Đánh giá chung về thành tựu, hạn chế và nguyên nhân của nó

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 65)

Về thành tựu phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao:

Cùng với quá trình đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa phát triển KT - XH của tỉnh trong những năm qua với sự quan tâm chỉ đạo của các cấp, các ngành nguồn nhân lực nói chung và nguồn nhân lực chất lượng cao nói riêng của tỉnh trong những năm qua đã được nâng lên rõ rệt. Có thể thấy được những thành tựu này qua một số khía cạnh như:

Thứ nhất: Về trình độ văn hóa và chuyên môn kỹ thuật của người lao

động. Trong những năm qua giáo dục và đào tạo của tỉnh có những thành tựu to lớn, chất lượng giáo dục phổ cập toàn diện được củng cố và nâng cao. Cơ

cấu ngành nghề đào tạo được mở rộng, cùng với sự phát triển của giáo dục phổ thông, tiểu học và giáo dục mầm non thì giáo dục chuyên nghiệp có bước đột phá. Hiện nay toàn tỉnh có 16 trường Đại học, Cao đẳng và 4 cơ sở đào tạo chuyên nghiệp khác. Tỉnh Bắc Ninh đã và đang quy hoạch 3 làng Đại học với Làng Đại học I có diện tích khoảng 200 ha tại Võ Cường (thành phố Bắc Ninh) và xã Liên Bão (Tiên Du), Làng Đại học II quy hoạch theo hướng “Công viên các trường đại học” với diện tích tổng thể khoảng 1.300 ha tại các phường Hạp Lĩnh (TP. Bắc Ninh), xã Lạc Vệ, Việt Đoàn, Minh Đạo, Tân Chi (Tiên Du). Hiện tỉnh Bắc Ninh đang xúc tiến quy hoạch và lập dự án đầu tư khu Làng Đại học III quy mô 1000 ha. Về quy mô đào tạo, cũng có sự thay đổi năm học 2011 - 2012 đào tạo trung cấp chuyên nghiệp đạt bình quân 4608 học sinh/ năm, tăng gần 500 học sinh/ năm so với năm học 2005 - 2006. Cùng với đó là tỷ lệ lao động qua đào tạo cũng không ngừng tăng lên năm 2012 số lao động qua đào tạo là 45 %, tăng 15,5 % so với năm 2005. Với đội ngũ lao động qua đào tạo như vậy đã đáp ứng một phần không nhỏ nguồn nhân lực có trình độ CMKT cho tỉnh, giải quyết việc làm cho hàng vạn lao động, góp phần nâng cao thu nhập, cải thiện đời sống, chăm sóc sức khoẻ, phát triển giáo dục trở lại của tỉnh trong những năm tiếp theo.

Thứ hai: Về thể chất của nguồn nhân lực. Thực hiện chỉ đạo phát triển

nâng cao tầm vóc con người Việt Nam, trong giai đoạn 2006 - 2010, thể trọng, thể lực của nhân dân nói chung và của nguồn nhân lực nói riêng của Bắc Ninh có bước phát triển mạnh mẽ. Hiện nay tính trung bình thanh niên trưởng thành nam cao 161,5cm và nặng 48,2 kg, nữ cao 153,4cm, nặng 45,8 kg. Công tác y tế và chăm sóc sức khoẻ cho nhân dân luôn luôn được tỉnh đặc biệt chú trọng. Thể hiện ở mạng lưới các bệnh viện, phòng khám đa khoa khu vực rải đều khắp các huyện/thị, 100% các xã/phường thị trấn có trạm y tế, Cơ sở vật chất và đội ngũ y sỹ, bác sỹ tăng dần qua các năm. Số giường bệnh trong toàn tỉnh năm 2012 là 2.340 giường; đạt 25,6 giường bệnh/ 1 vạn dân,

tăng 4,4 giường/1 vạn dân so với năm 2005 và tăng 12,3 giường/ 1 vạn dân so với năm 2000. Số cán bộ công tác ở ngành y là 3.249 người; trong đó tiến sỹ, thạc sỹ là 55 người, bác sỹ là 650 người, đạt 31 người/1 vạn dân, tăng 5,3 người/ 1 vạn dân so với năm 2005, tăng 11 người/ 1 vạn dân so với năm 2000. Năm 2012 đã thực hiện tiêm chủng cho 21.718 trẻ em trên toàn tỉnh. Việc khám chữa bệnh định kỳ cho người lao động trong các nhà máy, xí nghiệp được duy trì góp phần nâng cao chất lượng thể lực cho nguồn nhân lực.

