Giải pháp phát triển cho đồ họa Việt Nam:

Một phần của tài liệu đồ án kiến trúc cảnh quan Thiết kế Logo – thương hiệu cùng bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH An Khánh và bộ bao bì sản phẩm Socola (Trang 36)

3. Mục tiêu nghiên cứu, thiết kế

2.2.5.Giải pháp phát triển cho đồ họa Việt Nam:

Để thay đổi một cái gì đó mang tính nền tảng thì không phải chỉ một sớm một chiều, dẫu sao thì hàng năm, các trường nghệ thuật và các cơ sở đào tạo cũng cho ra trường những sinh viên trẻ là những nhà Đồ họa có tài năng và đầy nhiệt huyết, đã và đang cống hiến rất nhiều cho đất nước, làm bộ mặt đời sống thẩm mỹ của xã hội thay đổi từng ngày.

Cùng với sự phát triển không ngừng của hội họa nền mỹ thuật công nghiệp của ta mang mầu sắc đó. Nền mỹ thuật công nghiệp của ta phát triển trên tinh thần phát triển của nền mỹ thuật công nghiệp nước ngoài, nhưng nó có mục đích rõ rệt là nhầm nâng cao tinh thần văn hóa của con ngưòi, tạo sự tiện nghi thoảI máI cho người trong môI trường làm việc sinh hoạt của ta. Thực tế đã chứng minh mỹ thuật công nghiệp của ta không phảI thỏa mãn loại thị hiếu nào, mặt khác những thị hiếu tráI với thuần phong mỹ tục, với đường lối giáo dục tinh thân tập thể, cầu thị lập dị đều bị đào thải. Tuy nhiên trong quá trình đi lên, mỹ thuật công nghiệp của ta không phải không vấp

phảI nhữgn khó khăn về cả chủ quan lẫn khách quan. Nhưng chúgn ta tin tưởng vào ngành mỹ thuật công nghiệp tương lai của ta sớm hòan thiện góp phần to lớn hơn nữa với sự phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và nền nghệ thuật nước nhà. Chúng ta có đường lối phát triển công nghiệp đảm bảo cho trang trí thực dụng, có đường lối về tư tưởgn văn hóa đúgn đắn, cuối cùng chúng ta có rất nhiều họa sỹ mỹ thuật công nghiệp có tinh thần và có tay nghề vững vàng.

Đồ họa phải có hướng đi đúng đắn có sự chọn lọc trong sự tiếp thu văn hóa phương tây. Như vậy tìm hiểu những đường nét mới mẻ trong nghệ thuật đồ họa hiện đại ta cần hướng về các hệ ký hiệu và cách biểu cảm, không sa vào khía cạnh chất liệu hay kỹ thuật cho dù kỹ thuật hay chất liệu có chắp cánh cho sáng tạo… Trong một xã hội phát triển, khi mà khoảng cách kinh tế ngày càng có xu hướng thu hẹp và sự giao lưu gữa các nền kinh tế văn hóa trở thành diều không tránh khỏi đã đặt ra cho cách nhà làm văn hóa nghệ thuật ở mỗi nơi một nhiệm vụ rất khó khăn và không kém phần quan trọng đó là tiếp tục giữ gìn và phát huy bản sắc dân tộc khác hay còn gọi là “hòa nhập chứ không hòa tan”. Điều này đã tạo ra cho cách nghệ sĩ, và cá nhà thiết kế Việt Nam một thách thức không nhỏ, làm thế nào để tiếp tục phát huy bản sắc dân tộc đã có từ lâu đời những đồng thời tiếp thu, ảnh hưởng một cách có lựa chọn cho các nền nghệ thuật cảu cá nước khác. Mỗi nhà họa sỹ hay các nhà thiết kế phải hiểu rõ một điều là: Chính họ chứ không ai khác chịu trách nhiệm tôn vinh vẻ đẹp của quê hương tổ quốc, để cho bạn bè trên tòan thế giới biết đến một đất nước Việt Nam có nền văn hóa lâu đời, một đất nước Việt Nam tuy còn nghèo khó nhưng giầu về bản sắc đã được hình thành qua mấy ngàn năm lịch sử.

CHƯƠNG III

SỰ LỰA CHỌN ĐỀ TÀI VÀ NỘI DUNG

3.1Đồ họa ứng dụng – Đề tài tự chọn – Socola

Một phần của tài liệu đồ án kiến trúc cảnh quan Thiết kế Logo – thương hiệu cùng bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH An Khánh và bộ bao bì sản phẩm Socola (Trang 36)