Nhóm hệ số phản ánh khả năng thanh toán

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Licogi 14 (Trang 80)

Bảng 3.13: Phân tích khả năng thanh toán hiện hành

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 391.423,5 444.029,1 485.211,5

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 248.338,7 274.818,8 283.147,0

Hệ số thanh toán hiện hành Lần 1,58 1,62 1,71

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014)

Ta thấy trong toàn bộ giai đoạn 2012-2014, hệ số thanh toán hiện hành của Công ty đạt mức rất tốt (>1) nghĩa là cứ 1 đồng nợ ngắn hạn luôn được bảo bảo bằng hơn 1 đồng tài sản ngắn hạn. Như vậy ta thấy khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của Licogi 14 là rất tốt và được duy trì đảm bảo qua các năm ở mức >1,5 lần.

Khả năng thanh toán hiện hành

0 100000 200000 300000 400000 500000 600000 2012 2013 2014 Tri ệu đồng 0 0,2 0,4 0,6 0,8 1 1,2 1,4 1,6 1,8 L ần Tài sản ngắn hạn Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán hiện hành

(Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.13)

Thực hiện so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành năm 2014:

Bảng 3.14: So sánh hệ số thanh toán hiện hành các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công

Tài sản ngắn hạn Triệu đồng 118.185,2 461.242 17.438

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 91.773,5 583.457 15.906

Hệ số thanh toán hiện

hành Lần 1,71 0,79 1,1

(Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014)

Nhìn vào bảng so sánh giá trị trên ta thấy so với các doanh nghiệp trong ngành thì Licogi 14 có hệ số thanh toán hiện hành rất tốt. Hệ số này của Licogi 14 gấp 2,1 lần so với công ty H&C và gấp 1,5 lần so với công ty Thành Công.

* Hệ số thanh toán nhanh:

Bảng 3.15: Phân tích khả năng thanh toán nhanh

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tài sản ngắn hạn - hàng tồn

kho Triệu đồng 58.777,0 41.149,8 49.663,5 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 248.338,7 274.818,8 283.147,0

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,24 0,15 0,18

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014)

Qua bảng cân đối kế toán ta có thể thấy hàng tồn kho của công ty chiếm tỷ trọng lớn trong tổng tài sản của công ty. Vì thế khi loại bỏ hàng tồn kho ra khỏi tài sản ngắn hạn làm ảnh hưởng rất nhiều đến khả năng thanh toán của công ty. Trong 3 năm thì khả năng thanh toán của công ty đều rất thấp. Hệ số thanh toán nhanh của cả 3 năm từ 2012 đến năm 2014 đều nhỏ hơn 1 và chỉ là 0,1 lần với năm 2013 và 0,2 lân với nắm 2012 và năm 2014. Nguyên

nhân là do lượng hàng tồn kho lớn và đều tăng qua các năm từ 332.646,5 triệu đồng năm 2012 lên 435.548 triệu đồng năm 2014, chứng tỏ việc giải phóng hàng tồn kho kém hiệu quả. Thêm vào tỷ lệ nợ của công ty cũng tăng mạnh cộng thêm lãi suất cao khiến cho chi phí lãi vay và các chi phí khác tăng gây ảnh hưởng không tốt đến khả năng thanh toán.

Khả năng thanh toán nhanh

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2012 2013 2014 Tri u đ n g 0 0,05 0,1 0,15 0,2 0,25 0,3 lần Tài sản ngắn hạn - hàng tồn kho Nợ ngắn hạn (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Hệ số thanh toán nhanh

(Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.15)

Hình 3.6: Khả năng thanh toán nhanh

Thực hiện so sánh với một doanh nghiệp cùng ngành năm 2014.