Thứ ba: Về cơ cấu nhân lực. Đối với đội ngũ các nhà khoa học, cán bộ

quản lý của tỉnh có sự tăng lên cả về số lượng và chất lượng, trình độ chuyên môn nghiệp vụ đã đáp ứng được công việc. Trong các ngành như: Giáo dục và đào tạo, y tế, tài chính - ngân hàng, văn hóa truyền thông,… đều đạt chuẩn vad trên chuẩn như: Tỷ lệ giáo viên /học sinh, tỷ lệ cán bộ y tế, giường bệnh/1 vạn dân đều tăng. Số lượng đội ngũ thạc sỹ, tiến sỹ, bác sỹ chuyên khoa cấp I, II đều tăng đáng kể. Đối với cơ cấu nguồn nhân lực có sự chuyển dịch đáp ứng yêu cầu nguồn nhân lực trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh, điều này được thể hiện tỷ lệ lao động trong các ngành công nghiệp, xây dựng, du lịch, dịch vụ đều tăng cả về số lượng cũng như chất lượng nguồn nhân lực. Đặc biệt là khu vực các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tăng mạnh về nguồn nhân lực chất lượng cao và đã qua đào tạo về chuyên môn kỹ thuật.

Tóm lại, trong những năm qua Bắc ninh đã đạt được những thành tựu

nhất định về phát triển, sử dụng nguồn nhân lực chất lượng cao đó là do những nguyên nhân sau:

Một là: Trong những năm qua Bắc Ninh đã có sự quan tâm đầu tư cho

giáo dục và đào tạo, y tế. Từ đó, đã có tác động không nhỏ tới sự phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh. Đảng ủy các cấp đã kịp thời ban hành các quyết định, nghị quyết, các chương trình, kế hoạch và đưa ra những giải pháp cho phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao. Cụ thể: Trong những năm qua tỉnh Bắc Ninh đã thực hiện nhiều chế độ

đãi ngộ và thu hút nguồn nhân lực chất lượng cao như: Với những cán bộ, công nhân viên trên địa bàn tỉnh được cử đi học và sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy loại giỏi ra trường, Bắc Ninh đều có những chế độ, chính sách hỗ trợ kịp thời. Đối với Giáo sư, Phó Giáo sư, Tiến sĩ, Thầy thuốc nhân dân, Nhà giáo nhân dân, Nghệ sỹ nhân dân sẽ được trợ cấp 15 triệu đồng. Thạc sĩ, Nghệ nhân, nhà quản lý giỏi, người có tay nghề cao là10 triệu đồng và Sinh viên tốt nghiệp Đại học hệ chính quy đạt loại giỏi là 5 triệu đồng. Ngoài ra, những trường hợp có nhu cầu về đất ở sẽ được ưu tiên giải quyết (áp dụng hình thức trả chậm), sắp xếp việc làm cho vợ (chồng), con để họ có điều kiện yên tâm công tác lâu dài ở Bắc Ninh.

Việc sắp xếp, bố trí, sử dụng đảm bảo đúng người, đúng việc, đúng trình độ chuyên môn để họ phát huy cao nhất năng lực, trí tuệ của mình trong công việc. Đồng thời chú trọng, ưu tiên khi xây dựng quy hoạch cán bộ lãnh đạo, tạo điều kiện cho họ đóng góp, cống hiến được nhiều nhất tài năng, trí tuệ của mình. Đối với những người hết tuổi lao động, nếu cơ quan đơn vị có nhu cầu sử dụng và bản thân họ tự nguyện ở lại thì được tiếp tục công tác theo quy định của pháp luật. Cơ quan, đơn vị quản lý nhân tài cũng tạo điều kiện thuận lợi để họ được học tập, trao đổi kinh nghiệm trong và ngoài nước nhằm nâng cao kiến thức, trình độ, tay nghề để hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Những chính sách đó có ý nghĩa rất lớn đối với việc phát triển nhanh cả về số lượng và chất lượng nguồn nhân lực, khiến cho số lượng và chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh ngày càng được nâng cao và đạt được những thành tựu đáng kể.

Thứ hai: Tỉnh có nhiều chính sách quan trọng như mở rộng ưu đãi đầu

tư thu hút doanh nghiệp vào tỉnh, nâng cấp mở rộng quy mô các trường dạy nghề và các loại hình đào tạo nghề… nhằm tạo cơ hội việc làm tốt nhất cho tất cả lao động trong tỉnh. Thực tế cho thấy hầu hết các chính sách phát triển của tỉnh đều hướng tới mục tiêu là phải tạo được việc lam cho người lao động.

