Thực trạng vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản

Một phần của tài liệu Vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 82)

bản sắc văn hoá dân tộc Mường ở Ninh Bình và những vấn đề đặt ra

2.3.1. Thực trạng

* Thực trạng hoạt động của các ngành chức năng đối với việc giữ gìn và phát huy giá trị văn hóa dân tộc Mường ở Ninh Bình

Trong những năm qua Đảng bộ, Chính quyền, và các Đoàn thể nhân dân trong tỉnh đã có rất nhiều nỗ lực và cố gắng, đoàn kết, sáng tạo khắc phục khó khăn, phát huy những thuận lợi, khai thác triệt để tiềm năng và lợi thế để phát triển mọi mặt kinh tế - văn hóa - xã hội - an ninh - quốc phòng, xây dựng và củng cố hệ thống chính trị, khẳng định những bước đi vững chắc của tỉnh trong những năm đầu thế kỷ XXI.

Đặc biệt, ngành VH - TT - DL tỉnh Ninh Bình với tư cách là một ngành sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực văn hóa, với hai nhiệm vụ quan trọng là: Quản lý nhà nước, tổ chức các hoạt động phong trào văn hóa, thông tin, thể thao ở cơ sở và các hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa truyền thống trên địa bàn tỉnh. Cụ thể:

Thứ nhất, trong hoạt động quản lý nhà nước, tuyên truyền phục vụ nhiệm

vụ chính trị và tổ chức các phong trào VH - TT - DL ở cơ sở.

Sở VH - TT - DL đã chủ động trong việc gắn công tác xây dựng văn bản với việc triển khai thực hiện nhiệm vụ phát triển sự nghiệp, tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật đến các cơ sở văn hóa trong tỉnh như: Hướng dẫn thực hiện Nghị quyết Trung ương bốn (khóa VII) về Một số nhiệm vụ văn hóa, văn nghệ những năm trước mắt; Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc;

Nghị quyết Trung ương tám (khóa IX) về Chiến lược bảo vệ an ninh quốc gia trên lĩnh vực tư tưởng văn hóa; Kết luận Hội nghị Trung ương mười (khóa IX)

về việc Tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII); Luật di sản văn hóa, ngày 29/6/2001. Các nghị quyết của Chính phủ và Chỉ thị của Bộ Văn hóa về công tác Văn hóa - Thông tin vùng dân tộc thiểu số; Nghị quyết số 56/2003/NQ-HĐND tỉnh về xây dựng các thiết chế thông tin, thể thao giai đoạn 2003-2010… Cùng với đó là triển khai đồng bộ việc kiện toàn công tác cán bộ; Chương trình kế hoạch chi ngân sách cho hoạt động sự nghiệp và công tác bảo tồn di sản trong từng năm, từng thời kỳ; Công tác quản lý và tổ chức các hoạt động lễ hội; Công tác sưu tầm và lưu giữ các sản phẩm văn hóa vật thể và phi vật thể của các dân tộc trên địa bàn tỉnh.

Trong đa dạng các loại hình hoạt động của ngành VH - TT - DL, Đài phát thanh truyền hình và báo chí tỉnh cũng có những đóng góp to lớn; toàn tỉnh có 3 tờ báo được Bộ Văn hóa - Thông tin cấp phép hoạt động là Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh Truyền hình, Bản tin Văn hóa, Thể thao và Du lịch Ninh Bình; năm 1994 Báo điện tử Ninh Bình ra đời, lượng thông tin cập nhật hàng ngày. Tỉnh Ninh Bình đã phủ sóng phát thanh trên 90,8%, phủ sóng truyền hình trên 83% địa bàn dân cư. Hiện nay, Ninh Bình có một đài phát thanh truyền hình tỉnh; 8/8 huyện, thị, thành có đài truyền thanh - truyền hình; 147 trạm phát thanh cơ sở xã, phường, thị trấn đảm bảo phục vụ nhu cầu tối thiểu về thông tin, văn hóa cho đồng bào các dân tộc.

Tác động của phong trào “Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa” thời gian qua đã làm chuyển biến sâu sắc tư tưởng, hành động của các cấp ủy đảng, chính quyền và toàn thể nhân dân trong tỉnh. Đến nay, toàn tỉnh đã có 81,5% gia đình, 58,5% làng, 57% cơ quan đạt tiêu chuẩn văn hóa. Việc cưới, việc tang theo nếp sống mới và vấn đề tổ chức lễ hội trong vùng Mường có nhiều chuyển biến tích cực. Nhận thức của người dân nói chung, người dân vùng Mường nói riêng được nâng lên, thực hiện xây dựng nếp sống mới khá tự giác và nghiêm túc, các hủ tục, tập quán lạc hậu giảm xuống đáng kể.

