Bố trí cửa van.

Một phần của tài liệu Chương 8: Đường hầm thủy công (Trang 41 - 42)

Các công trình tháo nước thường sử dụng hai loại cửa van: cửa van chính (cửa van công tác) để điều tiết lưu lượng và cửa van sửa chữa dùng trong khi sửa chữa đường hầm hoặc sửa chữa cửa van chính.

Cửa van sửa chữa thường đặt ở phần cửa vào, nếu cửa ra đặt thấp hơn mực nước hạ lưu cũng cần bố trí cửa van sửa chữa tại đây. Cửa van chính thường đặt ở cửa vào nhưng cũng có trường hợp đặt ở cửa ra.

Khi cửa van chính bố trí ở cửa ra (hình 8-37), đường hầm thường xuyên chịu cột nước áp lực cao, lúc sửa chữa đường hầm phải tháo cạn nước, nên trạng thái chịu lực của lớp lót phải thay đổi nhiều, mặt khác bố trí van chính và van sửa chữa ở hai đầu như vậy nên phải dùng hai bộ thiết bị đóng mở do đó vốn đầu tư tăng. Nhưng bố trí kiểu này cũng có ưu điểm là dòng chảy trong đường hầm ổn định, ít sinh chân không. Trường hợp dùng van đặc biệt (như loại van hình nón v.v...), nhất thiết phải đặt ở hạ lưu.

385 Khi cửa van chính bố trí ở cửa vào, dòng chảy trong đường hầm có thể là có áp hoặc không áp. Ưu điểm của hình thức này là cửa van chính và cửa van sửa chữa đều đặt ở cùng một chỗ nên có thể chỉ dùng một bộ máy đóng mở, kiểm tra sửa chữa dễ dàng. Các đường hầm tháo nước thường dùng hình thức bố trí này.

Các đường hầm dẫn nước đến trạm thủy điện thường phải bố trí các cửa van chính đóng mở nhanh để sử dụng khi trạm thủy điện gặp sự cố. Khi cửa van đóng mở nhanh đặt ở cuối đường hầm thì cửa vào chỉ cần đặt cửa van sửa chữa. Khi tại các tổ máy turbin có cửa van sự cố đóng mở nhanh thì ở cửa vào đặt cửa van chính và cửa van sửa chữa bình thường.

Hình 8 -37. Các hình thức bố trí cửa van

1. cửa van sửa chữa; 2. cửa van chính.

Một phần của tài liệu Chương 8: Đường hầm thủy công (Trang 41 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(43 trang)