Điển hình như việc ưu đãi, lựa chọn doanh nghiệp vào đầu tư tại Bắc Ninh phải cam kết với tỉnh về điều kiện ưu tiên việc làm cho người lao động địa phương đặc biệt là lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao.

Thứ ba: Các cấp Ủy, Đảng chính quyền đã có sự quan tâm chỉ đạo

trong quá trình phát triển KT - XH của tỉnh, không ngừng nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho nhân dân. Do đó, chất lượng của nguồn nhân lực không ngừng được nâng cao để đáp ứng yêu cầu của công việc.

Thứ tư: Các doanh nghiệp, cơ quan xí nghiệp trên địa bàn tỉnh đã có sự

quan tâm, chú ý tới vấn đề phát triển nguồn nhân lực, quan tâm tới lợi ích, tinh thần của người lao động, đặc biệt là lao động có trình độ CMKT, từ đó cũng có tác động ngược lại tới sự phát triển nguồn nhân lực.

Bên cạnh những thành tựu đạt được trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, thì Bắc Ninh vẫn còn một số tồn tại cần giải quyết như:

Thứ nhất: Trong những năm qua Bắc Ninh đã có sự quan tâm, đầu tư

cho giáo dục, tuy nhiên chất lượng giáo dục các cấp còn chưa tương xứng với tiềm năng. Tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt 94,1% (năm 2012), bình quân hàng năm tỷ lệ học sinh khá, giỏi khối THPT mới chỉ đạt 52%. Đội ngũ giáo viên đạt trên chuẩn ở các cấp học còn thấp: Ở cấp tiểu học đạt 76%, cấp THCS đạt 42%, và THPT chỉ có 12%. Đội ngũ giáo viên hệ trung cấp chuyên nghiệp năm 2012 có trình độ đại học trở lên chỉ đạt 57%, các trường cao đẳng và đại học có trình độ trên đại học chỉ đạt 38%. Do đó, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao của tỉnh.

Thứ hai: Bắc Ninh thiếu nghiêm trọng lao động có trình độ CMKT.

Hiện nay toàn tỉnh có 45% lao động qua đào tạo, còn 55% lao động chưa qua đào tạo. Mặt khác, số lao động đã qua đào tạo hiện nay nhiều khi chưa thật sự đáp ứng được yêu cầu của công việc.Nhận định về chất lượng nguồn nhân lực của Bắc Ninh, trong bài báo: “Nhân lực trẻ - thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá”, báo Bắc Ninh ra ngày 24/4/2010 đã viết: Việc tuyển dụng lao động

có kỹ thuật làm việc trong các nhà máy tại KCN Tiên Sơn là chuyện không dễ dàng vì mặc dù hồ sơ xin việc rất nhiều, có thí sinh đã qua các trường trung học dạy nghề nhưng tay nghề qua sơ tuyển vẫn không đạt yêu cầu. Như vậy, các cơ sở trung học chuyên nghiệp và dạy nghề của tỉnh một mặt chưa tiếp cận được với trình độ tiên tiến trong khu vực và trên thế giới, mặt khác chưa đáp ứng được đòi hỏi của thị trường. Đội ngũ học sinh, sinh viên sau khi ra trường còn hạn chế về tư duy sáng tạo, kỹ năng thực hành, khả năng thích ứng với nghề còn chậm, khả năng tự lập nghiệp còn hạn chế. Việc phân bố lao động, đặc biệt là lao động có trình độ CMKT còn mất cân đối: Lao động có trình độ tay nghề chủ yếu tập trung ở thành phố, thị xã và các khu, cụm công nghiệp còn khu vực nông thôn thì thừa lao động phổ thông và thiếu lao động có trình độ tay nghề. Tỷ lệ lao động đã qua đào tạo ở nông thôn chỉ bằng 1/3 so với khu vực thành thị, chủ yếu là đào tạo ngắn hạn. Số lao động qua đào tạo chủ yếu tập trung ở ngành khoa học giáo dục, khoa học xã hội và nhân văn, các ngành thế mạnh của tỉnh như: Chế biến nông sản, dệt may, công nghệ điện tử... đang khan hiếm lực lượng lao động có trình độ CMKT cao. Chính những hạn chế trên gây ảnh hưởng không nhỏ tới quá trình phát triển KT - XH của tỉnh.

