, đồng thời các chính
sách bảo hộ quy mô lớn sẽ cản trở quá trình cơ cấu lại nền kinh tế dựa trên các nguyên tắc, tín hiệu thị trường. Như vậy, việc thay thế nhập khẩu một cách bền vững, chỉ có thể đạt được thông qua quá trình cơ cấu lại nền kinh tế và tạo lập môi trường thuận lợi cho đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài và đầu tư của khu vực dân doanh. Cụ thể như sau:
• Về xuất khẩu, cần tập trung đầu tư cho các ngành xuất khẩu chủ lực với các dự án đổi mới công nghệ, nâng cao cấp độ chế biến hàng tinh chế, tạo nguồn nguyên phụ liệu cho các mặt hàng xuất khẩu chủ lực, từ đó nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động cạnh tranh. Để làm được điều này, cần thực hiện một số giải pháp như quy hoạch, phát triển các cụm, khu công nghiệp phụ trợ bên cạnh các khu công nghiệp chuyên ngành chuyên sản xuất nguyên phụ liệu, vật tư sản xuất để cung ứng cho các doanh nghiệp hoạt động xuất khẩu. Bên cạnh đó, cần tăng cường công tác dự báo thị trường, xu hướng diễn biến của giá cả hàng hoá, điều tiết lượng hàng xuất khẩu hợp lý để đảm bảo xuất khẩu hàng hoá với mức giá cao nhất có thể. Tăng cường hỗ trợ công tác xúc tiến thương mại, đa dạng hoá thị trường và mặt hàng xuất khẩu
• Về nhập khẩu, nhập khẩu hàng hoá tư liệu sản xuất (máy móc, thiết bị, một số nguyên liệu đầu vào thiết yếu...) rõ ràng cần được khuyến khích. Mặt khác, hạn chế những mặt hàng chưa thiết yếu để giảm nhập siêu; việc giảm nhập siêu được xem xét không những theo mặt hàng mà cần có chiến lược giảm nhập siêu đối với các đối tác thương mại lớn như Trung Quốc, Đài Loan . Bên cạnh đó, các biện pháp thay thế hàng hoá nhập khẩu bằng hàng hoá sản xuất trong nước với chất lượng tương đương hiển nhiên sẽ hữu ích. Cần khai thác tối đa thị trường trong nước để giảm quy mô nhập khẩu, nhằm giảm mức độ phụ thuộc của Việt Nam vào các thị trường nguyên, nhiên, vật liệu đối với các nước trong khu vực.
• Tiếp tục thu hút nguồn và sử dụng có hiệu quả nguồn kiều hối để cải thiện cán cân vãng lai, tránh tình trạng găm giữ ngoại tệ trong dân; cần tăng cường tiết kiệm quốc gia, giảm và nâng cao hiệu quả đầu tư của nền kinh tế.
• Có chính sách phát triển các ngành mới mà Việt Nam có tiềm năng và lợi thế.
• Đề ra các chương trình quảng bá cụ thể cũng như phổ biến tuyên truyền rộng rãi nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh cho tất cả các ngành trong nền kinh tế, đặc biệt là
các ngành có khả năng cạnh tranh yếu. Thông qua tuyên truyền, vận động, cần khuyến khích doanh nghiệp trong nước chủ động khai thác tối đa thị trường trong nước; tận dụng tốt hơn các cơ hội mới mở ra để thâm nhập, khai thác thị trường ngoài nước. Tối đa hóa liên kết với các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài, tham gia sâu vào các liên kết trong khu vực.
• Chú trọng phát triển các ngành công nghiệp phụ trợ để tránh phụ thuộc quá lớn vào nguyên vật liệu nhập khẩu và những cú sốc khi giá nguyên vật liệu trên thị trường quốc tế tăng, đồng thời tiết kiệm được một nguồn ngoại tệ lớn. Thúc đẩy các ngành dịch vụ hỗ trợ kinh doanh như tài chính, tín dụng, khoa học, công nghệ.
• Đảm bảo tính kỷ luật của chính sách tài khóa và chính sách tiền tệ đúng như những cam kết ban đầu. Uy tín của chính phủ càng cao (thể hiện ở sự thống nhất giữa cam kết và thực hiện) thì kỳ vọng của nhà đầu tư sẽ theo hướng tích cực và khủng hoảng sẽ không xảy ra.
• Cần phải linh hoạt định giá tiền đồng Việt Nam gắn với cả rổ tiền tệ, chứ không chỉ có Đô la Mỹ, là một trong những giải pháp góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của hàng hoá Việt Nam ở nước ngoài. Biện pháp chủ yếu để đẩy mạnh xuất khẩu là cơ cấu lại nền kinh tế một cách hiệu quả dựa trên các nguyên tắc của thị trường, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế và của từng doanh nghiệp. Rà soát, dỡ bỏ những thủ tục hành chính rườm rà, hoàn thiện môi trường đầu tư chung, môi trường kinh doanh, bao gồm nâng cao tính hợp tác giữa các doanh nghiệp là những nhân tố quan trọng góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp.
- Về cán cân vốn: Điều chỉnh cơ cấu luồng vốn theo hướng khuyến khích luồng
vốn trung dài hạn, giảm bớt luồng vốn ngắn hạn thông qua áp dụng các biện pháp lọc vốn để đảm bảo cơ cấu tài trợ cán cân vãng lai lành mạnh, không chứa đựng rủi ro rút vốn đột ngột; đẩy nhanh tốc độ giải ngân vốn FDI và ODA cho các dự án đầu tư hiệu quả.
