Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng la

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2009 – 2010 (Trang 30)

4 Tỷ lệ FDI giải ngân=Vốn FDI thực hiện/Vốn FDI đăng kí

2.3.Nguyên nhân thâm hụt tài khoản vãng la

Như đã trình bày ở trên, những năm trở lại đây cán cân thanh toán của nước ta liên tục bị thâm hụt và mức thâm hụt ngày càng gia tăng. Vậy thâm hụt cán cân thanh 6 Theo báo cáo cập nhật tình hình phát triển kinh tế Việt Nam của WB trong hai năm 2009 và 2010

toán là tốt hay xấu? Câu trả lời ở đây là còn tuỳ thuộc vào tình hình vĩ mô, tuỳ thuộc vào từng giai đoạn phát triển kinh tế.

• Thâm hụt là tốt khi nền kinh tế đang tăng trưởng tốt, có nhiều cơ hội đầu tư với lợi nhuận cao từ đó thu hút các dòng vốn nước ngoài chảy vào để đáp ứng nhu cầu đầu tư (tức là quốc gia đó đang sử dụng nguồn lực của quốc gia khác để phát triển nền kinh tế nước mình).

• Mặt khác, tài khoản vãng lai thặng dư đôi khi cũng là một điều không tốt, nó thể hiện sự bất ổn của nền kinh tế, dòng vốn trong nước chảy ra nước ngoài tìm kiếm cơ hội đầu tư tốt hơn (tức nguồn lực nước mình được sử dụng cho sự phát triển của nước khác). Thâm hụt chỉ thực sự xấu khi sự thâm hụt quá lớn làm khủng hoảng cán cân thanh toán, lúc đó buộc Nhà nước phải sử dụng đến lượng dự trữ ngoại hối để cân bằng cán cân thanh toán, nếu nguồn dự trữ không đủ đáp ứng sẽ dẫn đến việc mất giá đồng tiền, lạm phát…

Đối với Việt Nam có thể nói tình hình thâm hụt cán cân thanh toán lai hiện nay là một điều đáng lo ngại. Nếu so sánh với các nước trong cùng khu vực, Việt Nam là nước duy nhất có thâm hụt tài khoản vãng lai và mức thâm hụt khá lớn (10% GDP), còn nếu so sánh với các nước có nền kinh tế mới nổi, Việt Nam là nước có mức thâm hụt lớn nhất. Dù biết rằng, nước ta đang trong giai đoạn phát triển, tốc độ phát triển cao, tận dụng nguồn vốn bên ngoài để phát triển nên tình trạng thâm hụt là đương nhiên. Nhưng nếu mức thâm hụt ở giới hạn an toàn (dưới 5%) thì có thể chấp nhận được, tuy nhiên mức thâm hụt ở nước ta quá lớn và kéo dài là nguy cơ đe doạ gây rủi ro cho nền kinh tế, vì nó có thể làm phá vỡ kết cấu nền kinh tế ở góc độ vĩ mô, từ đó dẫn đến mất ổn định chính trị, khủng hoảng kinh tế. Do đó tìm hiểu về những nguyên nhân làm thâm hụt cán cân thanh toán là hết sức cần thiết, để ta có thể đưa ra những giải pháp thích hợp nhằm giải quyết tình trạng thâm hụt vốn đã hiện hữu từ nhiều năm nay.

Năm 2010, xuất khẩu tuy có tăng so với năm 2009 nhưng mức tăng cũng không thể bù được tốc độ tăng của nhập khẩu. Theo Bộ Công thương, năm 2010 xuất khẩu đạt 72.19 tỷ USD tăng 26.4%, nhập khẩu đạt 84.8 tỷ USD tăng 21.2%, nhập siêu là 12.61 tỷ USD bằng 17.5% tổng kim ngạch xuất nhập khẩu cả nước. Theo nhóm thì, Cán cân thương mại nước ta bị nhập siêu là do các nguyên nhân sau:

• Cơ cấu kinh tế chưa hợp lý:

Nhìn trên góc độ tổng quát đã được nêu ở phần phân tích cán cân vãng lai ở trên thì, nước ta chủ yếu xuất khẩu các mặt hàng:

+ Nông- lâm sản (gạo, hồ tiêu, cao su) chưa qua gia công, chế biến.

+ Công nghiệp nhẹ và tiểu thủ công nghiệp (dệt may, da giầy…). Khả năng cạnh tranh còn yếu về mẫu mã, chất lượng so với các nước trong khu vực ASEAN

+ Công nghiệp nặng và khoáng sản: xuất khẩu than đá, dầu mỏ đa số là nguyên liệu, khoáng sản thô. Xuất khẩu chủ yếu dựa vào lợi thế mà chưa xây dựng được các ngành công nghiệp có mối liên hệ chặt chẽ với nhau để hình thành nên chuỗi giá trị gia tăng. Do đó giá trị gia tăng trong nhóm hàng xuất khẩu thấp và chỉ tập trung vào một số mặt hàng chủ lực chính nên rất dễ bị tổn thương khi có các tác động từ bên ngoài.