Thứ ba: Công tác quy hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chất

lượng cao còn chưa đáp ứng được yêu cầu của thời kỳ đổi mới. Điều này thể hiện rõ trên các mặt: Đào tạo thiếu quy hoạch, tự phát, quy mô nhỏ, cơ cấu đào tạo lao động còn bất hợp lý biểu hiện: tỷ lệ 1 đại học/1,5 trung cấp/3,5 học nghề trong khi đó ở các nước phát triển là 1/4/10, điều đó dẫn đến tình trạng khan hiếm công nhân kỹ thuật có tay nghề cao là phổ biến và kéo dài, gây nhiều khó khăn trong tìm kiếm việc làm cho lao động cũng như trong công tác tuyển dụng của doanh nghiệp. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Thứ tư: Công tác sử dụng cán bộ có trình độ CMKT còn chưa hợp lý,

khu vực sản xuất kinh doanh còn quá ít. có những lao động có trình độ CMKT nhưng không được sử dụng đúng khả năng nên không phát huy được tiềm năng của tỉnh. Mặt khác, chính sách đãi ngộ nhân tài của tỉnh thực sự vẫn chưa có hiệu quả, nhiều sinh viên ra trường không muốn về làm việc ở tỉnh, nhiều lao động không ở lại làm việc vì thu nhập không đáp ứng và không có điều kiện phát triển, thậm trí bị chèn ép, nhất là ở một số cơ quan hành chính Nhà nước. Điều này khiến cho tỉnh chưa tận dụng được một lượng không nhỏ lực lượng lao động, trong đó có lực lượng lao động chất lượng cao.

Thứ năm: Hạn chế về thể chất của nguồn nhân lực. Thể chất của người

lao động còn ở mức độ trung bình, nhiều lao động còn ở trong tình trạng suy dinh dưỡng nhất là lao động ở nông thôn. Chất lượng chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ nguồn nhân lực giữa các đơn vị hành chính còn nhiều chênh lệch, tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng còn ở mức cao (năm 2012 là 17%), tỷ lệ dân số mua thẻ bảo hiểm y tế năm 2012 đạt 43%, tỷ lệ sinh con thứ ba năm 2012 chiếm tới 12,5%. Vì vậy, cũng ảnh hưởng không nhỏ tới chăm sóc sức khoẻ, nâng cao thể lực cho người lao động.

Nói tóm lại, bên cạnh những thành tựu mà Bắc Ninh đạt được trong phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao thì tỉnh nhà vẫn còn tồn tại những hạn chế do những nguyên cơ bản sau:

Một là: Bắc Ninh tiến hành CNH, HĐH trong điều kiện mới tách tỉnh,

trình độ phát triển và xuất phát điểm nền kinh tế của tỉnh còn thấp. Kết cấu hạ tầng đều phải bắt tay vào xây dựng mới. Những yếu kém trên đã ảnh hưởng không nhỏ tới việc đầu tư phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực của tỉnh. Mặt khác thu nhập GDP/đầu người của tỉnh tuy đã tăng nhanh trong những năm qua và cao hơn mức GDP/đầu người của cả nước nhưng nhìn chung vẫn còn thấp. Do đó người lao động được đào tạo ra không muốn về tỉnh làm việc. Điều này đã và đang làm cho Bắc Ninh luôn trong tình

trạng thiếu nguồn lao động lành nghề đã qua đào tạo, nhất là lực lượng lao động chất lượng cao.

Hai là: Một số cơ quan, cấp uỷ chưa quan tâm đúng mức cho phát triển

nguồn nhân lực, nhận thức nâng cao chất lượng nguồn nhân lực còn chưa đúng mức, gián đơn, thiếu các biện pháp và điều kiện thực hiện phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong quá trình triển khai các chủ trương phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao còn chưa chủ động, có những nơi còn gây khó khăn trong quá trình đào tạo, thu hút và sử dụng người tài. Bên cạnh đó, việc bố trí và sử dụng người có năng lực đúng chuyên môn còn hạn chế nên không phát huy hết khả năng của người lao động.

Ba là: Nhận thức về việc làm và nghề nghiệp chưa có sự thay đổi lớn

trong nhân dân. Phần đông nhân dân cho rằng phải có bằng Đại học, Cao đẳng mới có việc làm và việc làm thu nhập cao. Đối với những người không có khả năng vào các trường Cao đẳng, Đại học thì chỉ cần giải quyết nhu cầu trước mắt là có việc làm ngay nên chỉ theo học các khoá đào tạo ngắn hạn.

Bốn là: Hệ thống các trường dạy nghề còn ít, quy mô nhỏ, cơ sở vật

chất còn thiếu, trình độ giáo viên chưa đáp ứng được đòi hỏi của thời kỳ mới.

Một phần của tài liệu Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở tỉnh Bắc Ninh hiện nay (Trang 65)