Xuất phát từ khách hàng

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHCT BÌNH DƯƠNG (Trang 28 - 30)

2.5.2.1. Thiếu kiến thức về nghiệp vụ ngoại thương:

Hiện tại số lượng khách hàng sử dụng dịch vụ thanh toán tín dụng chứng từ với chi nhánh là 14 doanh nghiệp có dịch vụ L/C xuất, 11 doanh nghiệp có L/C nhập trong ñó có 3 doanh nghiệp vừa có dịch vụ L/C xuất vừa có L/C nhập. Trong số 23 doanh nghiệp này thì chỉ có 7 doanh nghiệp người lãnh ñạo có trình ñộ ñại học, còn lại 16 doanh nghiệp thì không có bằng ñại học. Trong số 7 doanh nghiệp mà người lãnh ñạo có trình ñộ ñại học thì cũng chỉ có 01 người có bằng ñại học ngoại thương còn lại chủ yếu là ñại học kinh tế và quản trị kinh doanh. ðể thực hiện thanh toán bằng L/C nhập các doanh nghiệp thường gửi hợp ñồng nhờ tổ chức, cá nhân cung cấp dịch vụ hoặc nhờ ngân hàng xem qua nội dung ñể tư vấn cho họ. Còn ñối với L/C xuất thì thường doanh nghiệp thuê dịch vụ làm từ A ñến Z, từ khâu giao hàng lên tàu, lập bộ chứng từ gửi ngân hàng mà rất ít doanh nghiệp am hiểu về việc thanh toán bằng phương thức tín dụng chứng từ.

2.5.2.2. Trình ñộ thương thảo trong giao dịch thương mại quốc tế của các doanh nghiệp XNK còn yếu:

Hợp ñồng thương mại là cơ sở ñể phát hành thư tín dụng do vậy hợp ñồng này cần phải ñược chuẩn bị kỹ lưỡng về mặt nội dung ñể tránh những rủi ro tiềm ẩn có thể xảy ra. ðiều này chưa ñược các doanh nghiệp chú trọng nhiều thể hiện qua một số ñiểm sau:

Chưa tìm hiểu rõ luật pháp quốc tế. Một số vụ rủi ro ñiển hình mà phía doanh nghiệp Việt Nam thua thiệt gần ñây như vụ Công ty Vinafood II năm 1995 ñã phải ñền 5 triệu USD do không thực hiện ñược việc giao gạo cho ñối tác nước ngoài. Công ty Centrimex thua kiện mất 1,54 triệu USD vì ñã từ chối không nhận lô phân bón ðức... ðây là những bài học mà các doanh nghiệp Việt Nam có thể rút ra ñược khi hoạt ñộng thương mại với ñối tác nước ngoài (Nguồn VnEconomy: “Hạn chế rủi ro pháp lý cho doanh nghiệp” cập nhật ngày 06/9/2008). ðiều ñó cho thấy nhiều doanh nghiệp ngành hàng trong nước vẫn chưa chú trọng nhiều tới việc tìm hiểu

58

luật pháp quốc tế và các vụ tranh chấp thương mại và thường bị ñộng trước các vụ kiện.

Chưa ñược trang bị các kỹ năng ñàm phán. Một trong những ñiểm yếu của doanh nghiệp VN, ñó là các ñàm phán viên chưa ñược trang bị ñầy ñủ các kỹ năng ñàm phán. Họ thường thiếu linh hoạt trong việc tìm kiếm các giải pháp mới và thường quá tập trung vào vấn ñề ñang ñược ñàm phán mà quên ñi một phần rất quan trọng của quá trình ñàm phán là tạo dựng ñược một bầu không khí mang tính hợp tác và chia sẻ, cảm thông. Do không chuẩn bị kỹ lưỡng, các doanh nghiệp thường không có chiến lược ñàm phán hiệu quả cũng như các kịch bản tình huống dự phòng. (Theo tạp chí -Ấn phẩm thông tin số 6 năm 2005).

ðội ngũ nhân sự có kiến thức chuyên môn về ngoại thương chưa sâu. Hiện nay ña số các doanh nghiệp nhỏ làm hàng xuất khẩu ñều không tuyển dụng nhân viên trực tiếp làm thanh toán xuất nhập khẩu mà chủ yếu vẫn thuê những tổ chức, cá nhân làm dịch này hoặc nếu có thì cũng chỉ là những nhân viên của các chuyên ngành khác, chưa am hiểu về nghiệp vụ này. Những ñiều này không những làm hao tổn quỹ thời gian của doanh nghiệp mà khả năng tư vấn của ñội ngũ này cho ban lãnh ñạo doanh nghiệp vì thế cũng không có. Bên cạnh ñó, các doanh nghiệp hầu như cũng không quan tâm nhiều ñến việc ñào tạo ñội ngũ này, họ chủ yếu vẫn tin vào phía ñối tác của mình trong quan hệ làm ăn hơn là chú trọng vào việc thực hiện ñúng như quy ñịnh của thư tín dụng.