• Đối với FDI, kết hợp chiến lược thu hút với giám sát quá trình thực thi, hoạt động; đề ra các chính sách phù hợp để loại bỏ các dự án không mong muốn và khuyến khích các dự án cần thiết, chú trọng đến chất lượng (ngành, nghề, đối tác đầu tư, trình độ công nghệ, mức độ sử dụng tài nguyên và nguồn lực quý hiếm, mối liên kết xuôi và
ngược với các doanh nghiệp trong nước, các tác động lan tỏa, thân thiện với môi trường.v.v.), đề cao trách nhiệm xã hội của nhà đầu tư; đề ra các tiêu chí phù hợp để thẩm định các dự án FDI và các dự án từ các nguồn khác. Việc phê duyệt tất cả các dự án đều phải dựa trên các tiêu chí này.
• Đối với ODA là nguồn lực bên ngoài có ý nghĩa quan trọng, song không thể thay thế được nguồn lực trong nước ở cấp độ quốc gia cũng như trong phạm vi một lĩnh vực cụ thể. Do vậy, cần phải coi ODA là một chất xúc tác, một nguồn lực bổ sung cho quá trình phát triển. Để sử dụng có hiệu quả nguồn vốn ODA, cần gắn kết và lồng ghép một cách đồng bộ chiến lược, kế hoạch thu hút và sử dụng ODA với các chiến lược phát triển, các chính sách, quy hoạch phát triển ngành, vùng và quốc gia cũng như các kế hoạch dài hạn và hàng năm bảo đảm sự chủ động trong sử dụng ODA.
• Tăng cường công tác xúc tiến đầu tư, nhất là đầu tư nước ngoài. Xây dựng chính sách vận động, thu hút đầu tư đối với các tập đoàn đa quốc gia cũng như có chính sách riêng đối với từng tập đoàn và các đối tác trọng điểm như các quốc gia thành viên EU, Hoa Kỳ, Nhật Bản,...; đẩy nhanh tiến độ đàm phán các Hiệp định đầu tư song phương giữa Việt Nam và các đối tác lớn. Xây dựng và sớm ban hành danh mục đầu tư quốc gia và kêu gọi vốn đầu tư nước ngoài cho giai đoạn 2011-2015 và những năm tiếp theo, kèm theo xây dựng mạng thông tin chi tiết về dự án.
• Tỷ trọng nợ trên vốn ở các doanh nghiệp quá cao, khuyến khích tiết kiệm trong nước thay vì trông cậy quá nhiều vào đi vay nước ngoài, đặc biệt là những nguồn vốn vay nước ngoài ngắn hạn để tài trợ cho các dự án dài hạn.
• Giám sát chặt chẽ khu vực tài chính ngân hàng để ngăn chặn tình trạng bùng nổ tín dụng và tăng mạnh bất thường giá bất động sản và giá cổ phiếu. Minh bạch thông tin là điều tối quan trọng để đảm bảo niềm tin của nhà đầu tư và ngăn chặn các hành vi rủi ro đạo đức.
• Tiếp tục củng cố ổn định hệ thống và thị trường tài chính. Sự phát triển của hệ thống NHTM và thị trường tài chính sẽ là nền tảng để chính sách tiền tệ được thực thi với hiệu lực tốt hơn. Cần cân nhắc khả năng mở cửa tài khoản vốn (một cách từ từ, theo từng bước và có sự thận trọng tối đa, nếu có).
• Hoàn thiện thể chế kinh tế thị trường, đẩy mạnh cải cách hành chính, tái cấu trúc kinh tế, bảo vệ môi trường và ứng phó với biến đổi khí hậu... là những giải pháp ưu
tiên. Trong những trường hợp nhất định, kiểm soát vốn tạm thời và mục tiêu có thể giúp tránh dòng vốn gây bất ổn. Mục đích cuối cùng là đảm bảo ổn định kinh tế vĩ mô và tài chính. Tuy nhiên, chính phủ cần phải thận trọng rằng kiểm soát vốn có thể có hậu quả có hại lâu dài và đa phương.
KẾT LUẬN
Cán cân thanh toán quốc tế là một trong những công cụ kinh tế quan trọng nhất cho nhà hoach định chính sách trong nền kinh tế mở, là công cụ phát tín hiệu để nhà hoạch định điều chỉnh chính sách sao cho phù hợp. Sự thặng dư hay thâm hụt cán cân thanh toán của một đất nước đều do sự chi phối của tình hình kinh tế toàn cầu và việc điều hành chính sách vĩ mô điều hành kinh tế của chính quốc gia đó.
Từ những nghiên cứu của đề tài cho thấy sự thâm hụt của cán cân vãng lai Việt Nam là có tính dài hạn, với nguyên nhân nằm ở những bất ổn nội tại lẫn vĩ mô. Để ổn định cán cân thanh toán Việt Nam không thể chỉ dùng những biện pháp trước mắt mà phải dùng những biện pháp có tính dài hạn.
Với tiểu luận này, nhóm chúng tôi cũng rất hy vọng sẽ mở ra cho người đọc những nghiên cứu khác, để tìm ra những giải pháp tạo sự cân bằng ổn định cho cán cân thanh