Xu hướng phát triểncủa đồ họa nghệ thuật Việt Nam

Một phần của tài liệu đồ án kiến trúc cảnh quan Thiết kế Logo – thương hiệu cùng bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH An Khánh và bộ bao bì sản phẩm Socola (Trang 27)

3. Mục tiêu nghiên cứu, thiết kế

2.2.2. Xu hướng phát triểncủa đồ họa nghệ thuật Việt Nam

Mỹ thuật Việt Nam sau thời kỳ Đông Dương có rất nhiều biến đổi và thăng trầm. Trước đó trong thời kỳ Pháp thuộc nền văn hoá của chúng ta bị ảnh hưởng sâu sắc của văn hoá Pháp. Do đó nền mỹ thuật nước ta cũng ảnh hưởng chủ yếu từ Pháp.

Trường Cao đẳng nghệ thuật Đông Dương ra đời (sau này là đại học Mỹ thuật Hà Nội). Với người thành lập và khai sáng là Victor Tardieu (người Pháp). Các hoạ sĩ của chúng ta thời đó được chính những người Pháp đào tạo và chúng ta ảnh hưởng sâu sắc từ họ, có thể nói những ảnh hưởng đó là những ảnh hưởng tích cực. Trên thế giới, Pháp luôn là một trong những quốc gia có thể nói là cái nôi của văn hoá và nghệ thuật, bao gồm Pháp, ý, Tây Ban Nha… Trước ảnh hưởng đó, chúng ta đã có những hoạ sĩ nổi tiếng và là tượng đài của mỹ thuật trong nước như: Nguyễn Gia Trí, Tô Ngọc Vân, Nguyễn Tường Lân, Trần Văn Cẩn. Và về sau có những hoạ sĩ như Nguyễn Sáng, Dương Bích Liên, Nguyến Tư Nghiêm, Bùi Xuân Phái… Họ là những thế hệ hoạ sĩ lớn là dấu ấn cho mỹ thuật Việt Nam là những người thầy đào tạo những thế hệ tiếp theo.

Ngày nay khi đời sống xã hội nâng cao, nhu cầu ăn no mặc ấm đã không còn là điều người ta quan tâm nữa mà cao hơn thế, nhu cầu ăn ngon mặc đẹp đã được con người quan tâm, nhu cầu thưởng thức cái đẹp đã được nâng cao quan trọng hơn cả là trình độ thưởng thức và thẩm mỹ đã được nâng cao, nghệ thuật chân chính đã quay trở lại với chính bản chất thực của nó.

Dẫu rằng còn một số ít con sâu bỏ dầu nồi canh nhưng Hội hoạ Việt Nam đã khẳng định được vị trí của mình về giá trị nghệ thuật trong khu vực và trên thế giới.

Trong cái nhìn chăm chú và sự đánh giá chuẩn xác của những chủ gallery nổi tiếng, các nhà sưu tập chuyên nghiệp và các nhà phê bình nghệ thuật ở châu Á và phương Tây. Hội hoạ Việt Nam đương thời chưa thể cao hơn hội hoạ đương thời Trung Quốc. Nhưng mặc nhiên, Việt Nam cũng đang là quốc gia hội hoạ trong khu vực, là hình ảnh được biết đến trước, được cảm nhận phi ngôn ngữ đối với thế giới bên ngoài khi nhìn vào nền văn hoá nước ta. Nhìn nhận từ xa và tiếp cận nhanh với các hoạ sĩ ở Hà Nội và Sài Gòn, các nhà sưu tập và các Gallery nước ngoài vô tình đã đưa ra được một bức tranh khá hoàn chỉnh về hội họa Việt Nam đương đại qua các triển lãm tuyển chọn ở Mỹ, Pháp, Bỉ, Hà Lan không chỉ có ở tác phẩm nghệ thuật thế giới đang lật gấp qua những khúc quanh, những trang cuối thế kỷ, mà ngay cả nghệ thuật Việt Nam cũng vậy. Những cuộc thăm và sáng tác dài ngày của các hoạ sĩ trẻ Việt nam ở các nước trên thế giới đã cho thấy mỹ thuật Việt Nam không hơn và cũng không kém, không khác và cũng không giống họ hoàn toàn.