Thứ hai, hoạt động sưu tầm, nghiên cứu vốn văn hóa dân gian nói chung,

văn hóa dân gian Mường nói riêng trên địa bàn tỉnh.

Trong lĩnh vực văn hóa, tỉnh Ninh Bình rất quan tâm đến nhiệm vụ bảo tồn, bảo tàng và phục hồi các giá trị văn hóa dân gian, chỉ đạo sở VH - TT - DL phối hợp cùng các sở, ban, ngành khác tổ chức thành công nhiều hội thảo khoa học có giá trị lịch sử và thực tiễn.

Các cấp, các ngành trong tỉnh (đặc biệt là ngành VH - TT - DL) đã quan tâm và có rất nhiều cố gắng trong công tác sưu tầm, giữ gìn, phát huy những di sản văn hóa của tộc người Mường. Những thành tựu đã đạt được là đáng kể, nhưng khó khăn và hạn chế cũng còn nhiều. Sự lãnh đạo của các cấp ủy Đảng và Chính quyền chưa thực sự có hệ thống, hầu hết các kế hoạch hoạt động là do cơ quan chức năng đệ trình, các nghiên cứu khoa học phần lớn là do tác giả thấy tâm huyết và lo ngại trước tình trạng mai một quá nhanh của các di sản văn hóa truyền thống mà chủ động nghiên cứu, giữ gìn. Do vậy, phần nào gây ra tình trạng mùa vụ trong các phong trào. Kinh phí dành cho hoạt động nghiệp vụ văn hóa cũng rất ít. Chỉ tính riêng một ngành Bảo tàng, mỗi năm chỉ có khoảng 250 triệu (Việt Nam đồng) cho hoạt động nghiệp vụ, chia ra cho khoảng 10 đầu việc, thì số tiền dành cho sưu tầm hiện vật chỉ còn 20 đến 30 triệu đồng, không đủ cho sưu tầm các hiện vật quý. Hầu hết các hiện vật dân gian đều do nhân dân hiến tặng, nên thường rất nghèo về chủng loại. Hơn nữa, quy định về quyền hạn và trách nhiệm của bảo tàng các cấp trong luật di sản chưa rõ ràng, cộng với cơ chế quản lý hành

chính như hiện nay khiến cho công tác sưu tầm gặp nhiều khó khăn, khó cạnh tranh với các nhà sưu tầm cổ vật tư nhân. Công tác cán bộ từ tỉnh đến cơ sở còn nhiều bất cập, vừa thiếu, vừa yếu, một số chưa qua đào tạo hoặc đào tạo không đúng chuyên ngành, chậm được trẻ hóa và năng khiếu hạn chế. Hiện nay, cả 5/5 cán bộ Phòng Nghiệp vụ Văn hóa của tỉnh, 209/246 cán bộ văn hóa cấp xã là người Kinh nên khó khăn trong giao tiếp với đồng bào người dân tộc, không hiểu rõ phong tục tập quán nên trong công tác vận động phong trào, khôi phục văn hóa dân gian phải dựa toàn bộ vào người dân địa phương; tiến độ chậm và độ chính xác không cao, các lễ hội được khôi phục còn mang nặng tính hình thức, phong trào. Các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, thu hút tài năng nghệ thuật còn hạn chế. Công tác xã hội hóa các hoạt động văn hóa thông tin còn chậm và gặp nhiều khó khăn, sự ỷ lại trông chờ kinh phí nhà nước của một số địa phương còn khá phổ biến, chưa huy động được tối đa nguồn lực trong nhân dân.

* Thực trạng việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa Mường của bản thân những người chủ di sản

Ngày nay, những chủ trương của Đảng và Nhà nước ta về xây dựng nếp sống mới, xây dựng khu dân cư và làng xã văn hóa mới, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc theo tinh thần của Nghị quyết Trung ương năm (khóa VIII) được triển khai và thực hiện rộng khắp trong các xã và làng bản người Mường ở Ninh Bình. Một số lễ hội và hoạt động văn hóa truyền thống được phục hồi, duy trì và phát huy, đem lại nét sinh hoạt văn hóa phong phú, vui tươi, lành mạnh cho người dân. Các hoạt động văn hóa, y tế, giáo dục… trong địa bàn người Mường sinh sống được các cấp ủy đảng và chính quyền tạo điều kiện phát triển, đã cải thiện rất nhiều đời sống vật chất, thay đổi nếp nghĩ của bà con người dân tộc, làm cho đời sống văn hóa, xã hội ở vùng Mường có nhiều biến đổi theo chiều tiến bộ. Cụ thể:

- Về văn hóa vật chất:

Đời sống vật chất của người dân, trước hết được thể hiện trong các nhu cầu về ăn, ở, mặc, các phương tiện sinh hoạt, các phương tiện phục vụ cho sản

xuất vật chất khác; những yếu tố này phụ thuộc rất nhiều vào nhu cầu, thị hiếu và cả những biến động của môi trường, lịch sử.

