Tổ chức các phần hành kế toán cụ thể.

Một phần của tài liệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán trong các doanh nghiệp Logistics (Trang 35)

- Báo cáo kế toán quản trị.

3.Tổ chức các phần hành kế toán cụ thể.

a. Tổ chức hạch toán TSCĐ

Chứng từ sử dụng:

- Biên bản giao nhận TSCĐ (MS 01-TSCĐ). - Biên bản thanh lý TSCĐ (MS 02-TSCĐ).

- Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ (MS 06-TSCĐ).  Tài khoản sử dụng:

TK sử dụng chủ yếu trong hạch toán TSCĐ bao gồm 2 TK:

TK 211: TSCĐHH: TK này dùng để phản ánh giá trị hiện có và tình

hình biến động tăng, giảm toàn bộ TSCĐHH của doanh nghiệp theo nguyên giá

TK 214: hao mòn TSCĐ: TK này dùng để phản ánh tình hình tăng, giảm

giá trị hao mòn và hao mòn luỹ kế của các loại TSCĐ và BĐS đầu tư trong quá trình sử dụng do trích khấu hao TSCĐ, BĐS đầu tư và những khoản tăng giảm hao mòn khác của TSCĐ, BĐS đầu tư.

Hạch toán chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ giao, nhận TSCĐ, bảng

•Thẻ TSCĐ: dùng để theo dõi số hiện có về TSCĐ trong công ty, mỗi TSCĐ được ghi trên 1 thẻ, thẻ được bảo quản lưu trữ khi TSCĐ xuất hiện ở công ty cho đến khi không còn sử dụng nữa, kế toán tiến hành hủy thẻ.

•Sổ chi tiết TSCĐ theo đơn vị sử dụng: được mở chi tiết cho từng bộ phận trong đơn vị. Căn cứ vào các chứng từ TSCĐ kế toán ghi vào sổ chi tiết TSCĐ theo nhóm.( Mỗi TSCĐ được ghi 1 dòng trên sổ). Trường hợp TSCĐ giảm, kế toán xóa tên TSCĐ trên sổ.

•Sổ tổng hợp chi tiết TSCĐ:( sổ tổng hợp) dùng để phản ánh số hiệ có, tình hình biến động TSCĐ trong công ty. Sổ theo dõi các chỉ tiêu sau: nguyên giá, giá trị hao mòn lũy kế, giá trị còn lại của TSCĐ. Sổ được mở căn cứ vào cách thức phân loại TSCĐ theo đặc trưng kỹ thuật và theo đối tượng ghi TSCĐ.

Hạch toán tổng hợp: Từ các chứng từ về TSCĐ đã kiểm tra được

dùng làm căn cứ ghi sổ kế toán tổng hợp. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được được ghi vào sổ nhật kí chung, sau đó căn cứ số liệu trên sổ nhật kí chung để ghi vào sổ cái TK 211, 214. Cuối tháng cộng số liệu trên sổ cái để kiểm tra, đối chiếu số liệu trên bảng tổng hợp chi tiết TK 211, 214.

Sơ đồ 2.3.1. Sơ đồ quy trình ghi sổ hạch toán TSCĐ.

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Chứng từ gốc về TSCĐ Sổ NKĐB ( nếu có) Nhật kí chung Sổ chi tiết TSCĐ TK 211, 214 Sổ TSCĐ

Báo cáo tài chính Sổ cái TK 211, 214

Bảng cân đối số phát sinh

b.Tổ chức hạch toán tiền và các khoản thanh toán.

Chứng từ sử dụng:

- Phiếu thu: Mẫu 01-TT. - Phiếu chi: Mẫu 02- TT. - Giấy đề nghị tạm ứng.

- Giấy thanh toán tiền tạm ứng - Biên lai thu tiền.

- Bảng kê chi tiền.  Tài khoản sử dụng:

Bao gồm 4 TK chính sau:

_TK 111: tiền mặt: phản ánh tình hình thu, chi, tồn quỹ tại doanh nghiệp bao gồm: Tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng, bạc, kim khí quý, đá quý.

_TK 112: Tiền gửi ngân hàng: phản ánh số hiện có và tình hình biến động tăng, giảm các khoản tiền gửi tại ngân hàng của doanh nghiệp.

_TK 131: Phải thu của khách hàng: _TK 331: Phải trả người bán:

Hạch toán chi tiết: Căn cứ vào các chứng từ gốc nở sổ chi tiết TK (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

131, 331:

•Sổ chi tiết TK 131; TK 331: sổ này theo dõi quá trình thanh toán với khách hàng ( nhà cung cấp). Căn cứ vào hóa đơn bán hàng và chứng từ thanh toán, mỗi chứng từ gốc được ghi 1 dòng trên sổ chi tiết. Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 131 ( TK 331). Kế toán vào sổ tổng hợp chi tiết.