Điều đáng suy nghĩ nhất là hoạ sĩ trẻ của chúng ta có vẻ "già" hơn so với nhiều hoạ sỹ trẻ của họ. Hoạ sỹ trẻ trong khu vực và ở các nước trên thế giới họ năng động hơn và có nhiều ý tưởng vui lạ mắt hơn. Phải đến những năm cuối cùng của thế kỷ này, sự giao lưu rộng mới mang lại một cơ may hiếm có cho các hoạ sĩ Việt Nam bước nhanh, tiếp xúc thẳng và cùng chung sống một cách bình đẳng, tự tin với nghệ thuật hiện đại của thế giới. Ngược lại các hoạ sĩ nước ngoài đến Việt Nam cũng tìm mọi cách để được tiếp cận, khai thác ngh thuật truyền thống qua các chất liệu độc đáo của mỹ thuật nước ta.

Văn hoá Việt Nam đã thực sự dịch chuyển thấm thấu và lan toả một cách kỳ diệu vào tâm hồn các nghệ sĩ nước ngoài có duyên may được sống, và sáng tác ở Hà Nội. Với tư duy phân tích sắc sảo với sự cảm nhận khách quan và chính xác về khả năng biểu hiện tuyệt vời của các chất liệu truyền thống nước ta như lụa, sơn mài, khắc gỗ, giấy dó, gốm và thổ cẩm Các nghệ sĩ đã lao động cật lực, thể nghiệm bằng chính sức mạnh tinh thần của chất liệu và đã tìm ra những chìa khoá của bí quyết và thủ pháp thể hiện, mà có thể cũng không nhiều hoạ sĩ ở Việt Nam có được. Ta hãy nghe họ cảm nhận và mô tả rất sâu sắc về giấy dó và nghệ thuật vẽ giấy dó sau hàng nghìn lần vẽ có lúc được lúc không rằng: giấy dó cũng thích uống nước và uống rất nhiều nước như những cánh đồng vào mùa cày cấy ở Việt Nam, mà vẫn chưa xả hết cơn khát sau mỗi bức tranh kia.

So với nền hội họa đang hoà nhập vào thế giới hiện đại có vẻ như rất thuận dòng này, sự gấp bước cuối thế kỷ 20 của điêu khắc đương đại Việt Nam cần phải hiểu như sự ngấm ngầm cần giữ, dồn đẩy ý tưởng cách tân trong mỗi thế hệ kế tiếp. Điêu khắc không bị thị trường hoá cũng vừa dở lại vừa hay Về lâu dài, vẫn rất nên làm lại từ đầu khi cơ hội nối lại với truyền thống vẫn còn nhiều. Ông cha ta từ xưa đã tạo nên hàng triệu pho tượng lớn, nhỏ trong đình, chùa đều là muốn để lại nơi chốn thiêng liêng những dung nhan và phẩm chất cao quý của con người Việt Nam gắn chặt với sự thăng trầm qua các giai đoạn lịch sử. Tính thế sự trong các điêu khắc cổ không hiếm nhưng nó tự thu mình lại ở chùa đền để chiêm nghiệm, nhìn ngẫm sự đòi giữ yên một khung cảnh văn hoá bình dị, phẳng lặng không gai góc.

Như vậy,Mỹ thuật Việt Nam đang đứng trước một cơ hội rất lớn bởi sự mở rộng giao lưu với văn hoá thế giới. Điều đó tạo cho chúng ta rất nhiều thuận lợi những cũng gặp không ít khó khăn đòi hỏi mỗi người nghệ sĩ chúng ta phải lao động nhiều hơn nữa và trên hết là tình yêu, sự say mê nghề nghiệp

và bản lĩnh nghề nghiệp. Để nền mỹ thuật Việt Nam chúng ta mãi phát triển và sánh vai cùng thế giới.

Một phần của tài liệu đồ án kiến trúc cảnh quan Thiết kế Logo – thương hiệu cùng bộ nhận diện thương hiệu cho Công ty TNHH An Khánh và bộ bao bì sản phẩm Socola (Trang 27)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w