Bảng 3.16: So sánh hệ số thanh toán nhanh giữa các doanh nghiệp cùng ngành

Chỉ tiêu ĐVT Licogi 14 H&C Thành Công

Tài sản ngắn hạn - hàng tồn

kho Triệu đồng 49.663,5 420.108 9.850

Nợ ngắn hạn Triệu đồng 283.147,0 583.457 15.906

Hệ số thanh toán nhanh Lần 0,18 0,72 0,62

(Nguồn: Báo cáo tài chính: Công ty cổ phần Licogi 14; Công ty cổ phần xây dựng H&C; Công ty cổ phần đầu tư xây dựng Thành công - năm 2014)

Hệ số thanh toán nhanh thể hiện khả năng các loại tài sản ngắn hạn có tính thanh khoản cao hơn có thể chuyển thành tiền để thanh toán nợ ngắn hạn. Nói chung, hệ số này thường biến động trong khoảng từ (0.5 – 1) thì khả năng

thanh toán nợ ngắn hạn của doanh nghiệp là tốt. Nhìn vào bảng so sánh giá trị trên ta thấy trong năm mà được đánh giá là chỉ số thanh toán nhanh so với các doanh nghiệp trong ngành thì Licogi 14 thấp hơn, chứng tỏ các tài sản của Công ty có tính thanh khoản thấp.

* Hệ số thanh toán tức thời:

Với hai hệ số trên ta thừa nhận rằng các khoản phải thu có khả năng chuyển đổi thành tiền để thanh toán các khoản nợ ngắn hạn, việc thu hồi các khoản này chỉ là vấn đề thời gian. Khi thị trường tài chính phát triển, việc trao đổi, mua bán các khoản phải thu này sẽ trở nên dễ dàng. Tuy nhiên với điều kiện thị trường tài chính chưa phát triển như của nước ta hiện nay hệ số thanh toán bằng tiền (hệ số thanh toán tức thời) thích hợp hơn hệ số thanh toán hiện hành và hệ số thanh toán nhanh.

Bảng 3.17: Phân tích khả năng thanh toán bằng tiền

Chỉ tiêu ĐVT 2012 2013 2014

Tiền mặt và các khoản

tương đương tiền Triệu đồng 15.801,1 9961,1 19045,6 Nợ ngắn hạn Triệu đồng 248.338,7 274.818,8 283.147,0

Hệ số thanh toán tức thời Lần 0,064 0,036 0,067

(Nguồn: Báo cáo tài chính Công ty cổ phần Licogi 14 năm 2012-2014)

Khả năng thanh toán tức thời

0 50.000 100.000 150.000 200.000 250.000 300.000 2012 2013 2014 Tri u đ ồng 0 0,02 0,04 0,06 0,08 Lần

Tiền mặt và các khoản tương đương tiền

Nợ ngắn hạn

Hệ số thanh toán tức thời

(Nguồn: Số liệu từ Bảng 3.17)

Từ đồ thị ta thấy hệ số thanh toán bằng tiền cũng rất thấp. Cụ thể: năm 2012 hệ số này là 0,064 lần tức là với mỗi đồng nợ ngắn hạn Công ty có thể đảm chi trả bằng 0,064 đồng tiền mặt, không cần phải bán hàng tồn kho cũng không cần các khoản phải thu. Sang năm 2013, hệ số thanh toán bằng tiền được còn thấp hơn, chỉ là 0,036. Và năm 2014 hệ số thanh toán bằng tiền là 0,067 lần. Hệ số thanh toán bằng tiền của Công ty qua các năm là rất thấp, điều này tuy không thể đảm bảo cho việc thanh toán nhanh các khoản nợ đến hạn. Tuy nhiên, việc tập trung quá nhiều vào nguồn vốn bằng tiền sẽ làm cho hiệu quả hoạt động của nguồn vốn không cao. Do đó, cũng có thể thấy Công ty đã đẩy mạnh việc giải phóng vốn bằng tiền, đưa ra các biện pháp đầu tư hiệu quả.

Một phần của tài liệu Phân tích tài chính Công ty Cổ phần Licogi 14 (Trang 80)