ða phần các doanh nghiệp của ta còn có tâm lý e dè, thụ ñộng chưa dám mạnh dạn trong việc lựa chọn ñiều kiện giao hàng phù hợp với hoàn cảnh thực tế của ñất nước. ðối với các doanh nghiệp nhập khẩu ña số chọn lựa ñiều kiện mua hàng theo giá CIF ñể cho bên bán mua bảo hiểm. Còn ñối với các doanh nghiệp xuất khẩu lại ưu tiên chọn ñiều kiện giao hàng theo giá FOB ñể cho bên mua tự mua bảo hiểm. ðiều này không chỉ gây thiệt hại cho các doanh nghiệp về giá do các chi phí nước ngoài về vận tải, bảo hiểm cao hơn so với trong nước mà còn không phát triển ñược hệ thống bảo hiểm, dịch vụ vận tải trong nước. Nếu như với doanh nghiệp nhập khẩu, họ có thể chọn ñiều kiện giao hàng theo giá FOB ñể tự mình chọn nhà bảo

59

hiểm trong nước vừa tiết kiệm chi phí, vừa giúp phát triển kinh tế ñất nước. Với doanh nghiệp xuất khẩu, thì nên chọn giao hàng theo giá CIF ñể phát huy thị trường vận tải biển, vừa giúp cho các doanh nghiệp bảo hiểm trong nước.

2.5.2.3. Thực lực tài chính của doanh nghiệp còn yếu, hoạt ñộng kinh doanh chủ yếu bằng vốn vay ngân hàng.

Với 11 doanh nghiệp mở L/C thanh toán tại chi nhánh thì có ñến 8 doanh nghiệp là có quan hệ tín dụng. Mặt khác, tất cả doanh nghiệp có quan hệ thanh toán xuất nhập khẩu với chi nhánh tính ñến thời ñiểm hiện tại có vốn ñăng ký kinh doanh ñều dưới 5 tỷ ñồng. ðiều ñó cho thấy khả năng về tài chính của các doanh nghiệp là rất thấp. Do quy mô vốn và năng lực tài chính (kể cả vốn chủ sở hữu và tổng nguồn vốn) của nhiều doanh nghiệp còn rất nhỏ bé cho nên trong quá trình hoạt ñộng kinh doanh, hầu hết các doanh nghiệp ñều cần một lượng tín dụng nhất ñịnh. Khoản tín dụng này không những là khoản do người bán cung ứng mà có một lượng lớn từ các NHTM. Hơn nữa, do ñặc ñiểm của hoạt ñộng kinh doanh ngoại thương là quá trình vận chuyển thường kéo dài vì hàng hoá phải chuyển từ nước này sang nước khác, vì thế vốn hỗ trợ từ phía các NHTM trong trường hợp này thật sự có ý nghĩa. Nguồn vốn tín dụng từ các ngân hàng chiếm hơn 70% trên tổng nguồn vốn của các doanh nghiệp. Nó giúp cho các doanh nghiệp có nguồn vốn ñể xoay vòng, bù ñắp lại khoản vốn tạm thời bị ứ ñọng do người mua hàng chưa thanh toán, ñể doanh nghiệp tiếp tục sản xuất kinh doanh.

Tuy nhiên, với nguồn vốn hạn hẹp thì khả năng cạnh tranh, thương lượng của các doanh nghiệp khi ñàm phán ký kết hợp ñồng thấp, bị ñối tác chèn ép hoặc ñưa ra những ñiều khoản bất lợi nhưng doanh nghiệp lại không thể từ chối vì muốn giữ khách, muốn có thêm ñối tác mới. Chính vì những ñiều này mà một khi có rủi ro xảy ra không những doanh nghiệp bị thiệt hại về vốn mà ngân hàng cho vay, hỗ trợ doanh nghiệp cũng chịu thiệt theo ( về vốn hoặc uy tín bị giảm sút...).

Một phần của tài liệu THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ TẠI NHCT BÌNH DƯƠNG (Trang 28 - 30)