•Sổ tổng hợp chi tiết: dùng để theo dõi tổng hợp quá trình thanh toán với các khách hàng và các nhà cung cấp. Căn cứ vào sổ chi tiết thanh toán với từng khách hàng hoặc từng nhà cung cấp, mỗi đối tượng thanh toán được ghi 1 dòng trên sổ tổng hợp chi tiết. Cuối tháng cộng sổ tổng hợp chi tiết TK 131 hoặc TK 331 đối chiếu với sổ cái TK 131 hoặc TK 331.

Hạch toán tổng hợp:

Sơ đồ quy trình ghi sổ hạch toán thanh toán

Ghi chú:

Ghi hàng ngày Ghi cuối tháng Quan hệ đối chiếu

Hoá đơn bán hàng, chứng từ thanh toán NKĐB (nếu có) Nhật kí chung TK 131, 331 Sổ chi tiết TK 131, 331 Sổ tổng hợp chi tiết TK 131, 331

Báo cáo kế toán. Sổ cái TK 111, 112,

131, 331

Bảng cân đối số phát sinh

c. Kế toán tiền lương

Chứng từ:

Các chứng từ ban đầu hạch toán tiền lương thuộc chỉ tiêu lao động tiền lương gồm các biểu mẫu sau:

Mẫu số 01 - LĐTL - Bảng chấm công Mẫu số 02 - LĐTL - Bảng thanh toán TL

Mẫu số 03 - LĐTL - Phiếu nghỉ ốm hưởng BHXH

Mẫu số 04 - LĐTL - Danh sách người lao động hưởng BHXH Mẫu số 05 - LĐTL - Bảng thanh toán tiền lương

Mẫu số 06 - LĐTL - Phiếu xác nhận sản phẩm hoặc công việc hoàn chỉnh

Mẫu số 07 - LĐTL - Phiếu báo làm thêm giờ Mẫu số 08 - LĐTL - Hợp đồng giao khoán

Mẫu số 09 - LĐTL - Biên bản điều tra tai nạn lao động Tài khoản sử dụng:

* Hạch toán tiền lương và các khoản trích theo lương kế toán sử dụng 2 tài khoản chủ yếu.

- TK334- Phải trả công nhân viên: là tài khoản được dùng để phản ánh các khoản phải trả và tình hình thanh toán các khoản phải trả cho công nhân viên của doanh nghiệp về tiền lương (tiền công), tiền thưởng, BHXH và các khoản khác thuộc về thu nhập của công nhân viên.

- TK 338: “Phải trả và phải nộp khác”: Dùng để phản ánh các khoản phải trả và phải nộp cho cơ quan pháp luật, cho các tổ chức, đoàn thể xã hội, cho cấp trên về kinh phí công đoàn, bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, các khoản khấu trừ vào lương theo quyết định của toà án (tiền nuôi con khi li dị, nuôi con ngoài giá thú, án phí,...) giá trị tài sản thừa chờ xử lý, các khoản vay mượn tạm thời, nhận ký quỹ, ký cược ngắn hạn, các khoản thu hộ, giữ hộ...

3381 Tài sản thừa chờ giải quyết 3382 Kinh phí công đoàn

3383 Bảo hiểm xã hội 3384 Bảo hiểm y tế

3387 Doanh thu nhận trước 3388 Phải nộp khác

Ngoài ra kế toán còn sử dụng một số TK khác có liên quan trong quá trình hạch toán như 111, 112, 138...

Hạch toán chi tiết: căn cứ từ các chứng từ gốc về lao động tiền lương

lập sổ chi tiết các TK 334, 338.

•Sổ chi tiết TK 334: căn cứ vào bảng thanh toán lương của bộ phận sản xuât, kế toán phản ánh ghi có TK 334 trên sổ chi tiết trong đó chi tiết lương chính, phụ; phụ cấp, ăn ca.. Căn cứ vào chứng từ liên quan đến phần khấu trừ vào thu nhập của công nhân, kế toán ghi vào phần phát sinh nợ TK 334 trên sổ chi tiết. Cuối tháng cộng sổ TK 334 cho từng loại sản phẩm, ghi vào sổ tổng hợp chi tiết TK 334. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

•Sổ chi tiết TK 338: căn cứ vào bảng thanh toán tiền lương của bộ phân sản xuất kế toán xác định các khoản trích theo lương tính vào chi phí ghi vào phát sinh có TK 338, chi tiết KPCĐ, BHXH, BHYT. Căn cứ vào phiếu chi tiền mặt, báo nợ của ngân hàng và một số chứng từ khác, kế toán ghi nợ TK 338 trên sổ chi tiết. Cuối tháng cộng sổ chi tiết TK 338 ghi vào sổ tổng hợp chi tiết TK 338.

Hạch toán tổng hợp: Căn cứ vào các chứng từ về lao động tiền lương,

kế toán tiền lương lập bảng phân bổ tiền lương và tiến hành vào sổ kế toán tổng hợp. Tất cả các nghiệp vụ kinh tế phát sinh được ghi vào sổ nhật kí chung theo trình tự thời gian và theo quan hệ đối ứng tài khoản. Sau đó từ sổ nhật kí chung vào sổ cái các TK 334, 338.

Một phần của tài liệu Hệ Thống Thông Tin Kế Toán trong các doanh nghiệp Logistics (Trang 35)