Đã vậy, một số mặt hàng xuất khẩu trong nhóm hàng công nghiệp nhẹ- tiểu thủ công nghiệp phải nhập khẩu nguyên liệu, dây chuyển sản xuất (Tỷ lệ nhập khẩu trong sản phẩm xuất khẩu ở mức khá cao dẫn đến tình trạng nếu muốn tăng xuất khẩu thì nhất thiết phải tăng nhập khẩu). Theo bộ Công thương, năm 2010 ngành điện tử xuất khẩu đạt 3.4 tỷ USD nhưng nhập khẩu trên 4.6 tỷ USD; tương tự kim ngạch xuất khẩu 6 tháng đầu năm của ngành dệt may đạt 6.16 tỷ USD nhưng đã phải nhập đến 5.76 tỷ USD nguyên phụ liệu. Bên cạnh đó, sai lầm trong khâu chọn ngành công nghiệp trọng điểm cũng là nguyên nhân dẫn đến nhập siêu. Một số ngành như công nghiệp nặng và xây dựng có tỷ trọng vốn đầu tư quá lớn nhưng chỉ số lan toả nội địa thấp, trong khi chỉ số kích thích nhập khẩu lại cao bất thường.

• Trong những năm trở lại đây, Việt Nam thu hút vốn đầu từ trực tiếp từ nước ngoài (FDI) khá lớn, đi kèm với sự thu hút vốn đầu tư này là việc tăng nhập khẩu các

máy móc, thiết bị cho các dự án. Không chỉ vậy, các doanh nghiệp FDI còn nhập hàng hoá về bán lấy lãi liền tay cũng góp phần làm cán cân thương mại nhập siêu. Đặc biệt trong năm 2010, các nhà thầu Trung Quốc trúng thầu một số dự án ở nước ta làm tỉ lệ nhập siêu từ Trung Quốc tăng đáng kể (năm 2010 nhập khẩu từ Trung Quốc chiếm 25.2% tổng kim ngạch nhập khẩu), do họ mang vào Việt Nam hầu như toàn bộ các phương tiện, vật tư và thiết bị.

• Hiệu quả sản xuất kinh doanh trong nước sụt giảm không đáp ứng đủ nhu cầu nên làm tăng nhập khẩu. Theo các bảng cân đối liên ngành của Tổng cục Thống kê, chỉ tiêu năng suất đóng góp vào sự tăng trưởng kinh tế khoảng 22-25%, nhưng trong 3 năm 2007-2010 chỉ tiêu này chỉ đóng góp vào GDP khoảng 10-15%. Tâm lý ưa chuộng hàng ngoại của người dân, trong khi thu nhập ngày càng tăng dẫn đến nhu cầu tiêu dùng tăng vào các mặt hàng xa xỉ phẩm. Năm 2009, lượng ô tô nhập khẩu là 80,6 nghìn chiếc, giá trị nhập khẩu linh kiện và phụ kiện ô tô là 1,8 tỷ USD. Năm 2010 con số này có giảm xuống 4% nhưng vẫn chiếm 979 triệu USD.

• Ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng tài chính, giá cả hàng hoá thế giới có sự biến động dẫn đến hoạt động đầu cơ, nhiều hàng hoá được nhập khẩu để tích trữ trước khi tăng giá cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến nhập siêu.

• Trong 2009, Việt Nam thực hiện chính sách tiền tệ mở rộng và nới lỏng chính sách tài khóa nhằm kích cầu trong nước. Các chính sách kinh tế vĩ mô này của Chính phủ đã giúp đạt được tăng trưởng kinh tế khá trong năm, lạm phát phát sinh ở mức thấp. Tuy nhiên, chính sách này đã dẫn đến sự gia tăng nhu cầu nhập khẩu.

• Trong khi đó xuất khẩu gặp nhiều khó khăn, đồng USD của Mỹ ngày càng mất giá làm hàng xuất khẩu của nước ta khó cạnh tranh với hàng hoá được sản xuất trong nước Mỹ, thị trường xuất khẩu chính như các nước châu Âu và Nhật Bản lại có xu hướng bảo hộ mậu dịch trước khủng hoảng nhằm kích thích sản xuất trong nước.

2.3.2. Mất cân đối giữa đầu tư và tiết kiệm nội địa

CA= S – I

Trong đó: CA (Current Account): Mức thâm hụt (thặng dư) của tài khoản vãng lai

Một phần của tài liệu Tiểu luận môn tài chính quốc tế CÁN CÂN THANH TOÁN QUỐC TẾ VIỆT NAM 2009 – 2010 (Trang 30)