Trong giai đoạn hiện nay, trước những tác động của kinh tế thị trường và quá trình tiếp biến, giao thoa văn hóa, đã làm cho các yếu tố văn hóa Mường (đặc biệt là văn hóa vật chất) có xu hướng Kinh hóa tương đối mạnh. Những nhu cầu và đòi hỏi về ăn, ở, mặc, đi lại… của người Mường ở Ninh Bình cũng không nằm ngoài quy luật vận động này.

Trong những năm gần đây, cùng với việc di dân theo chính sách xây dựng vùng kinh tế mới của Đảng và nhà nước. Một mặt, đã tạo cơ hội cho đồng bào

Mường giao lưu, học hỏi, nâng cao nhận thức, giúp họ thoát khỏi cuộc sống tự cấp, tự túc và khép kín trước đây. Mặt khác, cũng khiến cho mật độ dân cư tăng nhanh, nhu cầu khai thác nông, lâm sản phục vụ cho cuộc sống trở nên cấp bách, rừng và các tài nguyên rừng bị tàn phá nặng nề, môi trường sống bị thu hẹp, nguồn nước tự nhiên cạn kiệt dần, hạn hán, lũ quét xảy ra thường xuyên, tập quán canh tác nương rẫy gặp rất nhiều khó khăn… Món “cơm đồ” truyền thống bằng gạo nếp nương được thay bằng gạo nếp giống mới, nguồn thực phẩm tự nhiên từ rừng, từ suối như mộc nhĩ, nấm hương, rau, măng và các loài cá không còn dồi dào như trước đây nữa. Những tập tục đánh bắt cá truyền thống của người Mường không còn phổ biến như trước, những dụng cụ đánh bắt cá như “tậm pá”, “tỏng”, “mẹt”… trên các khúc suối nếu không bị lũ cuốn thì cũng bị các bè gỗ từ thượng nguồn xuống làm hỏng; những ngày hội đánh bắt cá của cả làng trong những ngày giáp tết, thưa dần rồi mất hẳn.

Sự cư trú xen kẽ giữa người Kinh và người Mường khiến cho các thiết chế xóm, mường trước đây bị phá vỡ. Sự cạn kiệt tài nguyên gỗ làm cho bóng dáng các ngôi nhà sàn dưới núi vắng dần, những nhu cầu về phát triển kinh tế, chăm sóc con cái, hưởng thụ mọi mặt của đời sống xã hội… làm cho xu thế “tách hộ” thành các tiểu gia đình diễn ra nhanh hơn. Xu hướng thay thế nhà sàn bằng nhà xây và nhà đất theo kiểu nhà của người Kinh vùng xuôi có chiều hướng gia tăng, những ngôi nhà sàn dài cho các đại gia đình cư trú trước đây ít dần.

Cùng với những thay đổi trong kiến trúc nhà ở, những đồ dùng sinh hoạt, phong cách bài trí trong ngôi nhà cũng thay đổi theo. Những nơi quan trọng trong nhà (không được phép xê dịch trước đây) cũng đã thay đổi cho phù hợp với kiểu nhà mới - bếp đã được rời xuống căn nhà ngang tách biệt với nhà ở, gian thờ tổ tiên được chuyển từ cột chồ sang phần sát mái của gian chính giữa nhà, nơi ăn, nơi ngủ của các thành viên trong gia đình cũng được bố trí lại theo tuổi, theo giới tính cho phù hợp. Trong khuôn viên của gia đình, khu chăn nuôi gia súc, gia cầm và cả khu vệ sinh cũng được di rời ra xa khu nhà ở… Tất nhiên, sự sạch sẽ, vệ sinh là không thể phủ nhận, những tiện nghi hiện đại như đài, điện, ti vi, giếng nước sạch… rất cần thiết cho nhu cầu sinh hoạt hàng ngày, cải thiện đáng kể đời sống vật chất và tinh thần của người Mường; nhưng phần nào cũng làm cho những nét đẹp truyền thống trong ngôi nhà sàn giảm bớt đi rất nhiều.

Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của cơ chế thị trường, của mạng lưới giao thông, của các phương tiện đi lại thì sự trao đổi, cung ứng hàng hóa giữa các vùng của người Mường và người Kinh trong tỉnh đã góp phần nâng cao chất lượng sống của cư dân Mường. Tình trạng thiếu đói không còn xảy ra thường xuyên như trước kia, đồng bào yên tâm sản xuất đảm bảo nhu cầu tiêu dùng tại chỗ và từng bước chuyển dịch sang sản xuất hàng hóa. Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế, của sự giao lưu và trao đổi hàng hóa thì những sản phẩm dệt may công nghiệp trở nên phổ biến, trong Mường, trong bản không còn thấy bóng dáng của chiếc áo cóm hay chiếc váy dài duyên dáng. Tiêu chí “biết dệt vải, biết vá may”, không còn là quan trọng với những cô gái Mường ngày nay nữa. Cách ăn mặc của người Mường đang dần theo xu hướng Kinh hóa. Trong ngày cưới, các cô dâu là người dân tộc sẵn sàng đi cả nửa ngày đường để thuê về bộ váy đầm từ phố huyện chứ nhất định không chịu mặc trang phục truyền thống của dân tộc mình.

Đời sống vật chất và kinh tế của người Mường tỉnh Ninh Bình trong những năm qua có nhiều chuyển biến tích cực; cơ bản không còn hộ đói, nhưng tỷ lệ hộ nghèo vẫn còn cao. Bởi thu nhập kinh tế chưa đáp ứng được những nhu

cầu sinh hoạt thiết yếu thường ngày nên những bộ chiêng đồng, ninh đồng, thậm chí cả trống đồng do cư dân tìm thấy trong quá trình lao động sản xuất cũng bị bán đi để đảm bảo cho sự tồn tại của bản thân họ và gia đình. Có những người (nhất là thế hệ trẻ) lại cảm thấy xấu hổ và mặc cảm khi mình xuất thân là người Mường, là người dân tộc thiểu số… Khi bản thân người chủ của những di sản không thấy được những giá trị văn hóa độc đáo của dân tộc mình, không cảm thấy sự cần thiết phải lưu giữ, phát huy thì đó là nguyên nhân cơ bản của sự thất thoát, mai một những giá trị văn hóa truyền thống.

- Về văn hóa tinh thần:

Bản sắc văn hóa, sự độc đáo trong văn hóa được thể hiện chủ yếu trong đời sống tinh thần, những yếu tố như: tiếng nói, tín ngưỡng, tôn giáo, văn nghệ, lễ hội dân gian… là những giá trị được hình thành cùng với chiều dài lịch sử hình thành nên dân tộc, là những yếu tố để phân biệt giữa dân tộc này với dân tộc khác.

+ Trước hết là ngôn ngữ: Ninh Bình có 2 dân tộc cùng sinh sống là dân

tộc Kinh và dân tộc Mường, sự tiếp xúc và giao thoa đa chiều trong ngôn ngữ là không thể tránh khỏi, nhưng có lẽ xét về từ vựng thì tiếng Mường ở Ninh Bình có tỷ lệ Kinh hóa rất cao. Trong mọi hoạt động, người Mường có xu thế dùng tiếng Việt thay cho tiếng Mường (nhất là vùng hạ huyện). Kết quả khảo sát ở các xã Thạch Bình, Xích Thổ, Yên Quang, Cúc Phương, Quảng Lạc, Phú Long, Kỳ Phú, Văn Phương cho thấy, chỉ có khoảng 30% thanh niên dưới 30 tuổi còn nói được tiếng Mường, 70% còn lại: phần thì nghe người khác nói thì hiểu nhưng không biết nói, phần thì vừa không nghe được cũng không hiểu được, những người lớn tuổi (trên 45), thường xuyên dùng tiếng Mường trong khuôn khổ gia đình, làng xóm, nhưng giao tiếp ra ngoài địa bàn thì dùng tiếng phổ thông.

+Trong tín ngưỡng, tôn giáo: Đây là lĩnh vực khó áp đặt của dân tộc này

vào với dân tộc khác, những tinh hoa văn hóa bắt rễ sâu như thế nào trong đời sống cộng đồng, thì những hủ tục lạc hậu cũng có sức bền và sống lâu trong tiềm thức con người thế ấy, những biến động trong tầng sâu thẳm của tâm linh phải diễn ra trong rất nhiều năm và rất nhiều đời người. Các nghi lễ tang ma, lễ tết

của người Mường ở Ninh Bình hiện nay đã được tinh giản đi rất nhiều so với trước; các nghi lễ thờ cúng có xu hướng tổ chức như người Kinh đã từ hàng trăm năm nay, chỉ có điều sự giản lược diễn ra rất chậm, giản lược từng phần và qua

Một phần của tài liệu Vai trò nhân tố chủ quan trong việc giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Mường tỉnh Ninh Bình hiện nay (Trang 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(124 trang)